Suy rộng kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 130 - 133)

- Khi so sánh mức độ của hiện tượng giữ a2 thời gian hoặc không

ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

8.4.4. Suy rộng kết quả điều tra

Sau khi đã thu thập được tài liệu ở các đơn vị điều tra thì tiến hành tính tốn suy rộng trực tiếp cho tồn bộ hiện tượng. Vì các đơn vị điều tra được lựa chọn đại diện cho từng tổ nên khi suy rộng phải chú ý đến tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong toàn bộ hiện tượng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 8

Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không tồn bộ, trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị trong toàn bộ các đơn vị của đối tượng nghiên cứu để điều tra thực tế. Có 2 phương pháp điều tra chọn mẫu: điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Điều tra chọn mẫu cho phép tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính kịp thời của tài liệu điều tra.

Ta sử dụng các cơng thức tốn học để xác định sai số trung bình chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu, số đơn vị tổng thể mẫu. Có hai phương pháp suy rộng tài liệu: Phương pháp tính đổi trực tiếp và phương pháp hệ số điều chỉnh. Tùy thuộc vào đặc điểm của tổng thể chung và khả năng tổ chức điều tra, có thể sử dụng các phương pháp để lựa chọn đơn vị tổng thể mẫu sau đây: Chọn ngẫu nhiên, chọn đơn thuần, chọn máy móc, chọn phân loại, chọn cả khối. Phạm vi sai số chọn mẫu đối với từng phương pháp có sự khác nhau.

Một cuộc điều tra chọn mẫu thường được tiến hành theo một quy trình gồm các giai đoạn sau: Xác định mục đích của cuộc điều tra chọn mẫu, xác định tổng thể nghiên cứu, xác định nội dung điều tra, xác định số lượng, đơn vị tổng thể mẫu và phương pháp tổ chức chọn mẫu tiến hành thu thập tài liệu trên mẫu, suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu và đưa ra kết luận về tổng thể chung.

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 8

1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và trường hợp vận dụng của điều tra chọn mẫu?

2. Trình bày khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến sai số chọn mẫu, cơng thức xác định sai số trung bình chọn mẫu?

3. Trình bày phương pháp xác định phạm vi sai số chọn mẫu, quy mô tổng thể mẫu và các phương pháp suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu?

4. Trình bày các phương pháp tổ chức chọn mẫu thường dùng, trường hợp vận dụng của các hình thức tổ chức đó?

5. Trình bày quy trình tổ chức điều tra chọn mẫu. Cho ví dụ minh họa?

BÀI TẬP CHƯƠNG 8

Bài 1:

Trong một doanh nghiệp có 1000 cơng nhân, người ta chọn ra 50 cơng nhân để điều tra năng suất lao động theo phương pháp chọn 1 lần. Kết quả điều tra cho thấy: Thời gian hao phí trung bình để sản xuất một sản phẩm của mỗi công nhân là 32 phút, độ lệch tiêu chuẩn là 6 phút.

Hãy tính:

Phạm vi sai số chọn mẫu khi suy rộng kết quả điều tra, với trình độ tin cậy 0,954?

Thời gian hao phí trung bình để sản xuất 1 sản phẩm của mỗi công nhân trong doanh nghiệp?

Với số liệu trên, nếu điều tra 100 cơng nhân thì kết quả suy rộng sẽ là bao nhiêu. Hãy so sánh các kết quả tính được?

Bài 2:

Một doanh nghiệp có 2000 cơng nhân, người ta chọn 100 công nhân để điều tra về năng suất lao động theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần (khơng hồn lại). Kết quả điều tra như sau:

NSLĐ (Tấn) Số công nhân (Người)

40 - 50 15

50 - 60 60

60 - 70 25

Hãy tính:

a. Năng suất lao động trung bình của số cơng nhân đã được điều tra? b. Phương sai mẫu về năng suất lao động?

c. Phạm vi sai số chọn mẫu khi suy rộng NSLĐ trung bình của cơng nhân trong tồn doanh nghiệp với độ tin cậy 0,954?

d. Nếu số công nhân được chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần (có hồn lại) thì sai số trung bình chọn mẫu sẽ là bao nhiêu?

Bài 3:

Theo kết quả điều tra 10% nhân khẩu của thành phố A vào tháng 1 năm N bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần (khơng hồn lại) thấy có 8% số nhân khẩu trên 80 tuổi; 14% dưới 6 tuổi và 18% là công nhân.

Biết rằng tổng số nhân khẩu của thành phố A tại thời điểm điều tra là 300.000 người.

Với xác suất tin cậy 0,954 hãy tính:

Phạm vi sai số chọn mẫu về tỷ trọng của mỗi loại nhân khẩu nói trên? Tỷ trọng của mỗi loại nhân khẩu nói trên trong cả thành phố?

Bài 4:

Một doanh nghiệp sản xuất bóng đèn điện, người ta tiến hành chọn mẫu 200 bóng đèn để xác định thời gian thắp sáng trung bình một bóng đèn, trong một đợt sản xuất gồm 100.000 bóng theo phương pháp chọn không hồn lại. Với xác suất 0,997, hãy tính:

Phạm vi sai số chọn mẫu về thời gian thắp sáng trung bình của bóng đèn? Biết độ chênh lệch tiêu chuẩn của số bóng đèn điều tra là 100 giờ.

Thời gian thắp sáng trung bình của số bóng đèn đã sản xuất? Nếu thời gian thắp sáng trung bình của số bóng đèn điều tra là 980 giờ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)