Kiểm soát rủi ro nhân lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 35 - 40)

4.3.1.1. Né tránh rủi ro

Các nhà quản trị có thể dừng cung cấp dịch vụ hoặc ngừng tiến hành các hoạt động vì nó là q mạo hiểm. Ví dụ như việc một mảng tường của phân xưởng dập khn có nguy cơ bị sụp đổ, để đảm bảo an tồn tính mạng cơng nhân, nhà quản trị đã tạm dừng việc sản xuất của phân xưởng, di chuyển máy móc đến nơi an tồn và tiến hành tháo dỡ, xây lại bức tường.

4.3.1.2. Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro

a. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp

Tuỳ từng tình hình cụ thể có thể áp dụng các biện pháp sau (ví dụ: bảng 4.6)

• Biện pháp kỹ thuật cơng nghệ.

Cần cải tiến kĩ thuật, đổi mới cơng nghệ như: cơ giới hố, tự động hố, dùng những chất khơng độc hại hoặc ít độc thay cho những hợp chất có tính độc cao.

• Biện pháp kỹ thuật vệ sinh

thống chiếu sáng… nơi sản xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện lao động.

• Biện pháp phịng hộ cá nhân

Đây là một biện pháp bổ trợ, nhưng trong những trường hợp khi mà biện pháp cải tiến quá trình cơng nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh chưa được thực hiện thì nó đóng vai trị chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất và phịng ngừa bệnh nghề nghiệp.

• Biện pháp tổ chức lao động khoa học

Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của người lao động, tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi với cơng cụ sản xuất, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an tồn hơn.

• Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ

Bao gồm viậc kiểm tra sức khoẻ người lao động, khám tuyển để không chọn người mắc một số bệnh nào đó vào làm việc ở những nơi có yếu tố bất lợi cho sức khoẻ sẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới mắc các bệnh nghề nghiệp. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có các biện pháp giải quyết. Theo dõi sức khoẻ người lao động một cách liên tục như vậy mới quản lý và bảo vệ được sức lao động, kéo dài tuổi đời, đặc biệt là tuổi nghề cho người lao động. Ngồi ra cịn phải giám định lại khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện, phục hồi lại khả năng lao động cho nhân lực mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng cho người lao động làm việc với các chất độc hại.

Bảng 4.6. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp Mục tiêu Nguyên tắc lựa chọn Giải pháp an tồn đề xuất

Phịng ngừa rủi ro từ sự rung động Giảm rung tại

nguồn

Nghiên cứu vào thiết kế

và xây dựng Lựa chọn máy móc, vật liệu Can thiệp vào chu trình

Giảm rung tại khớp nối

Hệ thống chống rung hoặc truyền rung xấu

Loại bỏ các phương tiện truyền dẫn, dùng lò xo và giảm xóc, dùng bộ giảm chấn khối

Lựa chọn vật liệu ít rung Phịng ngừa các mối nguy cơ vật lý

Khả năng tiếp cận bởi các rào cản vật lý

Bảo vệ cố định Màn hình, mũ trùm, lưới cố định Bảo vệ di động Màn hình, mũ trùm, lưới tản nhiệt trên bản lề với thiết bị

khóa hoặc lồng vào nhau Khả năng tiếp

cận bởi rào cản khoảng cách

Theo khoảng cách Tơn trọng khoảng cách an tồn tiêu chuẩn trong việc thiết kế và xây dựng

Theo kích thước Tuân thủ với các kích thước an ninh (khoảng cách) tiêu chuẩn trong thiết kế và xây dựng Phòng ngừa các nguy cơ do bức xạ ion hóa

Các biện pháp chung

Thông tin và đào tạo

nhân viên Các khóa đào tạo Báo cáo các vùng nguy

hiểm

- Bảng dấu hiệu báo các vùng nguy hiểm

- Giới hạn vùng an toàn

Tuân thủ các hướng dẫn Hướng dẫn và quy trình an tồn

Xử lý vật liệu chất thải ô nhiễm

Khử nhiễm Làm sạch bề mặt vật liệu, máy móc, quần áo, vệ sinh cá nhân Thu hồi và xử lý

Lưu trữ chất thải trong các thùng kín

Thu hồi và xử lý bởi cơ quan chun mơn

Kiểm sốt chất thải Phòng ngừa rủi ro cháy nổ

Loại bỏ nguy cơ cháy nổ

Loại bỏ các nhiên liệu Sử dụng vật liệu không cháy Loại bỏ năng lượng Loại bỏ yếu tố nhiệt, ngọn lửa, các tia lửa

Chống cháy nổ Sử dụng bình chữa cháy Lắp đặt bình chữa cháy cố định Thiết kế và xây dựng các và điểm chữa cháy di động tòa nhà Tường lửa, các lỗ thơng hơi Phịng ngừa rủi ro lưu thơng và vận chuyển

Phịng ngừa rủi ro lưu thông trong công ty Bảo dưỡng và làm sạch mặt bằng và các tuyến lưu thông

Tách làn hàng hóa lưu thơng (đủ chiều rộng), Các dấu hiệu và tín hiệu rõ ràng, sàn nhà ổn định và trong tình trạng tốt, ánh sáng đầy đủ

Phòng ngừa rủi ro lưu thơng bên

ngồi rủi ro Tuân thủ luật giao thông

b. Các biện pháp hồn thiện cơng tác quản trị nhân lực

Đối với cơng tác phân tích và hoạch định nguồn nhân lực: Để tiến hành hoạch định nguồn nhân lực một cách hợp lý thì trước tiên các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn về thực trạng hoạt động của nhân viên, khách quan và cụ thể. Các doanh nghiệp cần phải tiến hành điều tra về khối lượng công việc cho nhân viên cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ bằng việc xây dựng các bảng đánh giá, hay các phiếu chấm điểm thường xuyên. Hình thức này nên áp dụng hàng tháng, nhân viên sẽ tự chấm điểm của mình, đồng thời cán bộ quản lý khơng thiên vị.

Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì doanh nghiệp đó cần phải có một nguồn nhân lực chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Để có thể nắm bắt được điều đó, thì doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành hoạch định nhu cầu về nguồn nhân lực. Phịng nhân sự cần làm tốt cơng tác quản lý hồ sơ nhân viên để đảm bảo phân công công tác cho phù hợp với khả năng của nhân viên tránh hiện tượng bố trí việc trái ngành nghề khơng đúng với chuyên môn gây ảnh ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.

Hồn thiện cơng tác tuyển dụng nhân lực: Các doanh nghiệp nên thực hiện việc tuyển dụng từ trường đại học. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến việc tham gia cùng xã hội đào tạo nguồn nhân lực từ trường đại học mà mới chỉ biết sử dụng nguồn nhân lực sau khi đã đào tạo, dẫn tới việc nguồn nhân lực vừa thiếu vừa thừa. Nếu các doanh nghiệp có chiến lược tuyển chọn

sinh viên ngay từ trong trường thì khơng những doanh nghiệp đỡ tốn chi phí cho việc tuyển chọn phức tạp sau này mà cịn có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Hoàn thiện chế độ lương bổng và đãi ngộ. Các khoản tiền thưởng cịn có tác dụng khuyến khích tinh thần của nhân viên và gắn kết nhân viên với doanh nghiệp nên doanh nghiệp không nên cứng nhắc áp dụng các mức lương hiện hành của Nhà nước mà nên xem xét đánh giá công việc, phân tích cơng việc của từng cán bộ thực hiện và xem xét mức lương trên thị trường để có tiêu chí chung trong việc phân bổ lương.

Bảng 4.7. Ví dụ về phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro nhân lực

Hoạt động Rủi ro tiềm tàng Giải pháp

Tuyển dụng

Phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng

Quy trình sàng lọc xét chọn hồ sơ và tuyển dụng cần được tuân thủ áp dụng với tất cả các ứng viên tiềm năng

Tuyển chọn sai đối tượng

Áp dụng thời gian thử việc và đánh giá sau thử việc

Thực hiện đúng những điều kiện/ cam kết đã trao đổi với ứng viên trong quá trình tuyển dụng An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe Mơi trường làm việc

Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo cung cấp môi trường và các điều kiện làm việc an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và chuyên nghiệp

Sức khỏe người lao động

Định kỳ tổ chức khám sức khỏe để theo dõi tình hình sức khỏe của người lao động, có kế hoạch dự phịng nhân sự khi cần thiết

Quản lý nhân viên

Thiếu thông tin và không được hướng dẫn/ đào tạo cần thiết để thực hiện công việc

Tất cả các nhân viên trong Công ty đều được đào tạo định hướng nhằm cung cấp các thông tin đầu vào sơ bộ hỗ trợ nhân viên khi bắt đầu làm việc. Trong suốt quá trình làm việc các nhân viên cần được bồi dưỡng, đào tạo và giám sát bởi cấp quản lý để đảm bảo các kiến thức, kỹ năng của mỗi nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động và chiến lược phát triển của Công ty

Quản lý nhân viên

Nhân viên không được đánh giá hiệu quả cơng việc

Tất cả vị trí trong cơng ty đều được đánh giá hiệu quả công việc thơng qua Chương trình Đánh giá Hiệu quả Cơng việc cuối năm, và lưu trữ thông tin các kỳ đánh giá để tham chiếu

Dự phòng nhân sự

Các vị trí trong Cơng ty cần được xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng, đảm bảo khi thiếu hụt nhân sự có thể kịp thời tuyển dụng thay thế để đảm bảo thực hiện đúng chức năng cơng việc của vị trí đó. Mỗi bộ phận phịng ban đều có kế hoạch dự phịng nhân sự để đảm bảo hoạt động của phịng khi có nhân viên nghỉ đột xuất hoặc nghỉ dài hạn. Các vị trí chủ chốt trong Cơng ty có kế hoạch đào tạo nhân sự kế thừa hoặc thay thế tạm thời trong trường hợp vắng mặt

Vi phạm quy tắc đạo đức

Đẩy mạnh giám sát chéo thơng qua các quy trình nghiệp vụ chặt chẽ. Tổ chức đào tạo và cập nhật về đạo đức nghề nghiệp và các trường hợp vi phạm để nhân viên ý thức và tránh vi phạm

Nhân viên nghỉ việc

Thất thốt tài sản của Cơng ty

Tn thủ đúng quy trình bàn giao tài sản và bàn giao cơng việc để tránh rủi ro thất thốt tài sản cả về vật chất và phi vật chất (thông tin)

Danh tiếng Công ty

Tiến hành phỏng vấn khi nghỉ việc để nắm được nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên, tránh các rủi ro ảnh hưởng tới danh tiếng của công ty

Nguồn: ar.ssi.com.vn 4.3.1.3. Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro cho tổ chức khác thông qua việc ký kết một thỏa thuận hợp đồng với các tổ chức khác để chia sẻ rủi ro. Ví dụ, doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp đồng với một công ty xe buýt để vận chuyển khách hàng chứ không phải là nhân viên lái xe.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)