TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 59 - 60)

Hiện tượng kinh tế - xã hội không ngừng biến động theo thời gian. Thống kê sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích đặc điểm, xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Trên cơ sở đó, dự báo mức độ tương lai của hiện tượng. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại của hiện tượng theo thời gian, có hai loại: Dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.

Để phân tích và đo lường sự biến động của hiện tượng qua thời gian, sử dụng các chỉ tiêu: Mức độ trung bình theo thời gian, lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm).

Hiện tượng biến động qua thời gian thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Để biểu hiện rõ quy luật phát triển của hiện tượng, có thể sử dụng các phương pháp: Mở rộng khoảng cách thời gian, số bình quân di động, phương pháp hồi quy, chỉ số thời vụ. Mỗi phương pháp được áp dụng trong các trường hợp khác nhau, tuỳ theo đặc điểm, tính chất của dãy số thời gian.

Dự báo (dự đoán) thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai trên cơ sở các tài liệu thống kê về hiện tượng. Tài liệu sử dụng trong dự báo thống kê thường là dãy số thời gian. Có thể sử dụng nhiều phương pháp trong dự báo thống kê tuỳ theo đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian. Một số phương pháp dự báo thống kê đơn giản thường được sử dụng như: Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình, dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình, dự báo dựa vào hàm xu thế. Mức độ chính xác của kết quả dự báo phụ thuộc vào đặc điểm biến động của hiện tượng, số lượng các mức độ của dãy số thời gian và tầm xa dự báo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)