DÃY SỐ THỜI GIAN
6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đố
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu (-).
Tùy theo mục đích nghiên cứu và gốc so sánh khi tính tốn, có lượng tăng (giảm) tuyệt đối sau:
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ):
Là trị số chênh lệch giữa hai mức độ liền kề nhau trong dãy số hay chênh lệch giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ ngay trước đó (kỳ gốc liên hoàn). Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.
Cơng thức tính: i yiyi1 (i = 2, 3,…n). (6.4) Trong đó: i: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian thứ i.
yi: Mức độ kỳ nghiên cứu i.
yi-1: Mức độ kỳ gốc liên hoàn (i-1).
Theo số liệu ở bảng 6.1 có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn sau:
Doanh thu năm 2012 so với năm 2011:
2 y2y1 = 240 - 200 = 40 tỷ đồng. Doanh thu năm 2013 so với năm 2012:
3 = y3 - y2 = 276 - 240 = 36 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2014 so với năm 2013:
4 = y4 - y3 = 300 - 276 = 24 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2015 so với năm 2014:
5 = y5 - y4 = 320 - 300 = 20 tỷ đồng.
Như vậy, doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn):
Là trị số chênh lệch giữa mức độ kỳ nghiên cứu và mức độ của kỳ nào đó được chọn làm gốc cố định cho mọi lần so sánh (thường là mức độ đầu tiên trong dãy số). Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng trong khoảng thời gian dài.
Cơng thức tính: i yiy1 (i = 2, 3,…n) (6.5) Trong đó: i: Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc ở thời gian i.
Theo số liệu ở bảng 6.1, ta có các lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc sau:
Doanh thu năm 2012 so với 2011:
2 = y2 - y1 = 240 - 200 = 40 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2013 so với 2011:
3 = y3 - y1 = 276 - 200 = 76 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2014 so với 2011:
4 = y4 - y1 = 300 - 200 = 100 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2015 so với 2011:
5 = y5 - y1 = 320 - 200 = 120 tỷ đồng.
Mối quan hệ giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc:
i 1 n n 2 3 1 2 1 n n y y (y y )(y y )...(y y ) (6.6)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc bằng tổng đại số của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình:
Là số trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. Chỉ tiêu này phản ánh trung bình mỗi khoảng thời gian hiện tượng tăng hoặc giảm với mức độ tuyệt đối là bao nhiêu.
Cơng thức tính: 1 1 1 1 n y y n n n n i (6.7) Theo ví dụ trên: = 30 1 5 200 320 tỷ đồng.
Như vậy, trung bình một năm (trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015) doanh thu của doanh nghiệp tăng 30 tỷ đồng.
Từ cơng thức tính lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình cho thấy: Chỉ nên tính trong trường hợp dãy số thời gian biến động theo một xu hướng nhất định.