TÓM TẮT CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 26 - 27)

Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn tồn tại trong mối liên hệ phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau. Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của mối liên hệ, có thể chia thành hai loại: Liên hệ hàm số và liên hệ tương quan.

Mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội thường là mối liên hệ tương quan. Thống kê sử dụng phương pháp hồi quy và phương pháp tương quan để nghiên cứu mối liên hệ đó (có thể gọi ngắn gọn là phương pháp tương quan).

Phương pháp hồi quy và tương quan nhằm giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản: Xác định mơ hình hồi quy biểu hiện mối liên hệ và đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ bằng các hệ số tương quan hay tỷ số tương quan.

Trường hợp giản đơn là nghiên cứu mối liên hệ giữa hai tiêu thức số lượng. Có thể dựa trên cơ sở phân tích lý luận, kết hợp các phương pháp thống kê như phương pháp đồ thị, phân tổ,... để xác định dạng mơ hình hồi quy là tuyến tính (phương trình bậc nhất) hay phi tuyến tính (phương trình bậc 2, 3, hàm số mũ, ...). Dạng tổng quát của phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân (x) và tiêu thức kết quả (y) là: yx = f(x). Các hệ số của phương trình được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, từ đó dẫn đến hệ phương trình chuẩn, giải hệ phương trình sẽ có kết quả. Các hệ số đó sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân (x) đến tiêu thức kết quả (y). Hệ số tương quan (trường hợp mối liên hệ tương quan tuyến tính), tỷ số tương quan (trường hợp mối liên hệ tương quan phi tuyến tính) được sử dụng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan giữa hai tiêu thức số lượng.

Trường hợp phức tạp là nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa nhiều tiêu thức (nhiều tiêu thức nguyên nhân ảnh hưởng tới một tiêu thức kết quả). Dạng tổng quát của phương trình hồi quy là: yx = f(x1,x2,...,xn). Các hệ số của phương trình tính được sẽ đánh giá vai trị ảnh hưởng của

mỗi tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả. Hệ số tương quan bội đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa tất cả các tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả. Hệ số tương quan riêng đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ riêng từng tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả với điều kiện đã loại trừ ảnh hưởng của các tiêu thức nguyên nhân khác.

Phương pháp hồi quy và tương quan giúp ta nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức. Ngồi ra, có thể tính tốn hệ số co giãn để đo mức độ phản ứng của tiêu thức kết quả (y) đối với sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân (x).

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)