Chương 7 CHỈ SỐ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 66 - 67)

CHỈ SỐ

Chỉ số là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học. Trong thống kê chỉ số là một phương pháp phân tích quan trọng và có những đặc thù riêng. Nội dung chương này sẽ trình bày cụ thể về các khái niệm, phân loại chỉ số, phương pháp tính các chỉ số cơ bản và giới thiệu một số chỉ tiêu kinh tế thơng dụng có tính chất chỉ số được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế.

7.1. Một số vấn đề chung về chỉ số

7.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chỉ số

7.1.1.1. Khái niệm

Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của một hiện tượng nghiên cứu (hai thời gian, không gian khác nhau hoặc thực tế và kế hoạch).

Ví dụ:

+ Chỉ số về sản lượng của doanh nghiệp A năm 2015 so với năm 2014 là 120%, đây là quan hệ so sánh giữa giá trị sản lượng của doanh nghiệp trong 2 năm 2015 và 2014.

+ Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2014 so với tháng 2/2014 bằng 101% tức là tăng 1%.

+ Năm 2015, doanh nghiệp A đã hồn thành kế hoạch về doanh thu 112%.

Hình thức biểu hiện của chỉ số là số tương đối (tức là so sánh cùng một loại chỉ tiêu) tuy nhiên không phải số tương đối nào cũng gọi là chỉ số, mà chỉ có 3 loại số tương đối sau mới là chỉ số: Số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối so sánh (so sánh hiện tượng cùng loại ở thời gian khác nhau).

Như vậy, khái niệm chỉ số trong thống kê tương đối rộng, bao gồm các quan hệ so sánh để biểu hiện các mặt biến động của hiện tượng nghiên cứu. Trong thực tế, phương pháp chỉ số thường sử dụng để nghiên cứu sự biến động của các hiện tượng phức tạp, bao gồm các phần tử không thể cộng trực tiếp với nhau được.

7.1.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)