Thời gian biểu chạy xe tuyến 32

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (12) (Trang 80)

81

b, Định mức tốc độ chạy xe

- Định mức tốc độ phải phù hợp để tận dụng hết khả năng thơng qua của đường và đặc tính kỹ thuật của phương tiện nhưng cũng không được quá cao vì sẽ gây áp lực cho lái xe. Đối với xe buýt có sức chứa lớn loại xe Thaco BH115 90 chỗ ở Hà Nội hiện nay trong các tuyến nội thành thì vận tốc kỹ thuật dưới 40 Km/h.

- Theo như tính tốn, xe có vận tốc kỹ thuật trên tuyến khá thấp, khoảng 30km/h. Như vậy là khơng phù hợp vì có những đoạn đường có khả năng thông qua lớn, mật độ giao thông tốt như đường Hồ Tùng Mậu, Giáp Bát, Đường 32.. vậy nên ta cần điều chỉnh lại định mức tốc độ của xe

c, Lựa chọn loại xe theo sự biến động luồng hành khách trên tuyến

Loại phương tiện sử dụng trên tuyến hiện nay là loại xe Thaco BH115 80 chỗ. Có sức chứa lớn khá phù hợp với lượng hành khách đi lại trên lộ trình tuyến. Nhưng theo kết quả thông tin điều tra cho thấy, căn cứ vào điều kiện đường sá, mật độ dân cư, tính kinh tế, kỹ thuật thì phương tiện này là chưa ổn:

- Do tần suất xe tương đối đồng đều trong cả ngày (5 phút/chuyến) nên các xe thường đầy khách vào những thời điểm có lượng khách đơng nhất, tức là đầu và cuối buổi sáng cũng như đầu và cuối buổi chiều.

- Về mức hành khách lên xe và xuống xe:

+ Vào những giờ đơng khách có khoảng từ 40 – 50 người lên xe. Do vậy khi xe vừa xuất phát đã đầy khách khiến cho những khách lên tại các điểm tiếp theo gặp nhiều khó khăn.

+ Vào giờ cao điểm lượng khách xuống xe có thể đạt tới hơn 60 người. Đây là những số liệu khá bất ngờ đối với một điểm dừng đỗ nằm ở vùng ven đô và cho thấy điểm này rất đông khách. Vào giờ cao điểm, các xe buýt của tuyến 32 luôn đầy chặt khách cho tới tận điểm dừng cuối cùng.

82

Hình 2.2. Số lượng hành khách lên và xuống trung bình mỗi xe trên tuyến 32 tại Nhổn

(Nguồn: số liệu điều tra đi xe buýt tại Nhổn_Asian trans)

 Các điểm dừng đỗ quan trọng

- Nhổn: 11.400 khách lên và xuống mỗi ngày, Có tới 20% lượng hành khách tới Nhổn lại tiếp tục dùng xe buýt tuyến 20.

- Bến xe Giáp Bát là điểm khách lên đơng nhất. Do vậy có tới 11% lượng khách sử dụng tuyến này là đi từ điểm đầu tới điểm cuối.

- Những điểm dừng đơng khách khác đều nằm ở phía tây Cầu Giấy, mốc phân định giữa phần đơ thị cũ với phần mới đơ thị hố. Đó là các điểm sau : + Đại học Quốc gia nơi có hơn 30 000 sinh viên,

+ Cầu Giấy, điểm trung chuyển lớn giữa các tuyến buýt (2/3 số khách lên xe tại Cầu Giấy là những hành khách chuyển tuyến)

+ Cầu Diễn, nút giao thơng chính là gần một chợ lớn.

- Có 6 điểm dừng nằm trong nội thành (giữa bến xe Kim Mã cũ và ga Hà Nội) có lượng khách ít hơn, chỉ chiếm 9 % tổng lượng hành khách.

83

- Bến xe Kim Mã rất ít khách (chỉ chiếm hơn 2% tổng số hành khách) trong khi đây cũng là một điểm trung chuyển khá quan trọng.

- Tỷ lệ hành khách chuyển tuyến cao. Có thể lý giải nguyên nhân dẫn đến một số điểm đặc thù sau của tuyến 32 :

+ Tuyến này có nhiều điểm dừng đỗ là những điểm trung chuyển quan trọng: Cầu Giấy, bến xe Kim Mã, ga Hà Nội và bến xe Giáp Bát.

+ Tuyến có chất lượng hoạt động tốt nhất trong toàn mạng lưới (tần suất 5 phút/chuyến, đảm bảo thuận tiện cho hành khách) và thường được những hành khách phải chuyển tuyến đi thường xuyên. Đây thực sự là một tuyến chính.

Nhận xét:

- Số lượng hành khách trên tuyến Giáp Bát - Nhổn là đông nhất của mạng lưới xe buýt thành phố.

- Hiện trạng nhu cầu của dân cư trên tuyến và Chất lượng dịch vụ của tuyến 32 đã góp phần giúp cho tuyến buýt này trở thành một tuyến trọng điểm. Giải quyết được một khối lượng lớn nhu cầu của hành khách. Song với điều kiện cơ sở hạ tầng kém (Cầu Diễn – Nhổn), thời gian vận doanh lớn, quá trình BDSC còn chưa đạt tiêu chuẩn nên đã có sự xuống cấp của phương tiện. Nên cần phải có sự đầu tư về mặt phương tiện và cơ sở hạ tầng cho tuyến này.

d, Phân công lao động cho lái phụ xe

Hiện nay xí nghiệp bố trí lao động theo đầu xe và theo 2 ca làm việc theo quy định của nhà nước (6h/ngày). Mỗi ca xe bố trí 1 lái xe và 1 phụ xe (nhân viên bán vé xe.)

- Số lái xe và phụ xe của tuyến:

+ Lái xe: 54 người + Phụ xe: 54 người

84

Bảng 2.11. Tổng hợp một số chỉ tiêu kỹ thuật trên tuyến

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Chiều dài tuyến km 18,6

2 vận tốc kỹ thuật km/h 30

3 Số điểm dừng đỗ 33

4 Thời gian dừng đỗ tại 1 điểm giây 30

5 Thời gian dừng đỗ tổng cộng phút 16

6 Thời gian dừng đỗ tại 2 điểm đầu cuối phút 15

7 Thời gian một lượt xe: phút 72

8 Thời gian một vòng xe phút 144

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá Trị

1 Lượt xe chạy

Tổng số lượt xe 1 ngày 362

Tổng số lượt xe 1 năm 132.130

2 Phương tiện trên tuyến Xe

Số xe có 33

Số xe vận doanh 27

3 Khối lượng vận chuyển HK

Khối lượng vận chuyển 1 lượt 63

Khối lượng vận chuyển 1 ngày 22.799

85

4 Khả năng cung ứng HK

Khả năng cung ứng 1 chuyến 371

Khả năng cung ứng 1 ngày 134.302

5 Lượng luân chuyển HK.Km

Lượng luân chuyển 1 ngày 146.118

Lượng luân chuyển 1 năm 53.333.070

Kết luận: Qua chương 2 cho ta biết được cơ cấu tổ cức quản lý và tình hình hoạt

động sản xuất vận tải của Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Đồng thời qua đó còn cho ta thấy những mặt đạt được và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất vận tải của tồn xí nghiệp nói chung và trên tuyến 32 nói riêng.

Tuyến 32 từ khi bắt đầu khai thác đã hoạt động hiệu quả, phát huy hết công suất, công tác tổ chức quản lý, điều hành nói chung là tốt. Nhưng vẫn cịn một số mặt tồn tại chưa ổn nên cần đưa ra giải pháp để khắc phục và nâng cao chất lượng tuyến:

86

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HỒN THIỆN CƠNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI TRÊN TUYẾN 𝐍𝟎32: BẾN XE GIÁP BÁT – NHỔN 3.1. Quan điểm, mục tiêu, u cầu và căn cứ hồn thiện cơng tác tổ chức vận tải trên tuyến buýt 32

3.1.1. Quan điểm về hồn thiện cơng tác tổ chức vận tải trên tuyến

- Hồn thiện cơng tác tổ chức vận tải của tuyến phải căn cứ vào mục tiêu phát triển giao thơng đơ thị nói chung và chiến lược phát triển vận tải hành khách cơng cộng nói riêng của thành phố

- Quan điểm hồn thiện cơng tác tổ chức vận tải trên tuyến là nhằm đáp ứng quan hệ cung cầu về số lượng chuyến đi đồng thời cung phải đáp ứng cầu về chất lượng ở một mức độ nhất định nhưng phải hợp lý và phù hợp với khả năng của xí nghiệp.

- Hồn thiện cơng tác tổ chức vận tải trên tuyến trên phải dựa trên nguồn nhân lực, phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng hiện có cùng với dựa trên nghiên cứu về luồng hành khách để đưa ra phương án tổ chức vận tải tối ưu.

3.1.2. Mục tiêu hồn thiện cơng tác tổ chức vận tải trên tuyến

Giảm thiểu các bất hợp lý trong công tác tổ chức vận tải theo các nội dung từ định mức thời gian chạy xe đến tổ chức lao động cho lái phụ xe, kiểm tra giám sát điều độ sao cho:

- Đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến một cách phù hợp - Giảm thời gian chuyến đi của hành khách đến mức tối thiểu có thể

- Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách ở mức độ nhất định hướng tới đối tượng phục vụ chính là cơng nhân, học sinh, người lao động.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế tài chính của xí nghiệp

- Phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực của xí nghiệp trên tuyến 32

3.1.3. Các căn cứ để xuất giải pháp hồn thiện cơng tác tổ chức VTHKCC cho tuyến

- Luật đường bộ Việt Nam - Luật vận tải hành khách

87

- Định mức bảo dưỡng sửa chữa theo quyết định QFF 610/BLĐTB - XH, QĐ 76/UB - 2003.

- Giá cước mới được UBND thành phố phê duyệt 2/2005 bắt đầu thực hiện 1/4/2005.

- Chủ trương thành phố Hà Nội đang có ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng đặc biệt là xe buýt nhằm thay thế các phương tiện cá nhân.

- Trong tương lai Hà Nội đang dự kiến khai thác dự án đường sắt trên cao tuyến Nhổn – Ga Hà Nội vào cuối năm 2022, dự án này hình thành sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến xe buýt.

3.1.4. Các yêu cầu khi hoàn thiện tổ chức vận tải trên tuyến

a, Yêu cầu khi định mức tốc độ chạy xe

- Định mức tốc độ phải được nghiên cứu, tính tốn cẩn thận trên cơ sở khảo sát thực tế

- Định mức tốc độ phải phù hợp để tận dụng hết khả năng thơng qua của đường và đặc tính

b, u cầu khi bố trí phương tiện

- Phải bố trí phương tiện hợp lý phù hợp với điều kiện đường và luồng khách đi trên tuyến,

- Khi phương tiện chạy tên tuyến không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các loại phương tiện khác trên đường.

c, Yêu cầu khi lập biểu đồ chạy xe:

- Biểu đồ chạy xe phải rõ ràng, có đầy đủ thơng tin cho lái phụ xe, hành khách đi lại

- Phân bố đều thời gian làm việc của các phương tiện để thuận tiện cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa

- Thời gian biểu chạy xe phải tạo điều kiện để các bộ phận làm việc có thể phối hợp với nhau

3.2. Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân của công tác tổ chức hiện tại

3.2.1. Công tác định mức tốc độ:

88

Theo biểu đồ chạy xe thì hiện nay định mức tốc độ cho tất cả các đoạn đường trên tuyến là 20-25 Km/h, như vậy khá bất hợp lý, không tận dụng được hết khả năng thông qua của đường vì trên thực tế có một số đoạn đường chất lượng tốt có thể chạy với vận tốc cao hơn.

 Tốc độ không phù hợp

3.2.2. Công tác chọn xe và xác định nhu cầu về vận tải:

- Ưu điểm: Chọn loại xe Thaco BH115 80 chỗ là phù hợp với đặc điểm của các tuyến trên lộ trình, xe này tăng tốc nhanh, vận tốc lớn, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam.

- Nhược điểm:

+ Phương tiện của tuyến 32 là loại Thaco huyndai BH115 được sản từ năm 2012, đã đi vào hoạt động 10 năm nên thiết bị trên xe và khả năng vận hành của xe đã giảm đi ít nhiều

+ Sức chứa 80 chỗ thuộc loại sức chứa lớn, xe có kích thước khá đồ sộ mà tuyến 32 là tuyến xuyên tâm đi trong nội thành nên vào giờ cao điểm rất hay bị ách tắc giao thông

 Phương tiện hiện nay không phù hợp

3.2.3. Công tác lập biểu đồ chạy xe:

- Ưu điểm: Sử dụng hiệu quả các phương tiện hiện có, phù hợp với đặc điểm luồng hành khách trên tuyến, các chuyến xe đến bến đúng giờ quy định - Nhược điểm : Tần suất chạy xe giờ cao điểm quá nhiều, số xe vận doanh lớn

đa số 5 phút/ chuyến nhưng theo khảo sát có những khung giờ khơng vận chuyển được nhiều hành khách có nhu cầu đối với tuyến, và có những khung giờ giãn cách chạy xe khơng hợp lý, làm xe chạy ít khách, khơng năng suất  Khơng hợp lý, cần hoàn thiện lại

3.2. Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác tổ chức vận tải trên tuyến buýt 32

89

Như đã phân tích, phương tiện buýt hiện tại đã khá cũ, xuống cấp và không được chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng chuyến đi của hành khách và cũng làm tăng khói bụi, ơ nhiễm.. Nên em đề xuất thay mới toàn bộ phương tiện:

- Loại xe đề xuất: Daewoo BC110 (70 chỗ)

Hình 3.l. ảnh xe bt Daewoo bc110

Cơng nghệ động cơ của buýt BC110 thuộc thế hệ mới nhất tại Hàn Quốc. Động cơ Doosan DL08S cho hiệu suất cao, máy chạy êm và khí thải tiêu chuẩn Euro 4. Đặc biệt là nhờ hệ thống phun nhiên liệu điện tử thế hệ mới đã góp phần tối ưu hóa hiệu suất máy. Động cơ của BC110 cơng suất 270hp ở 2.200v/p rất tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng 3.1. thông số kỹ thuật của xe buýt daewoo bc110

KÍCH THƯỚC (mm) Kích thước tổng thể

(D x R x C)

11.000 x 2.500 x 3.160

Chiều dài cơ sở: (mm) 5.100

TRỌNG LƯỢNG (KG) Khả năng chịu tải trọng lớn nhất

90 Trọng lượng bản thân (kg) 10.500 Tổng số hành khách (Người) 70 ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC Tốc độ cực đại (km/h) 97 Khả năng vượt dốc 40.6 ĐỘNG CƠ

Kiểu - Tiêu chuẩn khí thải Doosan DL08S – Euro IV

Công suất (Ps/v/p) 270ps/2200v

HỘP SỐ Tự động 5 Số tiến , 1 số lùi

HỆ THỐNG TREO Nhíp lá

ĐIỀU HỊA 30.000 kcal/h

BÌNH NHIÊN LIỆU (L) 200

CỬA HÀNH KHÁCH 2 Cửa trước và giữa dạng trượt

BÁNH XE 11R 22.5 16PR

3.3.2. Xác định định mức tốc độ a, Căn cứ đề xuất giải pháp a, Căn cứ đề xuất giải pháp

Định mức tốc độ chạy xe trên toàn tuyến là 25-30 Km/h như hiện nay là không hợp lý. Vì thực tế trên lộ trình của tuyến chạy qua nhiều đoạn đường có chất lượng, đặc điểm kỹ thuật khác nhau. Đoạn Giải Phóng, Mai dịch, đường 32 có giải phân cách, khổ đường rộng, mặt đường tốt xe có thể chạy với tốc độ trung bình 35-40 Km/h. Đoạn Lê Duẩn – Kim Mã mặt đường hẹp, có đường 1 chiều, đi qua nhiều khu dân cư, nên vận tốc các phương tiện trên đoạn này chỉ đạt trung bình 35 Km/h.

Và hiện nay trên tuyến chưa định mức tốc độ riêng cho giờ cao điểm và giờ bình thường. Vì trong giờ cao điểm lưu lượng xe trên đường lớn hơn lưu

91

lượng giờ bình thường nên tốc độ chạy xe giờ cao điểm thấp hơn giờ bình thường. Hơn nữa tuyến cũng chưa xác định thời gian dừng đỗ của một chuyến xe cho giờ cao điểm và giờ thường vì ở giờ cao điểm hành khách lên xuống nhiều hơn giờ bình thường nên thời gian dừng đỗ lâu hơn.

Vì vậy ta có thể xác định định mức tốc độ chạy xe riêng cho từng đoạn trên tuyến, và định mức tốc độ riêng cho giờ cao điểm và giờ thường.

b, Xác định định mức tốc độ chạy xe mới

Bảng 3.2. Định mức tốc độ cho từng đoạn trên tuyến

Đoạn Khoảng cách theo

điểm dừng (Km)

Giờ bình thường (Km/h)

Giờ cao điểm (Km/h)

Giáp Bát – Ngã 4 Đại Cồ Việt 3,2 35 30

Lê Duẩn – Kim Mã 7 35 30

Cầu Giấy – Xuân Thủy 3,4 35 30

Hồ Tùng Mậu – Nhổn 5 40 35

Thời gian xe chạy trên đường theo định mức mới: - Giờ bình thường: 𝑡𝑙𝑏 =3,2

35 + 7 35+3,4

35 + 5

40 = 0,518 (giờ) = 31 phút

- Giờ cao điểm: : 𝑡𝑙𝑏 = 3,2 30 + 7

30+3,4 30 + 5

35 = 0,6 (giờ) = 36 phút

- Thời gian dừng dọc một chuyến xe: 30 (giây) x 33 = 16 phút - Thời gian đầu cuối: 10 phút

* Thời gian 1 chuyến xe: tch = tlb + tdd + tđc

- Giờ thường : tch = 31 + 16 + 10 = 57 (phút) = 0,95 (giờ)

- Giờ cao điểm: tch = 36 + 16 + 10 = 62 (phút) = 1,03 (giờ) * Thời gian 1 vòng xe : TV = 2 x tch

- Giờ thường: TV = 2 x 57 = 114 (phút)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (12) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)