Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 100 - 101)

Nguyên nhân xảy ra các rủi ro về tài chính doanh nghiệp có ở tầm vi mơ - hay là công tác quản trị của bản thân các doanh nghiệp và cả ở tầm vĩ mô - hay là những biến động trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, phịng ngừa rủi ro từ việc quản trị và điều hành hàng ngày phải được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc quản từ các rủi ro đối với từng doanh nghiệp theo phương châm “phòng hơn chống”. Với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, các doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp sau đây:

Một là, Tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi lập kế hoạch kinh

doanh hoặc dự án đầu tư: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đốn cần thiết để lập các ước tính trong kinh doanh, đầu tư. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phịng nhưng khơng quá lớn; Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; - Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, cịn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Hai là, Thường xun phân tích tình hình tài chính nhằm nhận

diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Một trong những cơng cụ để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là xác định và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thơng qua sự biến động của các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: Hệ số vốn tự có; Hệ số thanh tốn hiện thời; Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số thanh toán của vốn lưu động...

Ba là, Quản lý chặt chẽ nợ phải trả và nợ phải thu: Biện pháp này

các khoản nợ phải trả và nợ phải thu; có kế hoạch thanh tốn nợ và thu nợ; không để nợ phải trả cộng dồn quá lớn và khơng để phát sinh nợ phải thu khó địi...

Bốn là, Thực hiện nghiêm túc các quy định về thời hạn trong kinh

doanh, đầu tư: Trong kinh doanh, cố gắng thực hiện các thương vụ với thời hạn ngắn; trong đầu tư, tập trung giải quyết dứt điểm từng phần cơng việc theo đúng tiến độ… Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động bất khả kháng của thị trường.

Năm là, Kiện toàn bộ máy kế toán, thực hiện nghiêm túc chế độ

kế tốn quản trị để thường xun có được những thơng tin trung thực, chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích và ra những quyết định quản lý. Đồng thời, bên cạnh lực lượng cán bộ kế toán, mỗi doanh nghiệp cần có một giám đốc tài chính - người thực hiện chức năng quản trị tài chính của doanh nghiệp; thực hiện những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 100 - 101)