Nhận dạng rủi ro tài sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 51 - 58)

Nhận dạng rủi ro tài sản là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro tài sản có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2.1.1. Nội dung nhận dạng rủi ro tài sản

Các nội dung quản trị rủi ro tài sản bao gồm: nhận dạng nguồn rủi ro, nhận dạng nguyên nhân rủi ro và mối nguy hiểm, nhận dạng nguy cơ rủi ro tài sản, nhận dạng đối tượng chịu rủi ro tài sản.

ngăn ngừa, lên kế hoạch sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. Nhận dạng được càng nhiều rủi ro càng tốt, dự báo trước những tổn thất tiềm năng lớn nhất để có kế hoạch đối phó cụ thể, ra các quyết định tối ưu.

Nguồn rủi ro tài sản xuất phát từ các yếu tố môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn rủi ro môi trường bên trong bao gồm năng lực tài chính, tình hình nhân lực, năng lực quản trị là những yếu tố chủ yếu gây nên rủi ro tài sản của doanh nghiệp. Nguồn rủi ro bên ngồi bao gồm các yếu tố mơi trường vĩ mơ và các yếu tố môi trường vi mô của doanh nghiệp.

Từ nguồn rủi ro sẽ phát sinh các nguyên nhân cụ thể gây nên rủi ro tài sản. Nguyên nhân rủi ro tài sản đều có thể do con người hoặc do đặc điểm của tài sản gây nên hoặc đồng thời do cả hai yếu tố con người và chính đặc thù của tài sản đó.

Nguy cơ rủi ro tài sản bao gồm những trạng thái xảy ra đối với tài sản gây nên tình trạng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối tượng chịu rủi ro tài sản: Với mỗi loại tài sản, trong q trình sử dụng có những đặc điểm riêng, doanh nghiệp căn cứ theo những đặc điểm đó và tình hình thực tế về các nguồn lực của doanh nghiệp để nhận dạng những rủi ro liên quan đến từng loại tài sản.

Nhận dạng rủi ro đối với tài sản lưu động là tiền và hàng tồn kho, có thể nhận dạng những rủi ro như sau:

Tiền (gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) là tài sản có tính thanh khoản cao đối với doanh nghiệp, thể hiện khả năng thanh tốn nhanh của doanh nghiệp. Tiền có thể chuyển đổi nhanh chóng thành các loại tài sản khác, có tính ln chuyển liên tục.

Các rủi ro thường gặp đối với tiền bao gồm: mất cắp hoặc bị gian lận, lượng tiền không đủ cho những giao dịch cần thiết (khả năng thanh toán nhanh kém), rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.

Đối với rủi ro bị mất cắp hoặc gian lận có thể đến từ chính nội bộ doanh nghiệp do đạo đức của nhân viên, đến từ các đối tác bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp kém uy tín, do kẻ trộm, kẻ cướp.

Lượng tiền không đủ cho những giao dịch cần thiết hay là khả năng thanh toán kém là rủi ro chủ yếu do doanh nghiệp không bán

được hàng hóa, dịch vụ để thu tiền về theo kế hoạch kinh doanh hoặc có những khoản thu khó địi từ khách hàng dẫn tới khơng có khả năng thanh tốn các chi phí phát sinh có liên quan. Rủi ro lạm phát làm cho lượng tiền của doanh nghiệp khơng cịn đảm bảo được khả năng thanh toán, mua sắm ở thời điểm hiện tại do giá cả hàng hóa, dịch vụ liên quan đến các khoản phải chi tăng lên so với dự kiến kế hoạch kinh doanh. Rủi ro lãi suất chủ yếu là do lãi suất ngân hàng giảm làm cho doanh nghiệp mất những khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, quan trọng hơn là những chi phí cơ hội tăng lên khi tiền gửi ngân hàng chưa kịp đưa vào đầu tư cho hoạt động kinh doanh, nếu lãi suất ngân hàng tăng tạo ra những rủi ro về chi phí cơ hội khi lượng tiền mặt lớn chưa đầu tư hoặc gửi ngân hàng trong khi các khoản vay lại phải trả chi phí lãi vay tăng lên.

Rủi ro tỷ giá đối với tài sản là tiền ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Chi phí đầu vào hàng hóa, ngun vật liệu nhập khẩu tăng khi tỷ giá được điều chỉnh tăng, đồng thời lượng tiền nội tệ doanh nghiệp đang nắm giữ cũng bị mất giá. Khi tỷ giá được điều chỉnh giảm doanh nghiệp bán hàng xuất khẩu chịu rủi ro khoản thu về giảm sút trong khi chi phí khơng giảm thậm chí tăng lên, mặt khác rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá liên quan đến chính sách quản lý của Nhà nước nên doanh nghiệp cũng khó kiểm sốt, khó dự báo được, đơi khi thụ động và cần nhiều thời gian để thích nghi.

Hộp 5.1. Rủi ro đối với tài sản lưu động là Tiền

“Những dấu vết tố cáo nữ phiên dịch phá két trộm tiền”

Đêm 2/9/2013, ông Kim Jun Kwi và bà Kim Jun Ah (Giám đốc và quản lý công ty kinh doanh dụng cụ Golf) đến trụ sở cơng an trình báo két sắt tại văn phòng bị kẻ gian phá lấy đi 6.000 USD và 600 triệu đồng. Kiểm tra hiện trường, Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội ghi nhận, cửa sổ bị gãy 4 song sắt, kính vỡ hồn tồn. Cam- era tại nơi để két và ngồi sảnh khơng lưu hình ảnh kẻ đột nhập. Hệ thống điện bị ngắt.

Kết quả điều tra cho thấy: Vụ việc do một nhân viên nữ tên là Thu của công ty gây ra, vì cần tiền ăn tiêu và để trả thù bị cho nghỉ việc đã lập kế hoạch ăn trộm. Hiện cơ quan chức năng thu được 2.300 USD và 330 triệu đồng tang vật vụ án, số còn lại Thu ăn tiêu hết trong thời gian bỏ trốn.

Nhiều đồng nghiệp cũ khi hay tin Thu là thủ phạm ăn trộm đã sửng sốt. Họ cho biết 18 tháng làm tại cơng ty, Thu rất được lịng mọi người bởi sống quan tâm, công bằng, giản dị. Hai tháng gần đây, lượng khách hàng ít đi, Thu chịu nhiều sức ép từ phía lãnh đạo. Tại buổi liên hoan của công ty chia tay Thu nghỉ việc, họ thấy Thu vui vẻ, hịa đồng và khơng có biểu hiện bất thường.

Nguồn: http://vnexpress.net/phapluat

Hàng tồn kho là một phần tài sản quan trọng trong tài sản lưu động của doanh nghiệp, hàng tồn kho phản ánh sự chuyển động của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay khơng. Hàng tồn kho là các tài sản hữu hình được mua về giữ để bán, đang trong quá trình sản xuất và lưu kho để bán, được sử dụng trong q trình tạo hàng hóa, dịch vụ để bán cho doanh nghiệp, bao gồm: Hàng hóa mua về để bán, thành phẩm tồn kho và đang gửi bán, sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ dở dang. Hàng tồn kho được xác định theo lượng hàng, đơn giá và giá vốn (tổng giá trị).

Nhận dạng các rủi ro thường gặp đối với hàng tồn kho bao gồm: Rủi ro lượng hàng tồn đọng lớn, không xuất bán được; rủi ro hàng bị hư hỏng, giảm giá, lỗi mốt; rủi ro hàng bị mất trộm; rủi ro cháy nổ nhà máy, nhà kho.

Nhận dạng rủi ro đối với tài sản cố định hữu hình:

Những rủi ro hư hỏng, rủi ro sử dụng không hiệu quả, rủi ro cháy nổ cần được nhận dạng trong quá trình sử dụng. Đối với các tài sản cố định như trái phiếu, cổ phiếu dài hạn rủi ro lạm phát, mất khả năng thanh toán, sụt giảm giá cổ phiếu là những rủi ro dễ xảy ra đặc biệt khi thị trường chứng khốn có những giai đoạn khủng hoảng. Chú ý là không nên đánh đồng việc đầu tư vào các cơng cụ tài chính dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu là đầu tư tài chính dài hạn, bởi vì nếu đầu tư vào loại chứng khốn nói trên nhưng lại chỉ là đầu cơ, chỉ giữ trong ngắn hạn thì phần đầu tư ấy được xem xét là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Hộp 5.2. Rủi ro tài sản cố định hữu hình (cháy nhà máy sản xuất) và rủi ro tài sản lưu động (cháy hàng tồn kho)

“Cháy nhà máy tại Bắc Ninh của công ty Diana”

Khoảng 14giờ chiều 25/10/2013, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại nhà máy Diana (thuộc Khu công nghiệp Tiên Du, Bắc Ninh).

Lực lượng cứu hỏa với hàng chục xe chữa cháy đã được điều động đến hiện trường để dập lửa. Đến 17h cùng ngày, lửa vẫn phát ra từ nhà

máy. Gần như toàn bộ khu nhà xưởng lợp mái tơn rộng hàng nghìn mét vuông đã đổ sập.

Đến 20giờ 45 lửa ở ba khu nhà kho đã được khống chế nhưng đám cháy vẫn bùng lên dữ dội ở khu 4. Đây cũng là khu vực chứa nguyên liệu giấy nên rất khó khống chế ngọn lửa. Lực lượng cứu hỏa phải đập tường để đưa đường ống nước vào. Xung quanh nhà kho có hai mương nước cũng được hút cạn để dập tắt đám cháy. Nhà máy này có 2 xưởng chính, chia thành 4 khu. Hiện tại đang cháy lớn ở xưởng sản xuất bỉm, tã lót. Một cơng nhân ở đây cho biết, toàn bộ khu chứa sản phẩm đã cháy hoàn toàn.

Sang ngày 26/10, lúc 7 giờ sáng ngọn lửa vẫn bùng lên dữ dội ở kho chứa giấy nguyên liệu sản xuất bỉm và giấy vệ sinh. Lực lượng cứu hỏa vẫn đang nỗ lực dập lửa. Toàn bộ kho chứa nguyện liệu đã bị cháy rụi hồn tồn.

Một cơng nhân bện trong nhà máy cho biết: “Hiện tại, đám lửa vẫn cháy ở kho nguyên liệu giấy. Đây là kho chứa toàn bộ hàng chục tấn nguyên liệu giấy xếp chồng nhau nên việc dập lửa sẽ rất khó. Đến 9giờ30 ngày 26/10, lửa đã tắt tại kho chứa nguyên liệu sản xuất bỉm, tã giấy. Tuy nhiên, do mái tơn của nhà kho bị đổ sập, ủ lên tồn bộ nguyên liệu nên khu vực này vẫn âm ỉ cháy, khói bốc lên ngùn ngụt. Lúc này, lực lượng cứu hỏa phải phá dỡ các tấm mái để phun nước cứu hỏa.

Thiệt hại ban đầu ước tính lên đến 400 tỷ đồng.

Nguồn:http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nha-may-di- ana-bac-ninh-chay-du-doi-c46a582741.html

Nhận dạng rủi ro với tài sản cố định vơ hình như thương hiệu, uy tín, quyền sở hữu trí tuệ thì một số rủi ro phổ biến có thể xảy ra như mất uy tín, giá trị thương hiệu giảm, quyền sở hữu trí tuệ bị vi phạm, nạn hàng nhái, hàng giả.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ các tài sản của doanh nghiệp như sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật thương mại, kiểu dáng cơng nghiệp, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đều thuộc đối tượng cần được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng đơi khi doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định bảo hộ độc quyền cho các tài sản cố định vơ hình của mình mà đã khơng đăng ký hoặc chậm đăng ký để có thể rơi vào rủi ro là bị đối thủ cạnh tranh đăng ký trước, như vậy doanh nghiệp vừa mất tài sản vừa mất tồn bộ những chi phí đã bỏ ra để có được tài sản đó như chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí quảng bá sản phẩm. Xa hơn nữa, khi không xác lập được quyền sở hữu trí tuệ cho tài sản vơ

hình mà mình đã tạo ra doanh nghiệp còn đứng trước nguy cơ mất thị trường hoặc mất thêm nhiều chi phí để hoạt động được ở thị trường doanh nghiệp mất hoặc không xác lập được quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các tài sản cố định vơ hình như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng cơng nghiệp.

Các yếu tố thuộc sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khi tạo ra được sự cảm nhận của chính doanh nghiệp, của khách hàng, thị trường và của xã hội sẽ tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Nó khơng chỉ cịn là các yếu tố vật thể bên ngồi mà cả những yếu tố phi vật thể, khi đó thương hiệu trở nên tài sản cố định vơ hình q giá của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần gìn giữ và phát huy tránh những rủi ro xảy ra. Bản chất giá trị vơ hình của tài sản có ý nghĩa ngự trị to lớn trong tâm trí của những người có liên quan, do đó chỉ một nguyên nhân làm giảm sút hay làm mất đi dù ít hay nhiều những giá trị này đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro tài sản cố định vơ hình của doanh nghiệp mà gọi chung là rủi ro thương hiệu.

Những rủi ro tài sản cố định vơ hình của doanh nghiệp liên quan đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp có thể nhận dạng bao gồm: rủi ro khách hàng phàn nàn/khiếu kiện về sản phẩm, dịch vụ; rủi ro đối thủ cạnh tranh tung tin về mặt tiêu cực của sản phẩm, dịch vụ; rủi ro đối tác hủy hợp đồng liên kết; rủi ro truyền thông về thông tin sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp.

Đơi khi chính những rủi ro tài sản lưu động hay rủi ro tài sản cố định hữu hình như sản phẩm bị hư hỏng, sai lỗi hay rủi ro cháy nổ nhà máy, thậm chí cả rủi ro nhân sự như nhân viên lừa dối khách hàng, nhà lãnh đạo cấp cao bị ốm nặng đều có thể là những nguyên nhân quan trọng (những rủi ro trực tiếp) gây nên rủi ro thương hiệu của doanh nghiệp (rủi ro gián tiếp).

Hộp 5.3. Rủi ro tài sản cố định vơ hình

Thương hiệu cà phê Bn Ma Thuột bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Giới kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam đang đứng ngồi không yên khi thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đăk Lăk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Cụ thể, hai nhãn hiệu “BUON MA THUOT & chữ Tàu” và “BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo” gắn liền với nhiều sản phẩm trong đó có cà phê, đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.Ltd. Hai

nhãn hiệu này được đăng ký lần lượt vào ngày 14/11/2010 và 14/6 năm nay, tại tỉnh Quảng Đơng.

Khơng chỉ có cà phê Bn Ma Thuột, một thương hiệu khác nổi tiếng về cà phê ở Việt Nam là Đăk Lăk cũng đã bị công ty Itm En- treprises (Société Anonyme) ở Pháp đăng ký độc quyền nhãn hiệu dưới tên của mình. Chứng nhận do cơ quan Sở hữu trí tuệ Pháp cấp từ ngày 25/9/1997, được đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác.

Bross & Partners là một công ty luật hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đại diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đã phát hiện việc bị mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vào tay doanh nghiệp Trung Quốc và lên tiếng cảnh báo.

Giám đốc Bộ phận Sở hữu trí tuệ Cơng ty Luật Bross & Partners, ông Lê Quang Vinh cho biết việc thương hiệu cà phê của Việt Nam bị nước ngoài đăng ký bảo hộ độc quyền là rất nguy hiểm. “BUON MA THUOT (hoặc DAK LAK) đều là chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và là tài sản của nhà nước. Việc chủ thể nước ngồi sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản của nhà nước bị rơi vào tay người khác”, luật sư Vinh cho biết.

Mặt khác, theo luật sư Vinh, việc này sẽ làm xuất hiện nguy cơ cà phê Việt Nam bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu. Về lâu dài, niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với cà phê Việt Nam có thể suy giảm nghiêm trọng do khơng thể phân biệt được đâu là cà phê từ Buôn Ma Thuột thật và đâu là cà phê Buôn Ma Thuột “rởm”.

“Chúng tôi đã tư vấn cho Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đăk Lăk, đánh giá khả năng thành công khá cao nếu tiến hành vụ kiện yêu cầu bỏ bảo hộ độc quyền nhãn hiệu BUON MA THUOT Trung Quốc”, ông Vinh cho biết.

Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam Lương Văn Tự cũng cho rằng việc doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột là sai, bởi lẽ thuộc chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Vì vậy tỉnh Đăk Lăk quản lý thương hiệu cà phê

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 51 - 58)