bán đấu giá tài sản
Rà sốt, hệ thống hóa và pháp điển hóa các quy định pháp luật là cơng việc phải được thực hiện và tiến hành thường xuyên. Để tránh những bất cấp, kịp thời phát hiện những sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản pháp luật nói chung và pháp luật về bán đấu giá tài sản nói riêng chúng ta phải thường xuyên thực hiện cơng tác kiểm tra, rà sốt các văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản để bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định hiện hành của pháp luật về bán đấu giá tài sản, từ đó loại bỏ, chỉnh sửa hoặc bổ sung những quy định pháp luật mới cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như theo kịp sự phát triển của các nước; Với việc phát hiện để loại bỏ những mâu thuấn, chồng chéo, lạc hậu; phát hiện những thiếu sót, bất cập để có những phương hướng, định hướng xây dựng bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Cụ thể hóa các quy định về pháp luật bán đấu giá tài sản, đặc biệt là những quy định cụ thể về chủ thể có chức năng và nhiệm vụ bán đấu giá tài sản chỉ là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản không nên quy định chủ thể bán đấu giá là Hội đồng bán đấu giá, nhất là hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện. Bên cạnh đó việc thanh lý tài sản nhà nước theo phương thức bán đấu giá được quy định tại điểm d khoản 10.1 phần II của Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ quy định về việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước có nêu: Đơn vị thuê tổ chức có chức năng bán đấu
giá được phép hoạt động theo quy định của pháp luật thực hiện bán đấu giá tài sản thanh lý theo phương thức đấu giá cơng khai. Nếu tại địa bàn quận, huyện nơi có tài sản thanh lý khơng có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng các tổ chức này từ chối bán, thì Thủ trưởng đơn vị thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật để bán đấu giá. Nhưng Nghị định số 17/2010/NĐ-CP lại khơng có quy định những trường hợp nào Trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được từ chối bán. Cịn nếu thành lập Hội đồng thanh lý thì Hội đồng đó bao gồm những thành phần nào vì Quyết định số 55/2000/ QĐ-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Bộ Tài chính về ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp đã bị bãi bỏ bởi Thơng tư 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP, bên cạnh đó theo quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ - CP thì mọi cuộc bán đấu giá đều phải do Đấu giá viên điều hành và Đấu giá viên là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc bán đấu giá vậy nên Hội đồng bán đấu giá tài sản trên sẽ do ai là người điều hành phiên bán đấu giá.
Mặt khác theo quy định tại Điều 40 của Nghị định số 17/2010/NĐ - CP quy định về việc trả lại tài sản bán đấu giá trong trường hợp bán đấu giá khơng thành, thì theo đó người bán đấu giá tài sản phải trả lại tài sản cho người có tài sản bán đấu giá trong thời hạn chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày bán đấu giá tài sản khơng thành, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Song hiện nay việc xử lý tài sản là tang vật, phương tiện bị tịch thu sau khi bán đấu giá không thành vẫn chưa có cơ chế pháp luật cụ thể để điều chỉnh và đi liền với nó là các vấn đề về việc thanh tốn chi phí cho Trung tâm hoặc Doanh nghiệp bán đấu giá khi bán đấu giá không thành. Đây là vấn đề thực tế phát sinh cần phải được tháo gỡ để tránh lãng phí trong việc quản lý tài sản nhà nước và củng để giúp cho các Trung
tâm bán đấu giá tài sản và các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính khơng gặp lúng túng khi bán đấu giá không thành loại tài sản này.