Tốc độ tăng (giảm)

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 41 - 43)

DÃY SỐ THỜI GIAN

6.2.4. Tốc độ tăng (giảm)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Tương ứng với các tốc độ phát triển có các tốc độ tăng (giảm) sau:

+ Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:

Là tỷ lệ so sánh giữa lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. Chỉ tiêu này phản ánh giữa hai thời gian liền nhau hiện tượng đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.

Cơng thức tính: 1   i i i y a  hoặc ai ti 1 (hay 100%) (6.13) Trong đó: ai là các tốc độ tăng giảm liên hoàn (biểu hiện bằng số

Từ các kết quả đã tính tốn ở trên, ta có các tốc độ tăng qua các năm: a2 = t2 - 1= 1,2 - 1 = 0,2 lần hay 20%. a3 = t3 - 1= 1,15 - 1 = 0,15 lần hay 15%. a4 = t4 - 1= 1,087 - 1 = 0,087 lần hay 8,7%. a5 = t5 - 1= 1,0667 - 1 = 0,0667 lần hay 6,67%. + Tốc độ tăng (giảm) định gốc

Là tỷ lệ so sánh giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Chỉ tiêu này phản ánh hiện tượng ở kỳ nghiên cứu đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu % so với kỳ gốc cố định. Cơng thức tính: 1 1     i i i T y A (hay 100%) (6.14) Ai: Tốc độ tăng (giảm) định gốc (biểu hiện bằng số lần hoặc %). Tính được các tốc độ tăng (giảm) định gốc về doanh thu ở ví dụ trên:

A2 = T2 - 1 = 1,2 - 1= 0,2 lần hay 20%. A3 = T3 - 1 = 1,38 - 1 = 0,38 lần hay 38%. A4 = T4 - 1 = 1,5 - 1= 0,5 lần hay 50%. A5 = T5 - 1 = 1,6 - 1 = 0,6 lần hay 60%.

+ Tốc độ tăng (giảm) trung bình :

Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu.

Cơng thức tính: a t1 hoặc at(%)100 (6.15) Trong đó : Là tốc độ tăng (giảm) trung bình.

Theo kết quả tính tốn trên, ta có: = 1,1247 - 1 = 0,1247 lần hay 12,47%.

Nghĩa là tốc độ tăng trung bình hàng năm về doanh thu của doanh nghiệp là 12,47%.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê: Phần 2 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)