Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững. (Trang 111 - 114)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 Đề xuất giải pháp về cơ chế trong quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát

4.4.1 Nhóm giải pháp chung

4.4.1.1 Giải pháp thuộc nhóm yếu tố kinh tế

Một là cần phân bổ nguồn kinh phí chi cho quy hoạch sử dụng đất hợp lý

(bao gồm kinh phí lập quy hoạch, triển khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch). Khắc phục tình trạng bố trí kinh phí đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, tình trạng chia nhỏ dự án với nhiều nhà thầu thực hiện, tình trạng “cị dự án”. Cần đầu tư cho các dự án trọng điểm, đánh giá đúng nguồn lực đầu tư (vốn ngân sách, vốn vay, viện trợ, vốn đối ứng), đánh giá đúng năng lực đầu tư (kinh nghiệm khả năng thực hiện dự án, chứng minh năng lực đầu tư).

Hai là cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đáp ứng mục tiêu phát triển kinh

tế xã hội. Theo Simon Kuznet (1966), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người, chỉ tiêu tăng trưởng GNP- Gross National Products và GDP- Gross Domestic Products thường được sử dụng để đo lường sự tăng trưởng quy mơ nền kinh tế. Có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, song có thể tựu trung thành hệ thống 05 nhóm yếu tố tác động thúc đẩy tăng trưởng gồm: (i) vốn đầu tư, (ii) xuất khẩu, (iii) tiến bộ công nghệ, (iv) nguồn nhân lực.

Ba là chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng phát triển bền vững.

Chú trọng khai thác phát triển thế mạnh, sản phẩm địa phương trong hoạch định chính sách, gia tăng giá trị sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Muốn vậy cần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành theo hướng phát triển bền vững nhằm phân bổ nguồn lực phát triển, giảm thiểu sử dụng tài nguyên, cải tiến công nghệ, xây dựng thương hiệu.

4.4.1.2 Giải pháp thuộc nhóm yếu tố xã hội

Một là quá trình lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cần nghiên cứu,

điều tra, phân tích đặc điểm nhân khẩu học của dân cư vùng quy hoạch (bao gồm dân số, trình độ dân trí, sinh kế, thu nhập bình qn). Đây là tiền đề để

đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của vùng quy hoạch làm cơ sở đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất trong đó lựa chọn kiểu sử dụng đất, lựa chọn phương án phát triển phù hợp với đặc điểm dân cư, phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.

Hai là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành cần có sự đồng

thuận của xã hội. Điều này đã được thể chế hóa trong các văn bản luật cụ thể bằng việc lấy ý kiến về quy hoạch, việc công khai, công bố quy hoạch, quy định về sự tham gia của người dân và các tổ chức chính trị xã hội trong việc tham vấn và phản biện xã hội.

Ba là tác động của đơ thị hóa đến quy hoạch sử dụng đất. Mật độ dân số

trong q trình đơ thị hóa có xu hướng tăng nhanh do số dân nhập cư tăng, trong khi diện tích đất đai ít biến động địi hỏi quy hoạch sử dụng đất cần có tính dự báo chính xác đáp ứng quy mơ dân số hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh đó cần tính tới các điều kiện về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, yếu tố môi trường đơ thị.

Bốn là q trình lập quy hoạch sử dụng đất cũng cần quan tâm đến yếu tố

văn hóa lịch sử, phong tục tập quán địa phương vùng quy hoạch. Nền tảng của đời sống chính là “văn hóa”, nhà quy hoạch, nhà quản lý hay nhà đầu tư trước khi thực hiện phương án quy hoạch cần nghiên cứu kỹ về phong tục tập quán và các yếu tố lịch sử của địa phương. Sự am hiểu về văn hóa phong tục tập quán vùng quy hoạch sẽ là điều kiện quan trọng để có được sự đồng thuận xã hội trong chuyển đổi mơ hình kinh tế hay chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với tập quán canh tác của người dân, giúp người dân cải thiện đời sống trên chính mảnh đất của họ.

4.4.1.3 Giải pháp thuộc nhóm yếu tố mơi trường

Một là quá trình lập quy hoạch sử dụng đất cần nghiên cứu khai thác điều

kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, tài ngun, khống sản…) để có sự phân bố sử dụng đất hợp lý, tận dụng khai thác điều kiện tự nhiên đồng thời bảo vệ tài nguyên, hạn chế sự mất cân bằng sinh thái.

Hai là tận dụng vị trí địa lý thuận lợi bố trí kiểu sử dụng đất phù hợp,

khai thác thế mạnh của địa phương, gắn kết giữa quy hoạch tỉnh thành phố với quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia, khai thác vị trí vai trò chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh của vùng quy hoạch.

Ba là sự tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng đất. Cần

có những nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng đất và các ngành quy hoạch khác, trong đó việc xây dựng kế hoạch sử

dụng đất dựa trên các kịch bản dự báo tác động tích cực lẫn tiêu cực giúp người dân chuyển đổi mơ hình canh tác, chuyển đổi kiểu sử dụng đất thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu.

4.4.1.4 Giải pháp nhóm yếu tố chính sách pháp luật

Một là hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch trong đó có quy

hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác. Cần tổng kết, đánh giá việc thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, đổi mới chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất theo hướng hiệu quả, bền vững.

Hai là đầy mạnh công tác kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện quy

hoạch đã được phê duyệt. Kịp thời phát hiện vi phạm trong quản lý nhà nước về đất đai, nhất là trong việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất theo quy hoạch được duyệt.

Ba là cần có sự đồng bộ trong các loại hình quy hoạch, giữa quy hoạch

sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và các loại hình quy hoạch khác phải thống nhất theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được đặt ra trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Muốn vậy phải bảo đảm sự thống nhất giữa các luật có liên quan, trường hợp các luật khác có quy định về đất đai thì phải thống nhất với Luật Đất đai.

Bốn là phải cụ thể hóa các quy định, tiêu chí về bảo vệ mơi trường, phát

triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cần hoạch định khu vực cần phải bảo vệ mơi trường nghiêm ngặt, vùng có thể khai thác đồng thời tái tạo, vùng có thể chuyển đổi để thích nghi trong q trình lập quy hoạch. Khắc phục tình trạng “quy định chung mang tính khẩu hiệu” gây khó khăn trong q trình thực hiện.

4.4.1.5 Giải pháp thuộc nhóm yếu tố khác

Nhóm yếu tố này liên quan đến con người. Nghiên cứu đề xuất những giải pháp sau:

Một là cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý, nhà thực hiện quy hoạch cần năng

cao năng lực lãnh đạo, quản lý, kinh nghiệm, tầm nhìn và định hướng phát triển. Muốn vậy phải đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có chun mơn vững vàng, am hiểu cơng việc, xây dựng lớp cán bộ vừa hồng vừa chun. Có chính sách khuyến khích cán bộ tự học tập nghiên cứu nâng cao trình độ, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Hai là nhà đầu tư cần quan tâm chia sẽ thành quả đầu tư hơn là chú trọng

vào lợi nhuận đầu tư. Nghĩa là khi thực hiện đầu tư dự án, ngoài lợi nhuận sau đầu tư, nhà đầu tư nên quan tâm hạ tầng xã hội, cơng trình phúc lợi cơng cộng cho người dân trong vùng dự án sẽ tạo nên sự đồng thuận của người dân đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm đầu tư. Đồng thời tạo điều kiện người dân tham gia góp vốn vào dự án thay vì lấy dự án đi vay vốn. Việc góp vốn này người dân có thể thực hiện góp vốn bằng tiền hoặc quyền sử dụng đất của chính mảnh đất của họ trong vùng dự án.

Ba là người dân cần quan tâm nghiên cứu tìm hiểu các văn bản pháp luật,

các dự án quy hoạch được nhà nước thơng qua và cơng bố cơng khai để có sự am hiểu và tích cực trong tham gia đóng góp ý kiến các văn bản luật, các dự án đầu tư.

Bốn là bổ sung tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch (theo Điều

7 Luật Quy hoạch) chính là yếu tố cán bộ lãnh đạo quản lý được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ năng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, kinh nghiệm, tầm nhìn và định hướng phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững. (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w