luật có liên quan
Năm 2005, Bộ Luật Dân sự đầu tiên ở nước ta đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995. Việc ban hành Bộ Luật dân sự đã tạo lập được một hành lang pháp lý an toàn, bảo đảm cho các quan hệ, các giao dịch dân sự được thực hiện một cách khách quan, minh bạch, đồng thời bảo đảm và bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân. Với tư cánh là một Bộ luật gốc, Bộ Luật dân sự năm 1995 được coi là một văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực dân sự (văn bản pháp luật gốc điều chỉnh các quan hệ dân
sự), Bộ luật có phạm vi điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội
là các giao dịch dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong đó có quan hệ về bán đấu giá tài sản.
Để từng bước cụ thể hóa các điều, khoản đã được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 1995, đặc biệt để cụ thể hóa các quy định của Bộ Luật dân sự về bán đấu giá tài sản, Quốc hội đã giao cho Chính Phủ xây dựng và ban hành quy định về quy chế bán đấu giá tài sản. Trên cơ sở đó ngày 19/12/1996 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 86/CP kèm theo Quy chế bán đấu giá tài sản và sau đó Bộ Tư pháp đã ban hành Thơng tư số 399/PLDSKT ngày 07 tháng 04 năm 1997 hướng dẫn thi hành một số quy định của Quy chế bán đấu giá tài sản đã được ban hành.
Việc ban hành Nghị định số 86/CP kèm theo Quy chế bán đấu giá tài sản và Thông tư số 399/PLDSKT hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế bán đấu giá tài sản thì chúng được xem là những văn bản pháp luật có giá trị và tính chất quan trọng trong việc thành lập các Trung tâm cũng như các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đó là các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do Sở Tư pháp quản lý một tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là bán đấu giá tài sản để thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.
Theo số liệu thống kê và tổng kết của Bộ Tư pháp đối với lĩnh vực hoạt động bán đấu giá thì tính đến hết năm 2004 cả nước đã có 48/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản theo quy định của Nghị định số 86/CP. Các Trung tâm này được giao cho Sở Tư pháp trực tiếp quản lý về mọi mặt (tổ chức biên chế, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất). Bên cạnh đó, ngồi các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, cịn có một số Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản cũng
được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Nghị định 86/CP, tuy nhiên hoạt động của các Doanh nghiệp vẫn cịn có nhiều hạn chế do cơ chế pháp luật quy định nên chưa phát huy được vai trị và hiệu quả hoạt động của mình.
Nhìn chung, hoạt động bán đấu giá tài sản ở đa số các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã dần ổn định và có hiệu quả, từng bước phát huy được ưu thế của mình. Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động của các Trung tâm thì các loại tài sản được tổ chức bán đấu giá qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá vẫn chủ yếu là tài sản thi hành án, tài sản cầm cố thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tài sản khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Đối với các tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước vẫn do Hội đồng của các Sở tài chính hoặc Hội đồng của các Phịng tài chính cấp huyện tổ chức bán mà khơng thực hiện việc chuyển giao cho Trung tâm.
Với việc ban hành Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính và để triển khai thi hành Điều 61 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 134/2003/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong đó có các quy định và hướng dẫn việc chuyển giao tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thì đã có nhiều địa phương chủ động thực hiện việc chuyển giao cho Trung tâm để thực hiện việc tổ chức bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị các cơ quan có thẩm quyền tịch thu sung công quỹ Nhà nước.
Qua việc tổ chức bán các Trung tâm đã đóng góp một phần đáng kể về nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tránh được sự thất thốt, lãng phí tài sản của Nhà nước và đảm bảo được tính cơng khai, minh bạch.
Theo thơng kê của Bộ Tư pháp thì trong 04 năm từ năm 2000 đến năm 2003 tổng lệ phí bán đấu giá thu được khoảng 11,3 tỷ đồng, góp phần tích cực
vào việc thúc đẩy cơng tác thi hành án, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện nhất là trước sự phát triển toàn diện của đất nước trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Bộ Luật Dân sự năm 1995 đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được những nhu cầu mới của các quan hệ mang yếu tố dân sự. Tương tự như vậy sau bảy năm thực hiện Nghị định số 86/CP cũng cịn có nhiều khó khăn vướng mắc mà nguyên nhân chủ yếu là do các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản khơng những thiếu, mà nhiều quy định đã khơng cịn phù hợp với thực tế đòi hỏi khách quan của cuộc sống hoặc quy định chưa cụ thể rõ ràng, gây khó khăn cho việc bán đấu giá như mức tiền đặt trước, mức phí trong trường hợp bán đấu giá không thành, căn cứ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản, chuộc lại tài sản, cơ chế ngăn ngừa, xử lý sự liên kết dìm giá hoặc cản trở cuộc bán đấu giá. Ngồi ra một số văn bản pháp luật quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản trong các lĩnh vực khác nhau còn chưa thống nhất như quyền của người phải thi hành án được chuộc lại tài sản tại Khoản 4, Điều 17 của Nghị định số 69/CP ngày 18 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định về thủ tục thi hành án dân sự, trong khi điều 458 của Bộ Luật dân sự năm 1995 quy định việc chuộc lại tài sản đã bán do các bên thỏa thuận.
Bên cạnh đó việc bán đấu giá tài sản để thi hành án, tài sản bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và tập trung vào một đầu mối. Vì vậy trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tồn tại nhiều tổ chức của Nhà nước thực hiện bán đấu giá tài sản dẫn đến tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành ở một số địa phương trong hoạt động bán đấu giá tài sản còn chưa được chặt chẽ và
đồng bộ, cả trong việc ủy quyền, chuyển giao tài sản để bán đấu giá, cũng như việc chuyển quyền sở hữu cho người mua được tài sản đã bán đấu giá, trong một số trường hợp còn từ chối hoặc chậm chễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Từ thực trạng nêu trên dẫn đến các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản không những không bảo đảm và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá, người có tài sản bán đấu giá mà cịn làm cho uy tín, vai trị, vị thế của các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá không được nâng cao và phát huy.
Mặt khác theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 của Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính thì đối với tài sản là tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm hành chính có giá trị từ mười triệu đồng trở lên, người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh để tổ chức bán đấu giá. Pháp Lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (sửa đổi) cũng có
quy định về việc giao tài sản bán đấu giá để thi hành án cho Trung tâm để tổ chức bán đấu giá...... nên trước tình hình và thực trạng của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong giai đoạn này cũng như những yêu cầu địi hỏi khách quan của q trình phát triển thì việc xây dựng và ban hành quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản để thay thế Nghị định số 86/CP ban hành kèm theo Quy chế bán đấu giá tài sản là một yêu cầu cấp thiết.