Tài trợ rủi ro nhân lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 40 - 44)

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của rủi ro để trích lập dự phịng rủi ro, doanh nghiệp cần chủ động về mặt tài chính để phịng tránh tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Quỹ dự phịng rủi ro được trích cho các hoạt động đầu tư nâng cấp điều kiện làm việc, trợ cấp mất việc, cơng tác đào tạo nhân lực… (ví dụ: hộp 4.5)

Hộp 4.5. Nhân viên bị tai nạn giao thơng được Viễn thơng FPT tài trợ miễn phí

Anh Nam bị tai nạn giao thông vào tối ngày 28/4 trên đường đi làm về. Cú va chạm mạnh với xe ô tô khiến nam nhân viên kinh doanh FPT Telecom chi nhánh Huế bị thương nặng và phải chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị. Anh được chẩn đoán bị chấn thương sọ não và đã được phẫu thuật.

Đại diện lãnh đạo FPT Telecom Huế đã đến thăm và hỗ trợ số tiền 10 triệu đồng cho anh Tôn Thất Nam, nhân viên kinh doanh chi nhánh, đang điều trị tại bệnh viện do bị tai nạn giao thông.

Nhận được tin, Giám đốc FPT Thừa Thiên Huế Phan Hữu Hùng cùng CBNV chi nhánh đã có mặt tại bệnh viện thăm hỏi, động viên và trao tặng số tiền hỗ trợ từ Quỹ “Người FPT vì cộng đồng” cho gia đình.

Tơn Thất Nam gia nhập Viễn thông FPT vào ngày 1/4/2015. Hiện anh là một trong ba nhân viên kinh doanh tốt nhất phòng 3 chi nhánh Huế.

Nguồn: http://fpt.center/1825-nhan-vien-bi-tai-nan-giao-thong- duoc-vien-thong-fpt-tai-tro-mien-phi.html

b. Bảo hiểm

Doanh nghiệp đảm bảo lao động tham gia hiểm xã hội bắt buộc, có những chính sách hỗ trợ cho người lao động thông qua hoạt động mua bảo hiểm sức khỏe bao gồm bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Đây được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, tổng số chi có tính chất phúc lợi khơng q 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn tại Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP, việc xác định 1 tháng lương bình

quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Quỹ lương thực hiện trong năm được quy định tại tiết c, điểm 2.5, khoản 2 điều 6 Thơng tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Ví dụ: Doanh nghiệp A năm 2014 có 1 quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2014 của doanh nghiệp như sau:(12 tỷ đồng/12 tháng) = 1 tỷ đồng...Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Luật việc làm số 38/2013/QH13.

Tình huống thảo luận chương 4:

GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN CAMERA CỦA NOKIA CHIA TAY CÔNG TY

Giám đốc bộ phận máy ảnh và hình ảnh của Nokia, Damian Dinning, đã nói lời chia tay với gã khổng lồ di động một thời sau 9 năm gắn bó. Nokia đã phát thơng báo về sự ra đi của Dinning: “Dinning đã có quyết định riêng và quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 30/11/2012”.

Damian Dinning có vai trị quan trọng trong việc cải tiến cơng nghệ camera trên smartphone, điển hình là những chiếc điện thoại Nokia N8, 808 PureView, và Lumia 920. Trong số đó, Lumia 920 là chiếc điện thoại mới nhất của Nokia được trang bị công nghệ PureView cao cấp với ống kính quang học có khả năng ổn định hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, và chống rung khi quay video. Lumia 920 được giới công nghệ đánh giá là chiếc điện thoại Windows Phone thành công nhất hiện nay.

9 năm trước, Damian Dinning gia nhập vào bộ máy lãnh đạo của Nokia sau nhiều năm gắn bó với 2 hãng máy ảnh Minolta và Kodak. Nokia ghi nhận những đóng góp và những phát minh quý giá của Dinning trong việc cải tiến camera trên các thế hệ điện thoại mới nhất của hãng.

(Nguồn: http://dantri.com.vn/suc-manh-so/giam-doc-bo-phan- camera-cua-nokia-chia-tay-cong-ty-666413.htm)

Câu hỏi thảo luận:

1. Hãy đưa ra những giả thuyết về lý do ra đi của Damian Din- ning.

2. Đánh giá những tổn thất mà Nokia có thể phải gánh chịu từ sự ra đi của giám đốc bộ phận camera?

3. Những biện pháp kiểm sốt và tài trợ rủi ro mà Nokia có thể sử dụng đối với những rủi ro tương tự?

Câu hỏi ơn tập chương 4:

1. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực? Lấy ví dụ minh họa về một loại rủi ro nhân lực của doanh nghiệp mà anh/chị biết.

2. Trình bày khái niệm quản trị rủi ro nhân lực. Theo anh/chị hoạt động quản trị rủi ro nhân lực có ý nghĩa như thế nào với hoạt động quản trị doanh nghiệp?

3. Trình bày nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro nhân lực. Lấy một rủi ro nhân lực của doanh nghiệp mà anh/chị biết và tiến hành nhận dạng và phân tích rủi ro nhân lực này.

4. Trình bày nội dung kiểm soát và tài trợ rủi ro nhân lực. 5. Nêu ý kiến của anh/chị về quan điểm “Rủi ro của mọi rủi ro là yếu tố con người”.

CHƯƠNG 5

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI SẢN

Trong chương này, người học tiếp cận quản trị rủi ro tài sản của doanh nghiệp theo các nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro tài sản, kiểm soát rủi ro tài sản, tài trợ rủi ro tài sản. Các vấn đề chính được đề cập trong chương bao gồm: Khái niệm rủi ro tài sản và quản trị rủi ro tài sản;Phân loại rủi ro tài sản; Các nội dung quản trị rủi ro tài sản.

Việc nghiên cứu các nội dung trong chương giúp người học hiểu về tài sản của doanh nghiệp, rủi ro tài sản, nâng cao nhận thức về sử dụng và quản lý hiệu quả tài sản của doanh nghiệp, nghiên cứu và thực hành các nội dung quản trị rủi ro tài sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)