NGHIỆP
NGHIỆP
Trên phương diện lý thuyết, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp. Xét theo chức năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp được hiểu là một đơn vị kinh tế sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, kỹ thuật và con người để thực hiện những hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thơng qua đó tối đa hóa được lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp được các mục tiêu xã hội nhất định. Xét theo quy định pháp lý, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh1.
Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế, có hình thức tồn tại đa dạng. Theo Luật doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam (2014), một doanh nghiệp có thể được tổ chức dưới hình thức là cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau tạo thành nhóm cơng ty dưới các hình thức là tập đồn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ - công ty con.
* Giá trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, giống như các hàng hóa thơng thường, doanh nghiệp cũng là đối tượng được giao dịch trao đổi dưới các hình thức khác nhau như mua bán, hợp nhất, chia tách,… Khi đó, doanh nghiệp được xem là một loại hàng hóa và giá cả và giá trị của chúng cũng chịu sự chi phối bởi các quy luật của thị trường. Tuy nhiên, không giống như hàng hóa thơng thường, doanh nghiệp được xem là một loại hàng hóa đặc biệt. Mỗi doanh nghiệp có quy mơ và cơ cấu tài sản khác nhau, có vị trí và trụ sở kinh doanh riêng biệt, có cơ cấu quản trị và năng lực tài chính khác