Kiểm soát rủi ro tài sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 63 - 76)

Kiểm soát rủi ro tài sản là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, cơng cụ, chiến lược, chính sách…) nhằm làm thay đổi nguy cơ rủi ro giúp doanh nghiệp có thể né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với doanh nghiệp khi rủi ro tài sản xảy ra.

Kiểm sốt rủi ro tài sản có những đặc điểm cơ bản như: - Là bước trung gian trong quản trị rủi ro tài sản

- Thể hiện tính tích cực, chủ động trước nguy cơ rủi ro tài sản của doanh nghiệp

- Tăng độ an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Mang tính dự phịng, dự báo cao

- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận trước thiệt hại và cơ hội trong kinh doanh để có biện pháp sử dụng và quản lý hiệu quả hơn tài sản.

- Kiểm sốt rủi ro tài sản mang tính nghệ thuật trong quản trị - tính cần sáng tạo, mềm dẻo trong việc kết hợp giữa con người và

tài sản, vì tài sản khơng tự thân nó vận động, kể cả những tài sản có tính tự động hóa cao thì vẫn cần thậm chí cịn đề cao vai trị của con người trong vận hành tài sản của doanh nghiệp.

Các biện pháp chính kiểm sốt rủi ro tài sản của doanh nghiệp bao gồm: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất. Các biện pháp này đều được thực hiện nhằm mục đích phịng ngừa khơng cho rủi ro tài sản xảy ra là chính, cịn trong trường hợp nếu có rủi ro tài sản xảy ra thì tổn thất được giảm thiểu đến mức thấp nhất. Vì thế, kiểm sốt rủi ro được coi là hoạt động có tính chủ động trước, đối phó với rủi ro, tìm cách làm thay đổi tình hình trước khi rủi ro thực sự xảy ra.

Né tránh rủi ro tài sản là việc chủ động ngay từ đầu, loại bỏ những yếu tố nguồn rủi ro, tránh các mối hiểm họa và mối nguy hiểm, kìm hãm, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp không cho tiến đến hoặc gặp phải rủi ro tài sản trong mọi trường hợp.

Né tránh rủi ro tài sản bao gồm việc khơng thực hiện, khơng triển khai hoạt động có nguy cơ rủi ro tài sản đã nhận dạng; thực hiện hoạt động và đặc biệt loại bỏ hoặc lưu ý tránh các nguyên nhân tạo nên mối hiểm họa và mối nguy hiểm gây nên rủi ro tài sản. Né tránh rủi ro tài sản cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ qua cơ hội, tạo nên rủi ro tài sản ở một lựa chọn khác thay thế lựa chọn đã dùng để né tránh rủi ro hoặc tăng thêm rủi ro đang tồn tại. Trong trường hợp thấy điều kiện phòng cháy của một kho hàng không đảm bảo cho mặt hàng may mặc, doanh nghiệp cho ngừng ngay việc dự trữ hàng hóa tại đó để chuyển sang một nơi khác được coi là biện pháp né tránh rủi ro cháy hàng tồn kho.

Ngăn ngừa rủi ro tài sản là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và biên độ rủi ro, tìm cách để ngăn mức độ tác động của rủi ro đến doanh nghiệp đến mức tối đa nhất. Ví dụ như, tình trạng thiếu hụt hàng hóa dự trữ hay dư thừa dự trữ đều là rủi ro tài sản lưu động ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, việc ngăn ngừa để tình trạng này chỉ xảy ra một lần hoặc rất hiếm khi, hoặc ngăn ngừa việc thiệt hại lớn khi rủi ro xảy ra bằng những thiệt hại nhỏ hơn thông qua biện pháp dự báo tốt nhu cầu dự trữ hàng hóa hay biện pháp ký hợp đồng với khách hàng với điều khoản về lượng hàng, trách nhiệm bồi thường được nghiên cứu chính xác kỹ lưỡng.

Ngăn ngừa rủi ro tài sản bao gồm việc tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích, đó là nguồn rủi ro (mơi trường kinh doanh), mối hiểm họa, mối nguy hiểm và sự tương tác giữa mối hiểm họa và mối nguy hiểm thông qua các biện pháp nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các yếu tố môi trường kinh doanh một cách chuyên nghiệp, các biện pháp cảnh báo rủi ro tài sản.

Giảm thiểu tổn thất rủi ro tài sản được thực hiện bằng các biện pháp nhằm kiểm sốt rủi ro tài sản như tìm cách làm giảm bớt thiệt hại, giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Để giảm thiểu tổn thất rủi ro tài sản doanh nghiệp thường thực hiện việc mua bảo hiểm cho tài sản để nếu có rủi ro xảy ra mức tổn thất doanh nghiệp phải chịu sẽ được giảm thiểu.

Những biện pháp kiểm soát rủi ro tài sản cụ thể cần được doanh nghiệp áp dụng một cách chủ động, thường xuyên bao gồm:

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh những rủi ro tài sản do các nguyên nhân chủ quan gây ra.

Phân loại tài sản chính xác, phù hợp có ý nghĩa trong việc xác định cơ cấu dự trữ các tài sản ngắn hạn (kể cả dự trữ bằng tiền và dưới các khoản phải thu) hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đồng thời không để tài sản ngắn hạn dự trữ quá mức gây lãng phí vốn và giúp đưa ra biện pháp quản lý phù hợp với từng loại.

Tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong các khâu dự trữ sản xuất, tiêu thụ và trong thanh tốn như tiền, hàng tồn kho có vai trị quan trọng, chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất kinh doanh, công nghệ chế biến, chu kỳ cung cấp nguyên vật liệu, chu kỳ cung cấp thành phẩm, hàng hoá. Do vậy, để kiểm soát rủi ro đối với loại tài sản này cần đầu tư từ nguồn vốn dài hạn như nguồn vốn tự có, vay dài hạn ngân hàng hoặc từ nguồn vốn tín dụng thương mại thường xuyên của người cung cấp. Nếu dùng nguồn vốn vay ngắn hạn dễ dẫn đến tình trạng bị động. Hậu quả là gây chậm trễ thanh toán làm mất uy tín doanh nghiệp, thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất, thiếu hàng bán, có khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Với tài sản lưu động không thường xuyên cần thiết, thường có nhiều ở các doanh nghiệp hoạt động thời vụ thì chỉ cần nguồn vốn đầu tư ngắn hạn là vay ngắn hạn ngân hàng hoặc bạn hàng. Nếu vay

dài hạn doanh nghiệp sẽ bị đọng vốn khi hết thời vụ.

Khi phân loại tài sản cố định hữu hình cần phân loại cụ thể thành: tài sản cố định đang dùng cho sản xuất kinh doanh; tài sản cố định chờ đưa vào sử dụng như cơng trình xây dựng đã nghiệm thu chờ đưa vào sử dụng, tài sản cố định nằm chờ do thiếu nguyên liệu hoặc sản phẩm khó tiêu thụ; tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý, chuyển nhượng hoặc cho thuê. Cách phân loại này giúp nhà quản trị rủi ro biết được một cách tổng quát tình hình tài sản cố định đang được dùng cho sản xuất kinh doanh, còn tiềm tàng hoặc ứ đọng để đưa ra các biện pháp khai thác một cách chủ động, kiểm soát các rủi ro tài sản xảy ra.

Khi đầu tư vào những danh mục có tính rủi ro như trái phiếu, cổ phiếu, để phịng ngừa tổn thất có thể xảy ra trong thời gian cơng ty nắm giữ loại tài sản tài chính đó, cơng ty tiến hành trích lập dự phịng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Lượng dự phịng này được tính tốn trên cơ sở chênh lệch giữa giá mua và giá mà doanh nghiệp dự tính sẽ có thể bán ra được khi xảy ra sự giảm sút giá của loại tài sản ấy.

Đồng thời, để kiểm soát rủi ro tài sản cần thiết lập các quỹ dự phòng cho các khoản phải thu khó địi, dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phịng các khoản phải thu khó địi: là khoản dự kiến bị tổn thất của các khoản phải thu sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo do khách hàng, đối tác khơng có khả năng thanh tốn. Để đề phòng những tổn thất do các khoản phải thu khó địi có thể xảy ra gây đột biến về khả năng tái đầu tư sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho các khoản chi phí, thậm chí làm cho doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng khơng có khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp lý, phá sản, doanh nghiệp cần tính trước dự phịng các khoản phải thu khó địi. Việc lập dự phịng nhằm phản ánh đúng giá trị thực tế thuần tuý các khoản phải thu của doanh nghiệp để đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài sản. Giá trị của các khoản phải thu được xác định trên báo cáo tổng kết tài sản là giá trị toàn bộ các khoản phải thu sau khi đã trừ đi dự phịng phải thu khó địi tại thời điểm báo cáo. Về ngun tắc, căn cứ lập dự phịng là phải có bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó địi như là đã làm thủ tục địi nợ nhiều lần nhưng vẫn khơng có kết quả.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản giảm giá nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Chủ yếu xảy ra đối với thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán. Khi thấy hàng tồn kho bị giảm giá liên tục cần lập ngay dự phòng giảm giá. Ý nghĩa của việc lập dự phòng giảm giá giống như dự phịng phải thu khó địi. Việc mua bảo hiểm tài sản, lập các quỹ đầu tư tài sản, xác định và lựa chọn hợp lý phương pháp khấu hao tài sản cố định, xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy, tăng cường đào tạo và thực hành các biện pháp phòng tránh rủi ro tài sản, các biện pháp ứng phó nếu có rủi ro tài sản xảy ra cho tất cả các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp là những biện pháp kiểm sốt rủi ro mang tính chủ động cao cho doanh nghiệp, mặc dù có thể phải tốn kém về mặt chi phí nhưng lại giảm thiểu tối đa những tổn thất khi rủi ro xảy ra mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng có ý thức kiểm sốt rủi ro một cách chuyên nghiệp.

Hộp 5.5. Bài học kiểm soát rủi ro cháy nhà máy từ vụ cháy nhà máy ở Bắc Ninh của công ty Diana

Vụ cháy ở nhà máy sản xuất băng giấy vệ sinh của Công ty Di- ana (Bắc Ninh) ngày 25/10/2013, hồn tồn có thể đề phịng, ngăn chặn được trước, vì vật cháy ở đây là các sản phẩm từ giấy, thứ dễ dập tắt nhất (khác với xăng dầu, hóa chất), lại ở độ cao dưới 15m.

Thứ nhất: Các doanh nghiệp nên đầu tư khoảng 3,4 bể nước (mỗi bể chứa khoảng 500m3) ngay sát các kho, xưởng với các máy bơm tại chỗ (bơm chạy bằng xăng, độc lập với điện lưới). Bể hình ống kín chạy dọc kho, xưởng, có các họng hút nước theo khoảng cách phù hợp. Điều này rất quan trọng, bởi nếu chờ xe cứu hỏa tới, mỗi xe 3 đến 5m3 nước thì lượng nước tại chỗ đã đáp ứng đủ, hơn nữa nước lại có ngay tức thì.

Thứ hai: Khi xảy ra hỏa hoạn, cần báo cháy kịp thời. Để làm được việc này, cần phải lắp thiết bị tự động báo cháy đặt ở những điểm xung yếu khi có khói, lửa, nhiệt độ tăng trên 700C và được định vị ngay nơi phát hỏa.

Thứ ba: Lực lượng phịng cháy, chữa cháy tại cơng ty có nhiệm vụ dập tắt ngay bằng phun nước ồ ạt vào chỗ được báo tín hiệu khói lửa khi mới phát sinh, còn nhỏ.

Với ba điều kiện trên, nếu doanh nghiệp nào thực hiện được thì sẽ giảm bớt được rất nhiều về thiệt hại tài sản nếu xảy ra hỏa

hoạn. Nhưng để đảm bảo được điều kiện một thì yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư.

Theo ước lượng, với suất đầu tư khoảng 500.000 đồng cho mỗi dung tích chứa 1m3 thì muốn có hệ thống bể chứa 1500 - 2000 m3

nước sẽ cần khoảng 1 tỷ đồng. Số tiền đó so với thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng trong vụ cháy vừa qua ở nhà máy Diana (Bắc Ninh) được cho là biện pháp kiểm soát rủi ro của những nhà quản trị doanh nghiệp có tầm nhìn.

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/cach-don-gian- de-dap-vu-chay-lon-o-cong-ty-diana-2905695.html

5.3.2. Tài trợ rủi ro tài sản

Tài trợ rủi ro tài sản là việc thực hiện các hoạt động cung cấp những nguồn lực để bù đắp những tổn thất đã xảy ra, các hoạt động đối phó sau khi có tổn thất trong trường hợp rủi ro tài sản xảy ra bao gồm cả các biện pháp bù đắp và xử lý trong quá trình và sau quá trình rủi ro tài sản xảy ra.

Nếu kiểm soát rủi ro tài sản là những biện pháp chủ động trước để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro tài sản xảy ra tuy nhiên rủi ro vẫn có thể xảy ra thậm chí ngay cả khi đã sử dụng những biện pháp kiểm sốt rủi ro tưởng như tốt nhất thì tài trợ rủi ro là những biện pháp được đề ra để sử dụng khi rủi ro thực sự xảy ra nhằm giảm thiểu một cách tối đa nhất những tổn thất. Hoạt động tài trợ rủi ro tài sản cũng được coi là biện pháp cuối cùng thể hiện bản lĩnh ứng phó của doanh nghiệp trước biến động của môi trường kinh doanh gắn với việc sử dụng và quản lý tài sản. Hoạt động này còn giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế, năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh trên thị trường, làm gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Đôi khi các biện pháp đưa ra nhằm kiểm soát rủi ro tài sản như mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng, trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt là những biện pháp doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra chi phí, thậm chí là chi phí rất lớn với hy vọng rủi ro không xảy ra và không bao giờ doanh nghiệp phải sử dụng đến nhưng khi rủi ro tài sản xảy ra thì chính các biện pháp kiểm sốt rủi ro này trở thành các biện pháp tài trợ rủi ro. Ví dụ như bảo hiểm sẽ giúp tài trợ tổn thất thông qua các khoản chi trả của tổ chức kinh doanh bảo hiểm.

Các biện pháp tài trợ rủi ro tài sản bao gồm hai loại chính: - Tự tài trợ: Nguồn bù đắp tổn thất là nguồn tự chủ động của doanh nghiệp, doanh nghiệp huy động tối đa mọi nguồn lực nội bộ để giải quyết rủi ro tài sản bao gồm cả việc chi trả các chi phí phát sinh và bù đắp hay bồi thường tất cả các vấn đề phát sinh khi rủi ro tài sản xảy ra.

- Chuyển giao tài trợ rủi ro tài sản: Doanh nghiệp thực hiện việc sắp xếp, thương lượng, yêu cầu các thành phần khác (cơ quan bảo hiểm, hỗ trợ từ Chính phủ và các bên liên quan khác) trong việc giải quyết và bù đắp các tổn thất, các vấn đề phát sinh khi có rủi ro tài sản.

Hoạt động tài trợ rủi ro tài sản cần được xác định rõ ràng theo các loại Tài trợ tức thời/tương lai; Tài trợ tự khắc phục/chuyển giao theo tỷ lệ nhất định, tối ưu nhất.

Các hoạt động tài trợ rủi ro tài sản thường được doanh nghiệp áp dụng bao gồm:

Đối với tài sản là hàng tồn kho rơi vào rủi ro ứ đọng nhiều do tiêu thụ chậm, doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp tài trợ rủi ro như hạ giá, khuyến mại...

Với khoản phải thu thì đơn đốc khách hàng trả nợ kịp thời. Tạo điều kiện cho khách hàng một cách tối đa về thủ tục thanh toán, giảm bớt khoản phải thanh toán cho khách hàng một cách hợp lý.

Trong quá trình hoạt động, do ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên và chủ quan của con người mà tài sản cố định của cơng ty bị hao mịn và giảm về giá trị và giá trị sử dụng. Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị tài sản do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên và do tiến bộ kỹ thuật. Có hai loại

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị rủi ro: Phần 2 (Trang 63 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)