Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức VTHKCC bằng xe buýt

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (12) (Trang 39)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VTHKCC BẰNG XE BUÝT

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức VTHKCC bằng xe buýt

1.4.1. Cơ sở hạ tầng GTVT

a. Điều kiện đường xá

Điều kiện đường xá ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của phương tiện trong quá trình vận chuyển hành khách. Các ảnh hưởng đó bao gồm các yếu tố sau: - Kết cấu mặt đường, độ dốc cho phép và độ bằng phẳng của mặt đường. Đây là

điều kiện nghiên cứu để phát huy tác dụng của phương tiện sao cho hợp lý, khắc phục những nhược điểm của tuyến đường.

- Chiều rộng mặt đường, số làn xe chạy và chiều rộng của làn xe.

- Điều kiện địa hình mà con đường đi qua, căn cứ vào đó để lựa chọn phương tiện sao cho hợp lý và an tồn.

- Các thơng số hình học của con đường (mặt cắt dọc, mặt cắt ngang của con đường, bán kính quay vịng).

- Mật độ giao thông trên đường (số lượng phương tiện tham gia trên đường trong một đơn vị thời gian) và khả năng thông qua của đường.

- Các cơng trình phục vụ trên đường (cầu cống, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo). - Các điểm giao cắt và hình thức giao cắt (đồng mức hay khác mức).

40

Đây là những yếu tố liên quan đến thời gian một chuyến đi, kết cấu hoạt động phương tiện trên tuyến. Vì vậy mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức vận tải.

b. Điều kiện bến bãi

Việc tổ chức vận chuyển hành khách trên mỗi tuyến cụ thể nào đó: sau khi đã được sự đồng ý của cơ quan nơi có xe đi và xe đến là việc cơng ty phải cùng với bến xe khách ở 2 đầu trên tuyến mà phương tiện của công ty hoạt động cùng nhau ký kết hợp đồng kinh tế, uỷ thác đại lý, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ đảm bảo chuyến, lượt xe, uỷ nhiệm thay mặt sử lý những vấn đề giữa đơn vị vận tải ô tơ với hành khách, thanh tốn các quan hệ kinh tế giữa 2 bên.

Bến xe là điểm đầu và điểm cuối của hành trình chạy xe, là trung tâm thu hút hành khách có nhu cầu vận chuyển, nó ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tổ chức vận tải như: Diện tích, cơng suất, địa điểm, các dịch vụ hỗ trợ.

c. Điều kiện tổ chức kỹ thuật

Điều kiện tổ chức là điều kiện chủ quan của bản thân doanh nghiệp như: Chế độ chạy xe, cách bố trí lái phụ xe, chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.

- Chế độ chạy xe được thể hiện qua thời gian hoạt động của xe trong ngày, quãng đường xe chạy trong ngày đêm, cách bố trí xe và lái...

+ Dựa trên cơ sở quy hoạch của Nhà nước về chế độ lao động, quy định về phục vụ hành khách doanh nghiệp phải xác định chế độ xe chạy cho phù hợp với quy định và thoả mãn các điều kiện thực tế.

+ Do yêu cầu thực tế có thể tổ chức chạy xe 1 ca, 2 ca hoặc 3 ca trong ngày, với các tuyến dài thì cứ 150km - 200km hoặc sau 4 giờ xe chạy liên tục thì phải bố trí một điểm đỗ để hành khách thoả mãn nhu cầu cá nhân, phương tiện được nghỉ ngơi.

+ Lái xe không được điều khiển quá 12 giờ liên tục. Từ đó phải đưa ra phương án tổ chức vận tải cho phù hợp và khoa học. Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

41

- Cách bố trí lái xe: Thể hiện qua việc bố trí phối hợp giữa xe và lái. Nếu các tuyến đường dài nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện nên bố trí 1 xe, 2 lái, các tuyến gắn có thể bố trí 1 xe, 1lái. Thường người ta bố trí gắn lái với xe việc điều khiển phương tiện được thuận lợi.

- Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật: ảnh hưởng đến chất lượng phương tiện, chế độ đó thể hiện qua các yếu tố: Định ngạch BDSC, số cấp BDSC, chế độ công nghiệp BDSC...

- Chế độ bảo quản phương tiện: Là hạn chế những tác động xấu của môi trường đến phương tiện ( Mưa gió, sương mù, nắng nóng) nhằm bảo đảm tình trạng kỹ thuật phương tiện.

1.4.2. Phương tiện vận tải

Phương tiện vận tải được lựa chọn dựa vào việc đánh giá so sánh giữa các mác kiểu xe với nhau trong điều kiện khai thác cụ thể để tìm ra được loại phương tiện phù hợp với điều kiện kinh tế và có chất lượng khai thác cụ thể, phát huy tối đa năng lực phương tiện nhằm đạt được hiệu quả, kết quả cao nhất phù hợp với mục đích sử dụng. Việc sử dụng các phương tiện có ý nghĩa rất quan trọng với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải, không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên tuyến mà còn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh tế của tồn xã hội và mơi trường tổng hợp phương tiện đem lại.

Phương tiện được lựa chọn phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao nhất đó là nhằm tận dụng được hết cơng suất của động cơ, nâng cao năng suất lao động và giảm cước vận tải, hiệu quả sử dụng phương tiện phụ thuộc vào sự hoàn thiện về mặt kết cấu hay chất lượng khai thác phương tiện.

1.4.3. Nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến

Trong môi trường kinh doanh vận tải, đối tượng vận chuyển rất đa dạng bao gồm: cán bộ, người buôn bán, người lao động, học sinh, sinh viên và khách tham quan du lịch. Ngồi ra cịn một số đối tượng khác. Cơ cấu, nhu cầu đi lại của từng đối tượng vào từng thời điểm là khác nhau do đó mà cơng tác tìm hiểu, điều tra và phân loại cụ thể từng đối tượng, xác định đối tượng nào là đối tượng chủ yếu là rất quan trọng, cần thiết.

42

Đối với vận tải hành khách, thì điều kiện về luồng tuyến hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của mỗi doanh nghiệp vận tải. Biết được nhu cầu đi lại của luồng hành khách trên tuyến là một trong những điều kiện cơ bản để bố trí và đưa phương tiện hợp lý vào khai thác trên tuyến đó. Ngồi ra cịn phải nghiên cứu và điều tra sự biến động của luồng hành khách trên từng tuyến theo từng giờ trong ngày, ngày trong tháng và theo tháng trong năm. Điều tra xem mạng trong lưới hoạt động của cơng ty và cụ thể trên từng tuyến có bao nhiêu đơn vị, cá nhân cùng tham gia khai thác vận tải, điều kiện đường xá ra sao, điều kiện thời tiết khí hậu như thế nào và điều kiện về kinh tế xã hội ở mức nào.

- Đối với hành khách là cán bộ cơng nhân viên, khách tham quan du lịch: nhìn chung mức thu nhập của họ là cao vì thế cho nên họ có những đòi hỏi nhất định về chất lượng vận tải, mà cụ thể đó là chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ nói chung. Cơ bản là hình thức phương tiện phải đẹp, tiện nghi thoải mái, khơng bị gò ép, hơn nữa độ an tồn phải cao.

- Đối với hành khác là dân buôn bán nhỏ, người lao động, học sinh, sinh viên với mức thu nhập của họ thấp cho nên yêu cầu của những đối tượng này cũng không cao, miễn sao chất lượng vận tải phù hợp với giá vé của họ là được.

Nói tóm lại, dù là đối tượng nào, nếu như ta có thể bố trí hợp lý về phương tiện, thời gian hoạt động trên tuyến thì khi tuyến được đưa vào khai thác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp.

43

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI TRÊN TUYẾN 𝐍𝟎32: BX.GIÁP BÁT – NHỔN 2.1. Khái quát về Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu

2.1.1. Thông tin công ty

- Tên Đơn vị: Xí nghiệp xe Buýt Cầu Bươu

- Địa chỉ: Thôn Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Người đại diện: Ngô Văn Hùng (sinh năm 1970 – Hà Nội) - Điện thoại: 02432696696

- Fax: 02435335533

- E-mail: xn_buscaubuou@transerco.com.vn - Ngày hoạt động: 25-09-2015

- Loại hình doanh nghiệp: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu là doanh nghiệp nhà nước và là đơn vị hạch toán phụ thuộc 100% vốn nhà nước, trực thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội Transerco theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân là Depot Cầu Bươu thuộc Xí nghiệp Xe Điện – Chi nhánh Tổng cơng ty Vận tải Hà Nội.

- Ngày 16/09/2015, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ban hành Quyết định số 1749/QĐ-HĐTV về việc thành lập Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu - Chi nhánh

44

Tổng công ty Vận tải Hà Nội với 4 tuyến bus: 20C, 22, 24, 32. Sau đó mở mới thêm các tuyến buýt 6D, 6E, 84, 85, 91, 103A, 103B.

- Năm 2018 tuyến buýt 20C được điều chuyển sang Xí nghiệp buýt 10-10, tuyến 22 đươc tách thành 3 tuyến: 22A, 22B, 22C.

- Năm 2019 tuyến buýt 91 được điều chuyển về Xí nghiệp xe buýt nhanh BRT, tuyến 24 được điều chuyển về Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội.

- Trong Quý I và Quý II/2021, Xí nghiệp đã phối hợp với các Ban CMNV, Trung tâm phục vụ hoạt động VTHKCC của Tổng công ty tiếp hành khảo sát, hoàn thiện hồ sơ đấu thầu và lên phương án vận hành hoạt động trong số 17 tuyến buýt mở mới chuyển tiếp kế hoạch từ năm 2019 sang năm 2021 theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt của Thành phố, Sở GTVT Hà Nội và của Tổng công ty. Kết quả từ ngày 01/4/2021, Xí nghiệp được Tổng cơng ty giao nhiệm vụ tiếp nhận và tổ chức vận hành, khai thác 02 tuyến xe buýt mở mới số 117. Hòa Lạc - Nhổn và 119. Hịa Lạc - Bất Bạt, nâng cơng suất số tuyến của Đơn vị đang quản lý, vận hành lên 12 tuyến buýt với đoàn phương tiện là 167 xe kế hoạch. Qua hơn 7 tháng vận hành, khai thác 2 tuyến buýt 117, 119 đều đã đi vào hoạt động ổn định, bước đầu đạt mục tiêu đề ra và được nhân dân ủng hộ đánh giá cao.

- Vậy tính đến thời điểm hiện tại, Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu có tổng cộng 12 tuyến xe buýt: 6D, 6E, 22A, 22B, 22C, 32, 84, 85, 103A, 103B,117,119 với tổng số xe vận doanh là 167.

- Số lao động tính đến thời điểm 31/01/2020 là 585 người, trong đó: lao động trực tiếp: 479 (lao động); Lao động gián tiếp phụ trợ: 106 (lao động).

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh

- Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành

- Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh - Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng

xe buýt)

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tơ và xe có động cơ khác - Vận tải hành khách đường bộ khác

45

- Quảng cáo (không bao gồm quảng cáo thuốc lá)

- Cho thuê xe có động cơ (Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện Doanh nghiệp chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép)

2.1.4. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý của Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu

Xí nghiệp là đơn vị phụ thuộc chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của Tổng Công Ty Vận Tải Transerco về mọi mặt, cơ quan cấp trên là UBND Thành phố Hà Nội về các mặt kiểm tra và xử lý các vấn đề thuộc chức năng của mình theo quy định. Đơn vị được sự ủy quyền của Tổng Công Ty Vận Tải chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định hiện hành

46

2.1.5. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực SXKD của xí nghiệp

a. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật  Về đội phương tiện

Hiện nay Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu đang quản lý 12 tuyến buýt trong đó có 6 tuyến nội đơ và 6 tuyến buýt ngoại thành (liên tỉnh) với tổng số 167 xe có. Số phương tiện này được quản lý điều hành tại thôn Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Bảng 2.1: Số lượng và chủng loại tuyến buýt của xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu

TT TÊN TUYẾN SHT Phương tiện Mác xe Sức chứa Số xe Các tuyến buýt nội đô

1 BX Gia Lâm - Kim Mã 22A Dae

BC095E4 60 17

2 Khu đô thị Xa La – Mỗ Lao –

BX Mỹ Đình 22B Dae BC095 60 10

3 KĐT Kiến Hưng – KĐT Dương

Nội 22C Dae BC095 60 7

4 Bác Cổ - BX Yên Nghĩa 84 Thaco

BH73CT 30 11

5 BX Giáp Bát – Nhổn 32 Thaco BH115 90 33

6 CV Nghĩa Đô – KĐT Thanh Hà 85 Samco City

I30 30 8

47

7 BX Giáp Bát – Tân Dân ( Phú

Xuyên) 6D Trans B60KL 60 9 8 BX Giáp Bát – Phú Túc ( Phú Xuyên) 6E Trans B60KL 60 8 9 Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Hương Sơn (Mỹ Đức) 103A Dae BC095E4 60 20 10 Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Hồng Quang (Ứng Hòa) 103B Dae BC095E4 60 19 11 Hòa Lạc (Đại học FPT) - Nhổn

(Điểm trung chuyển Nhổn) 117

Samco city I30 30 12 12 Hòa Lạc (Đại học FPT) - Bất Bạt (xã Sơn Đà) 119 Samco city I30 30 13 Tổng  Về nhà xưởng

Để hoạt động SXKD diễn ra đúng tiến độ, số lượng phương tiện đảm bảo đủ số xe kế hoạch thì các trang thiết bị nhà xưởng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Nó làm các tác nghiệp chính như: BDSC, thay thế, cải tiến kỹ thuật giúp phương tiện đảm bảo chất lượng và số lượng trong quá trình vận hành.

Về trang thiết bị

Hiện nay có các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức quản lý, điều hành sản xuất tại xí nghiệp như:

- Hệ thống GPS được gắn trên các xe để theo dõi lịch trình, tốc độ của xe buýt. - Hệ thống camera giám sát trên xe.

b. Quy mơ lao động tại Xí nghiệp

48

- Lao động trực tiếp: 479 người bao gồm công nhân lái xe, nhân viên bán vé, thợ BDSC phương tiện.

- Lao động gián tiếp phụ trợ: 106 người bao gồm lao động quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên kiểm tra giám sát, nhân viên nghiệm thu – thu ngân, bảo vệ, lái xe Gara,...

Bảng 2.2: Tổng hợp số lao động tại Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu

2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm gần đây Bảng 2.3: Bảng biểu tổng doanh thu 3 năm của xí nghiệp Bảng 2.3: Bảng biểu tổng doanh thu 3 năm của xí nghiệp

2 0 1 9 2 0 2 0 2 0 2 1 50.2 33.7 16.3

TỔNG DOANH THU 3 NĂM CỦA XÍ NGHIỆP (TỶ ĐỒNG)

TT Đối tượng lao động Số lao động

1 Lái xe 220 2 Bán vé 216 4 Gián tiếp, phụ trợ 106 5 Bảo vệ 9 6 Thợ BDSC 34 Tổng cộng 585

49

- Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 Xí nghiệp đạt được hơn 50 tỷ. Năm 2020 doanh thu tồn cơng ty đạt 33 tỷ thấp hơn 45% so với năm 2019, và doanh thu năm 2021 tiếp tục giảm gần một nửa so với năm 2020 còn 16 tỷ - Nguyên nhân là do:

+ Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế, sản xuất nói chung và đặc biệt là việc hoạt động vận tải nói riêng. Nhằm mục đích kiểm sốt dịch bệnh, Nhà nước chủ trương hạn chế di chuyển, tụ tập đông người, thực hiện giãn cách xã hội, các cơ sở giáo dục, trường học cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ khiến cho sản lượng hành khách sụt giảm rõ rệt.

+ Đợt dịch bùng phát tại Hà Nội, từ ngày 22/3, thành phố Hà Nội đã cắt giảm 20% số chuyến (trên 1.000 lượt/ngày). Từ ngày 27/3 đã cắt giảm 80% số chuyển (trên 7.500 lượt) và từ ngày 28-3 đã tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe buýt cho đến 4/5/2020 mới hoạt động lại 100%, tức là hoạt động xe

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (12) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)