Khái niệm, ý nghĩa của dãy số thời gian

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 31 - 34)

DÃY SỐ THỜI GIAN

6.1. Khái niệm, ý nghĩa của dãy số thời gian

Các hiện tượng kinh tế - xã hội không ngừng biến động theo thời gian. Để nghiên cứu sự biến động đó, thống kê thường sử dụng phương pháp dãy số thời gian.

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Ví dụ: Có tài liệu về doanh thu của một doanh nghiệp qua các năm như sau:

Bảng 6.1: Dãy số thời gian về doanh thu

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu (tỷ.đ) 200 240 276 300 320 Dãy số trên phản ánh sự biến động chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015.

Một dãy số thời gian gồm hai thành phần: Thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu.

Thời gian: Tùy theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu thời gian có

thể là giờ, ngày, tháng, quý, năm… Độ dài thời gian giữa hai mức độ liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian.

Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu thường được biểu hiện bằng các

trị số cụ thể, được gọi là các mức độ của dãy số. Các mức độ này có thể là các số tuyệt đối, số tương đối hoặc số trung bình. Khi thời gian thay đổi thì các mức độ của dãy số cũng thay đổi.

Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu đặc điểm và xu hướng về sự biến động của hiện tượng theo thời gian. Trên cơ sở đó dự báo sự phát triển của hiện tượng trong tương lai.

Căn cứ vào đặc điểm tồn tại của hiện tượng theo thời gian, có thể chia dãy số thời gian làm hai loại: Dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.

Dãy số thời kỳ là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện

tượng trong một độ dài thời gian nhất định. Các mức độ của dãy số thời kỳ là các số tuyệt đối thời kỳ nên phụ thuộc vào khoảng cách thời gian. Khoảng cách thời gian trong dãy số càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn, do đó có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô hiện tượng nghiên cứu trong thời kỳ dài hơn.

Dãy số thời gian về doanh thu của doanh nghiệp trên từ năm 2011 đến năm 2015, phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng năm, là dãy số thời kỳ.

Dãy số thời điểm: Là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của

hiện tượng nghiên cứu tại những thời điểm nhất định. Các mức độ của dãy số thời điểm là các số tuyệt đối thời điểm. Trong dãy số thời điểm các trị số của chỉ tiêu không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian, không được cộng các trị số này lại với nhau.

Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm bằng nhau hoặc có thể khơng bằng nhau.

Ví dụ: Có tài liệu về giá trị hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp X vào ngày đầu các tháng như sau:

Bảng 6.2: Dãy số thời gian về giá trị hàng hóa tồn kho

Ngày 1/1 1/2 1/3 1/4

Giá trị hàng hóa

tồn kho (tỷ.đ) 20 22 28 36

Ở ví dụ trên các khoảng cách thời gian đều bằng nhau là một tháng (với giả sử các tháng đều có số ngày là như nhau).

Ví dụ: Có tài liệu về số lao động của doanh nghiệp X vào các ngày trong quý I của năm nghiên cứu:

Bảng 6.3: Dãy số thời gian về số lao động

Ngày 1/1 15/1 20/2 13/3

Số lao động (người) 102 104 100 110

Các khoảng cách thời gian trong dãy số trên là không bằng nhau. Muốn xây dựng một dãy số thời gian khoa học và chính xác, để phản ánh một cách đúng đắn sự phát triển của hiện tượng theo thời gian cần chú ý đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong

dãy số. Cụ thể là:

- Nội dung, phương pháp tính chỉ tiêu trong dãy số theo thời gian phải thống nhất.

- Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước và sau phải nhất trí. - Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ).

Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó cần phải có sự chỉnh lý thích hợp để đảm bảo khả năng có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)