- Khi so sánh mức độ của hiện tượng giữ a2 thời gian hoặc không
ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
8.1. Khái niệm và ý nghĩa của điều tra chọn mẫu
Khi tiến hành điều tra thống kê, nếu xét theo phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, có thể phân loại điều tra làm hai loại là điều tra tồn bộ và điều tra khơng tồn bộ. Có nhiều loại điều tra khơng tồn bộ, trong đó điều tra chọn mẫu là loại điều tra khơng tồn bộ được sử dụng phổ biến nhất.
Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra khơng tồn bộ, trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị trong toàn bộ các đơn vị của đối tượng nghiên cứu để điều tra thực tế. Các đơn vị này được chọn theo những quy tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu. Kết quả điều tra thường dùng để tính tốn, suy rộng và đánh giá cho tồn bộ hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Để điều tra đánh giá chất lượng sản phẩm đồ hộp sản xuất của một doanh nghiệp, người ta chỉ tiến hành chọn ngẫu nhiên một số hộp trong lơ sản phẩm đó để điều tra thực tế. Dựa vào kết quả điều tra được có thể tính tốn, suy rộng và đánh giá chất lượng cho cả lô sản
phẩm sản xuất. Hay muốn tiến hành điều tra đánh giá mức sống dân cư của một địa phương, có thể chọn một số đủ lớn số hộ gia đình để thu thập tài liệu. Trên cơ sở tài liệu điều tra được ở những hộ gia đình đó suy rộng để đánh giá về mức sống dân cư của toàn địa phương…
Tuy chỉ điều tra một số đơn vị mà kết quả lại có thể suy rộng cho tồn bộ tổng thể. Về điều này, quy luật số lớn đã chỉ ra rằng: Nếu nghiên cứu một số tương đối lớn đơn vị cá biệt thì những biểu hiện ngẫu nhiên những đặc thù có tính đơn nhất sẽ bù trừ và triệt tiêu cho nhau, tính quy luật sẽ được biểu hiện rõ. Lý thuyết xác suất cũng chứng minh rằng: Sự sai khác giữa số bình quân của một số rất lớn các đại lượng ngẫu nhiên với kỳ vọng tốn của nó là một lượng nhỏ tùy ý.
Trong điều tra chọn mẫu cần chọn một số đủ lớn các đơn vị để điều tra thực tế, có thể chọn theo hai cách: Chọn ngẫu nhiên và chọn phi ngẫu nhiên. Chọn ngẫu nhiên là việc chọn các đơn vị một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chọn, được gọi là chọn
mẫu ngẫu nhiên. Chọn phi ngẫu nhiên là việc chọn các đơn vị khơng
hồn tồn khách quan, cịn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chọn, được gọi là chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
So với điều tra tồn bộ thì điều tra chọn mẫu có một số ưu điểm sau: - Điều tra chọn mẫu thường nhanh hơn rất nhiều so với điều tra tồn bộ, vì điều tra ít đơn vị, nên các cơng việc chuẩn bị sẽ gọn, số lượng tài liệu ghi chép giảm đi, thời gian điều tra ghi chép, thời gian tổng hợp, phân tích sẽ được rút ngắn. Điều này làm cho điều tra chọn mẫu có tính kịp thời cao.
- Do chỉ điều tra thực tế ở một số đơn vị của hiện tượng nghiên cứu nên cần ít nhân viên điều tra và mọi chi phí sẽ giảm, do đó điều tra chọn mẫu tiết kiệm được khá nhiều sức người, vật tư và tiền của.
- Cũng do số đơn vị điều tra ít nên điều tra chọn mẫu cho phép mở rộng nội dung điều tra, đi sâu nghiên cứu nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu.
- Tài liệu thu thập được trong điều tra chọn mẫu sẽ có độ chính xác cao, bởi vì số nhân viên điều tra cần ít nên có thể chọn những người có
kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ cao, đồng thời việc kiểm tra số liệu có thể tiến hành tỷ mỷ và tập trung, khiến cho các sai số do ghi chép giảm đi nhiều.
Điều tra chọn mẫu khơng địi hỏi một tổ chức lớn như điều tra toàn bộ. Một cơ quan nhỏ cũng có thể tiến hành điều tra chọn mẫu.
Tóm lại, điều tra chọn mẫu có rất nhiều ưu điểm, sử dụng nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song không vì thế mà cho rằng có thể dùng điều tra chọn mẫu để hồn toàn thay thế điều tra tồn bộ và cũng khơng nên cho rằng kết quả suy rộng của điều tra chọn mẫu sẽ chính xác như kết quả điều tra toàn bộ. Do điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành thu thập tài liệu ở một số đơn vị nên khi suy rộng cho toàn bộ hiện tượng nghiên cứu sẽ có những sai số so với kết quả điều tra tồn bộ. Đây chính là nhược điểm cơ bản của điều tra chọn mẫu. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp nhằm giảm sai số đến mức thấp nhất, có thể chấp nhận được để tài liệu suy rộng phản ánh đúng thực tế hiện tượng nghiên cứu.
Điều tra chọn mẫu có thể được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp với mục đích khác nhau:
- Khi đối tượng nghiên cứu cho phép vừa có thể điều tra tồn bộ, vừa có thể điều tra chọn mẫu thì người ta thường tiến hành điều tra chọn mẫu để có kết quả nhanh và tiết kiệm chi phí hơn.
- Đối với những hiện tượng phức tạp có quy mô quá lớn, những hiện tượng khi điều tra có liên quan đến việc phá hủy đơn vị điều tra thì khơng thể điều tra tồn bộ mà phải sử dụng điều tra chọn mẫu.
- Kết hợp với điều tra toàn bộ để mở rộng nội dung điều tra và đánh giá kết quả điều tra toàn bộ. Trong một số cuộc điều tra (như tổng điều tra dân số) người ta đồng thời tổ chức điều tra chọn mẫu trong phạm vi nhỏ. Mục đích của cuộc điều tra chọn mẫu này là để mở rộng nội dung điều tra và kiểm tra kết quả của điều tra toàn bộ.
- Dùng để tổng hợp nhanh tài liệu điều tra toàn bộ. Trong các cuộc điều tra toàn bộ, nhất là trong tổng điều tra dân số thường phải tổng hợp rất nhiều chỉ tiêu khác nhau và qua nhiều cấp. Muốn hoàn thành khối
lượng như vậy phải mất nhiều thời gian, có khi hàng năm. Để có thơng tin nhanh, phục vụ kịp thời cho yêu cầu của lãnh đạo, có thể dùng chọn mẫu để tổng hợp nhanh tài liệu.
- Điều tra chọn mẫu còn được sử dụng trong trường hợp muốn so sánh các hiện tượng với nhau mà chưa có tài liệu cụ thể, hoặc muốn kiểm định lại giả thiết đặt ra.
Điều tra chọn mẫu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh tế quốc dân. Trong sản xuất cơng nghiệp có thể dùng điều tra chọn mẫu để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, nghiên cứu tình hình năng suất lao động và tiền lương cơng nhân, tình hình sử dụng thời gian lao động, sử dụng thiết bị sản xuất và nguyên vật liệu... Trong nơng nghiệp có thể dùng điều tra chọn mẫu để nghiên cứu tỷ suất nảy mầm của hạt giống điều tra năng suất và sản lượng cây trồng, điều tra chất lượng đàn gia súc... Trong thương mại dùng điều tra chọn mẫu để kiểm tra chất lượng hàng hóa, điều tra giá cả thị trường, nghiên cứu nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng của nhân dân. Điều tra chọn mẫu còn được áp dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân khác. Đặc biệt trong lĩnh vực xã hội, điều tra chọn mẫu càng được áp dụng nhiều hơn để nghiên cứu thái độ của mọi người đối với một vấn đề gì đó, điều tra tâm lý, xã hội...