Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững. (Trang 35 - 39)

2.3 Tổng quan về thành phố Cần Thơ

2.3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ

Tình hình kinh tế:

qn 2,18%; khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng bình quân 10,15%; khu vực dịch vụ tăng bình quân 7,11% (Hình 2.5). Cơ cấu kinh tế: năm 2019 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,42%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 34,56%, khu vực dịch vụ chiếm 56,02% trong cơ cấu GRDP. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - giá hiện hành) bình quân đầu người đến cuối năm 2019 đạt 74,0 triệu đồng/người.

Trong năm 2020, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của thành phố suy giảm hoặc tăng trưởng thấp so với cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành, lĩnh vực như đã nêu trên, hơn thế nữa nó cịn làm thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; giảm tỷ trọng khu vực dịch vụ. Từ đầu tháng 5 năm 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh đã hoạt động trở lại với mức tăng cao so với tháng 3 và tháng 4 năm 2020, cho thấy dấu hiệu dần hồi phục, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2019 vẫn còn sụt giảm đáng kể. Tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 1,43% so cùng kỳ. Trong đó khu vực I tăng 2,42% so cùng kỳ, khu vực II tăng 6,66% so cùng kỳ, khu vực III bằng 96,72% (giảm 3,28%) so cùng kỳ năm 2019. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,29% so cùng kỳ năm 2019 (Cục thống kế thành phố Cần Thơ, 2020).

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.5 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2019)

Quy mô kinh tế của thành phố Cần Thơ có sự tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng của thành phố Cần Thơ bình quân đạt 5,94%/năm. Giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng của thành phố Cần Thơ bình quân đạt 7,27%/năm. Tuy vậy, giai đoạn 2011-2019, tăng trưởng GRDP của thành phố bình quân đạt 6,53%/năm, thấp hơn tăng trưởng bình quân của cả nước (6,78%/năm) (Cục thống kế thành phố

100,000.0 90,000.0 80,000.0 70,000.0 6,449.0 6,616.8 6,061.1 5,466.9 4,826.7 60,000.0 4,496.5 44,789.9 46,105.4 40,840.4 50,000.0 36,963.2 3,333.2 32,873.7 40,000.0 30,000.0 20,000.0 10,000.0 0.0 2,310.6 2,472.3 2,645.4 29,735.3 22,856.2 17,714.5 19,778.6 21,163.1 27,795.3 31,614.5 30,367.3 20,010.3 22,006.6 23,370.9 12,323.1 12,361.6 13,667.8 14,761.3 6,161.6 6,592.9 6,613.5 6,666.4 7,373.5 7,563.8,519.18 8,618.17,647.99,324.6 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Cần Thơ, 2020). Thu nhập bình quân đầu người từ 1,54 triệu đồng năm 2010 lên 5,03 triệu đồng năm 2020, tăng hơn 3,3 lần. Thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,3 lần so với khu vực ĐBSCL và 1.2 lần so với cả nước và gần tương đương với các đơ thị khác như Hải Phịng và Đà Nẵng.

Cơ cấu và hướng dịch chuyển kinh tế: Quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm (GRDP)

trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2019 theo giá hiện hành ước đạt 91.471,5 tỷ đồng (Hình 2.3). Cơ cấu nền kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 9,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34,56%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 48,97% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 7,05% (Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2019).

Với hướng chuyển dịch kinh tế như vậy, cả cung và cầu của thị trường bất động sản sẽ nhận được nhiều tác động tích cực:

- Lực lượng lao động di cư về thành phố tăng mạnh dẫn tới gia tăng nhu cầu nhà ở, trong đó nhóm lao động gia tăng chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ, thương mại dẫn đến cơ cấu nhu cầu nhà ở vẫn sẽ tập trung vào phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.

- Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng dẫn đến sự gia tăng về khả năng chi trả cho nhà ở, sức mua tăng lên sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản, nguồn cung sẽ dồi dào và đa dạng hơn.

- Nền kinh tế chung tăng trưởng sẽ dẫn đến tác động cả vào cung và cầu nhà ở, thu hút vốn đầu tư về thành phố ngày một lớn, thu nhập bình quân ngày càng tăng (Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2019).

Đầu tư: Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý

ước đến tháng 6 năm 2020 được 1.766,25 tỷ đồng đạt 28,42% kế hoạch năm. Trong đó vốn cân đối ngân sách thành phố thực hiện được là 241,54 tỷ đồng đạt 25,67% kế hoạch năm, vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện được 242,55 tỷ đồng đạt 61,14% kế hoạch năm, vốn nước ngoài ODA 185,75 tỷ đồng đạt 13,40% kế hoạch năm, vốn xổ số kiến thiết 212,70 tỷ đồng đạt 27,80% kế hoạch năm, nguồn vốn khác thực hiện được 125,02 tỷ đồng đạt 16,73% kế hoạch năm, vốn ngân sách cấp huyện được 758,69 tỷ đồng đạt 38,34% kế hoạch năm. Đến ngày 19/6/2020 đã giải ngân 1.077,66 tỷ đồng đạt 17,31% so kế hoạch năm. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: 6 tháng đầu năm 2020, cấp mới 03 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 0,202 triệu USD; điều chỉnh 01 dự án giảm vốn đầu tư 4,7 triệu USD; thực hiện chấm dứt hoạt động đầu tư 07 dự án với tổng vốn đăng ký 1,42 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn có 82 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 725,18 triệu USD (Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2019).

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững. (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w