Nội dung quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ - CP có nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước thống nhất về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn soạn thảo, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động bán đấu giá; hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đó. Ban hành, quản lý và hướng dẫn theo thẩm quyền việc sử dụng các mẫu văn bản, giấy tờ trong lĩnh vực bàn đấu giá tài sản, Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản. Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản theo thẩm quyền. Tổng hợp và hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được Chính phủ giao.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động bán đấu giá tài sản. Hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá là tài sản nhà nước, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Hướng dẫn chung về mức thu, việc quản lý, sử dụng lệ phí
cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá, phí đấu giá thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định thành lập Trung tâm; bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho Trung tâm theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp có thu. Quy định cụ thể về mức phí đấu giá tại địa phương căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với các quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.
Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương theo quy định của Nghị định số 171/2004/NĐ - CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Hướng dẫn nghiệp vụ bán đấu giá tài sản cho các tổ chức bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương; xây dựng đề án về lộ trình chuyển đổi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản sang mơ hình doanh nghiệp đối với tỉnh, thành phố có từ 02 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản trở lên, trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án khi được phê duyệt; kiểm tra, thanh tra và sử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản trong địa phương theo thẩm quyền; báo cáo Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản tại địa phương theo định kỳ hàng năm và trong các trường hợp đột xuất; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Điều 53 Nghị định số 17/2010/NĐ - CP). Ngồi nhiệm vụ, quyền hạn trên Sở Tư pháp cịn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: Lập danh sách Đấu giá viên, cập nhật nội dung thay đổi, bổ sung danh sách đấu giá viên của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, chi nhánh của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, thành phố; phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư rà sốt, theo dõi và cập nhật thơng tin liên quan đến các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản tại địa phương; công bố danh sách, cập nhật theo định kỳ hàng quý danh sách Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, chi nhánh của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, danh sách đấu giá viên trên địa bàn tỉnh, thành phố trên trng thông tin điện tử của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Sở tư pháp để các tổ chức, cá nhân biết và liên hệ; theo dõi, phát hiện và gửi văn bản về Bộ tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định; chủ trì phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, các sở, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản theo định kỳ, kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của tổ chức bán đấu giá (Điều 19 Thông tư số 23/2010/TT - BTP ngày 06/12/2010 quy định chi tiết và
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ - CP).
Kết luận chương 1
Bán đấu giá tài sản là một dịch vụ ngày càng có vai trị và vị trí quan trọng trong đời sống xã hội nước ta. Bán đấu giá tài sản là một cách thức linh hoạt để chuyển quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang một chủ thể khác góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa nói riêng phát triển một cách đa dạng.
Ở nước ta hoạt động bán đấu giá tài sản trong những năm gần đây đã có sự phát triển nhất định và từng bước góp phần quan trọng trong cơng tác thi hành pháp luật. Theo quan niệm truyền thống thì bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản cơng khai mà có nhiều người muốn mua và sẽ thực hiện việc trả giá từ thấp cho đến khi trả giá cao nhất và người bán đấu giá đồng ý bán bằng hình thức gõ búa. Dưới góc độ pháp lý thì bán đấu giá tài sản là hình thức bán cơng khai một tài sản, một khối tài sản theo đó có nhiều người muốn mua và tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá là người mua được tài sản. Việc bán đấu giá được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, khách quan và liên tục bảo vệ quyền và lợi ích hopự pháp của các chủ thể tham gia theo quy địng của pháp luật.
Có thể thấy bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ rất lâu và nó tương đối phát triển ở các nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động bán đấu giá tài sản mới chỉ thực sự bắt đầu hình thành và phát triển khi Đảng và Nhà nước ta áp dụng chính sách mở cửa, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với sự hình thành và phát triển của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Chương 2