* Khái niệm
Trên cơ sở các khái niệm giá trị doanh nghiệp và định giá tài sản, định giá doanh nghiệp (xác định giá trị doanh nghiệp) được hiểu là việc sử dụng các phương pháp phù hợp để ước tính giá trị doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó theo một mục đích nhất định. Nói cách khác, định giá doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong q trình hoạt động, làm cơ sở cho các giao dịch thông thường của thị trường.
* Mục đích của định giá doanh nghiệp
Hoạt động định giá doanh nghiệp được xuất phát từ các nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và nhằm thực hiện các mục đích của các chủ thể này. Thông thường, hoạt động định giá doanh nghiệp hướng tới các mục đích cơ bản sau:
- Phục vụ cho giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, cổ phần hóa, giải thể, thanh lý doanh nghiệp,… Đây là các giao dịch có tính chất thông thường và phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Việc định giá doanh nghiệp sẽ cung cấp các căn cứ cần thiết
143
GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
để có thể tiến hành thương lượng, thỏa thuận và đảm bảo sự thành công các giao dịch kể trên.
- Đề ra các quyết định đầu tư và quản lý:
Trong quá trình đầu tư vào doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để nhà đầu tư có thể phân tích, đánh giá các cơ hội đầu tư. Giá trị doanh nghiệp được xem là thông tin đầu vào vô cùng quan trọng để các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư. Trong quản trị tài chính, mục tiêu của quản trị là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, trong khi đó, giá trị doanh nghiệp là sự phản ánh tổng hợp năng lực nội tại, khả năng tồn tại và tương lai phát triển của doanh nghiệp. Cho nên, giá trị doanh nghiệp là một trong những cơ sở để các nhà quản trị có thể đưa ra quyết định quản lý đúng đắn nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Do vậy, việc định giá doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư, nhà quản lý có thể đề ra các quyết định của mình.
- Đánh giá uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng của doanh nghiệp: Giá trị doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng của doanh nghiệp. Ngược lại, khi xác định được giá trị doanh nghiệp, nhìn vào giá trị doanh nghiệp, người ta cũng có thể đánh giá được uy tín, năng lực tài chính và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường.
- Cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế vĩ mơ: Trên TTCK, giá cả chứng khốn có thể có khoảng cách khá xa so với giá trị thực của chúng. Khi đó, TTCK được xem là rơi vào trạng thái hoạt động thiếu ổn định, khơng lành mạnh, có thể dẫn đến hiện tượng “bong bóng” giá chứng khốn, từ đó xuất hiện các nguy cơ đổ vỡ thị trường, gây khủng hoảng tài chính. Do đó, các thơng tin về giá trị doanh nghiệp được xem là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý TTCK có thể đánh giá tính ổn định, lành mạnh của TTCK, nhận dạng các dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường,… Trên cơ sở đó, có thể đưa ra các biện pháp can thiệp, điều tiết phù hợp nhằm tạo ra sự ổn định, lành mạnh và phát triển thị trường tốt hơn.