Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Định giá tài sản: Phần 2 (Trang 29 - 35)

nghiệp sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, cụ thể:

a. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Đây là các yếu tố tác động từ phía bên ngồi doanh nghiệp, vượt khỏi khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, bao gồm:

* Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mơ (mơi trường tổng qt):

- Tình hình kinh tế vĩ mô: Một doanh nghiệp luôn tồn tại và hoạt động trong một môi trường kinh tế vĩ mô nhất định và chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc mơi trường đó. Trạng thái của nền kinh tế vĩ mô được phản ánh qua diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đối, cán cân thanh toán quốc tế,… Khi các chỉ số này biến động, sẽ có tác động đến q trình hoạt động cũng như kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Diễn biến của kinh tế vĩ mơ có thể tạo những điền kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá hợp lý,…) từ đó tác động tích cực, làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình kinh tế vĩ mơ cũng có thể đưa lại những khó khăn và bất lợi cho doanh nghiệp (chẳng hạn như lạm phát cao, suy thoái kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng,…) từ đó làm cho giá trị doanh nghiệp bị giảm sút.

- Tình hình chính trị, pháp luật: Chính trị và pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tình hình chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo, pháp luật nghiêm minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể thu hút đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng hiệu quả hoạt động, từ đó tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, nếu pháp luật yếu kém, tình hình chính trị bất ổn như xảy ra đảo chính, biểu tình, khủng bố,… sẽ làm cho doanh nghiệp khó thu hút đầu tư, hoạt động thiếu an tồn, kém hiệu quả, từ đó làm giảm giá trị doanh nghiệp.

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

145

GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

+ Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, nhất quán của hệ thống pháp luật: đây là yếu tố tạo ra “luật chơi”, ràng buộc trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.

+ Quan điểm, chủ trương của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh thông qua các văn bản pháp quy theo chiều hướng tơn trọng, khuyến khích tự do kinh doanh hay hạn chế.

+ Năng lực pháp luật của Nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng: Đây là yếu tố tạo ra sự nghiêm minh của pháp luật, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể, đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận, tiêu cực. Nếu pháp luật đã ban hành song không trở thành hiện thực, không được thực thi một cách nghiêm minh sẽ không thể ngăn chặn và loại trừ được các hành vi tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả,… ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tình hình văn hóa, xã hội: Mơi trường văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đến cách tiếp cận về hình thức, phương thức kinh doanh và khả năng thành công của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc mơi trường văn hóa xã hội bao gồm:

+ Lối sống, tư tưởng, đạo đức, phong tục, tập quán, ngôn ngữ,…: Đây là những yếu tố thuộc mơi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mà doanh nghiệp nắm bắt được tình hình văn hóa, xã hội, tổ chức các hình thức kinh doanh, phương thức phục vụ khách hàng, các hoạt động marketing,… phù hợp với văn hóa, lối sống, phong tục tập qn thì mới có cơ sở để đảm bảo sự thành cơng, từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp.

+ Quy mô, cơ cấu, mật độ dân cư, sự gia tăng dân số, giới tính, độ tuổi, mức thu nhập của dân cư,…: Đây là các căn cứ để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động nghiên cứu, dự báo nhu cầu, xác định phân khúc thị trường mục tiêu,…, thiết kế sản phẩm, dịch vụ phù hợp để tiến hành sản xuất, cung ứng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, qua đó thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Tình hình ơ nhiễm mơi trường, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,…: những yếu tố này chi phối đến các quyết định lựa chọn cơng nghệ kinh doanh, tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào,… nhằm

giảm thiểu chi phí SXKD, đáp ứng những địi hỏi về bảo vệ mơi trường, từ đó góp phần tạo ra giá trị doanh nghiệp.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ: Đây là yếu tố có tác động làm thay đổi căn bản sự lựa chọn về quy trình cơng nghệ và phương thức tổ chức SXKD. Nếu doanh nghiệp nắm bắt và ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học - cơng nghệ vào q trình quản lý và kinh doanh thì sẽ giúp chodn có thể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả quản lý, từ đó góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học - cơng nghệ thì sẽ bị tụt hậu, giảm sức cạnh tranh, không cải thiện được hiệu quả, từ đó giá trị doanh nghiệp bị giảm sút.

* Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vi mô (môi trường đặc thù của ngành):

- Khách hàng: Thị trường của doanh nghiệp chính là tập khách hàng của doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng của doanh nghiệp sẽ chi phối các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Khi xem xét yếu tố khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung hay ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp nói riêng, người ta thường nghiên cứu các khía cạnh khác nhau như: Sự trung thành và thái độ của khách hàng; số lượng và chất lượng khách hàng; uy tín, các mối quan hệ và khả năng phát triển các mối quan hệ; thị phần hiện tại và tương lai; quy mô và sự cải thiện của doanh số tiêu thụ;…

- Nhà cung cấp: Tính ổn định và giá cả của nguồn cung đầu vào có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo cho hoạt động SXKD được diễn ra liên tục, giảm được giá thành, từ đó góp phần tạo ra giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn cung đầu vào có giá cao và thiếu ổn định thì sẽ làm gia tăng giá thành đầu vào, gián đoạn hoạt động SXKD, gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp. Khi đánh giá nhà cung cấp, người ta thường xem xét các khía cạnh khác nhau như: Sự phong phú của các nguồn cung cấp; khối lượng, chủng loại, danh mục nguyên vật liệu có thể thay thế cho nhau; khả năng cung cấp

147

GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

ổn định, kịp thời; chất lượng, giá cả nguồn cung và khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp khác.

- Đối thủ cạnh tranh: Sự xuất hiện và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Khi đánh giá về tình hình cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh, người ta thường xem xét các khía cạnh: giá cả, chất lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm; các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm; số lượng đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ; các yếu tố và mầm mống có thể làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới; khả năng giải quyết các áp lực cạnh tranh.

- Cơ quan quản lý nhà nước: Đây là những chủ thể thực hiện những hoạt động quản lý, giám sát hành chính nhà nước đối với q trình ra đời và hoạt động của doanh nghiệp dưới các hình thức như kiểm tra, giám sát sự tuân thủ luật pháp, bảo đảm các điều kiện an ninh, an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình theo luật định như đăng ký kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ, kịp thời, chấp hành tốt luật lao động, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường sinh thái,… thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh, khẳng định được uy tín của mình đối với xã hội và cơ quan nhà nước, từ đó có ảnh hưởng tích cực đến giá trị doanh nghiệp.

b. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Đây là các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp, doanh nghiệp hồn tồn có thể kiểm sốt và chi phối chúng, bao gồm:

- Tình hình tài sản của doanh nghiệp: Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp là yếu tố cơ sở vật chất cần thiết, là điều kiện không thể thiếu được để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Quy mô, cơ cấu và hiện trạng tài sản của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng có tính chất quyết định đến khối lượng, chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra, đồng thời phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Trong công tác định giá, giá trị tài sản được coi là một căn cứ rõ ràng nhất để định giá doanh nghiệp và giá trị tài sản là cơ sở đảm bảo giá trị tối thiểu của

doanh nghiệp, bởi lẽ nếu doanh nghiệp không tạo ra được thu nhập thì người ta có thể bán các tài sản của doanh nghiệp để nhận về một khoản thu nhập nhất định. Do đó, tình hình tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp và khi sử dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp, người ta thường coi trọng các phương pháp có liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.

- Vị trí kinh doanh: Đây là yếu tố có thể tạo ra lợi thế thương mại cho doanh nghiệp, từ đó góp phần đem lại thu nhập vượt trội cho doanh nghiệp. Khi đánh giá vị trí kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường xem xét các khía cạnh về địa điểm, địa hình, hình dáng, diện tích, khả năng tiếp xúc với môi trường xung quanh, cơ sở hạ tầng,… của doanh nghiệp và các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, (chẳng hạn doanh nghiệp kinh doanh thương mại) có vị trí kinh doanh thuận lợi như ở trung tâm đô thị, nơi đơng dân cư, có đường giao thơng thuận tiện,… sẽ có được những lợi thế thương mại như có thể tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch,… đồng thời có thể tiếp cận thị trường, thu hút khách hàng một cách dễ dàng, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng thuận lợi,… Mặc dù, với vị trí thuận lợi, doanh nghiệp có thể phải chấp nhận một số khoản chi phí cao như chi phí th văn phịng, th cửa hàng, thuê lao động, chi phí dịch vụ mua ngồi,… Song nhìn chung, lợi thế về vị trí sẽ góp phần quan trọng tạo ra doanh thu và lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng tích cực đến giá trị doanh nghiệp. Do đó, khi định giá doanh nghiệp, vị trí kinh doanh được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

- Uy tín kinh doanh: Khi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã được khách hàng chấp nhận sử dụng, được đánh giá cao và tin cậy thì doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín kinh doanh của mình. Khi đó, thương hiệu của doanh nghiệp trở thành một tài sản có giá trị thực sự và người ta có thể mua bán quyền sử dụng thương hiệu (nhãn hiệu thương mại). Do đó, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp được xem là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị doanh nghiệp.

149

GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

thuật, cơng nghệ kinh doanh và sự thành thạo tay nghề của người lao động là một trong những yếu tố góp phần quan trọng tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo ra

Một phần của tài liệu Giáo trình Định giá tài sản: Phần 2 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)