Thứ nhất: Sự nhận thức của các Bộ, Ngành, địa phương về chủ trương
cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản chưa có sự thống nhất, đồng bộ. Nhiều Bộ, Ngành, địa phương vẫn mang tính cục bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình xây dựng và ban hành các quy định cũng như hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Việc hướng dẫn, chỉ đạo địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản cũng như các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản của các Bộ ngành chưa có sự thống nhất. Nhiều nội dung của pháp luật về bán đấu giá tài sản cịn chậm được cụ thể hóa gây khó khăn kéo dài cho cơng tác này.
Thứ hai: Ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức chưa cao. Các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản chưa được nghiêm túc triển khai thực hiện, đặc biệt là vấn đề hướng dẫn việc chuyển giao các tài sản nhà nước, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung qũy Nhà nước để tổ chức bán đấu giá cịn nhiều bất cập. Vẫn cịn tình trạng địa phương chỉ thực hiện theo Thơng tư hướng dẫn của Bộ có liên quan, thậm chí theo cơng văn chỉ đạo nghiệp vụ có
nội dung trái với Pháp lệnh và Nghị định. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là do hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản, bên cạnh một số Luật, Pháp lệnh cịn có Nghị định của Chính Phủ, Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ, Thơng tư liên tịch của các Bộ, Ngành .... có nhiều điều khoản chưa thống nhất, thậm chí có sự mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định của pháp luật bán đấu giá tài sản về trình tự, thủ tục bán đấu giá, về tổ chức bán đấu giá gây khó khăn trong việc áp dụng và thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Thứ ba: Công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật bán đấu giá tài
sản nói riêng và các văn bản pháp luật có liên quan đến cơng tác bán đấu giá tài sản nói chung chưa được thực hiện rộng rãi tại các địa phương nên việc nhận thức, hiểu biết về hoạt động bán đấu giá của xã hội chưa cao. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước chưa có những biện pháp cụ thể, thiết thực để khuyến khích việc thành lập và phát triển doanh nghiệp bán đấu giá tài sản làm cho chủ trương xã hội hóa bán đấu giá tài sản vì thế chưa thực sự phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Kết luận chương 2
Quá trình hình thành pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt Nam từ đổi mới đến nay đang dần từng bước hoàn thiện và được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước. Điều đó thể hiện ở việc Đảng có Nghị quyết số 49-NQ/TW về hồn thiện pháp luật trong đó những nội dung liên quan đến bán đấu giá tài sản. Đặc biệt là trong chỉ đạo quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có sự quan tâm rất sâu sát và kịp thời đối với lĩnh vực bán đấu giá thể hiện qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo trong lĩnh vực này. Song do những điều kiện và lý do nhất định, việc nhận thức của các Bộ, ngành và các địa phương cũng còn chưa thống nhất nên
trong việc tổ chức thực hiện nhất là chủ trương xã hội hóa đối với hoạt động bán đấu giá cịn có những biểu hiện chưa nghiêm. Đó là một trong những nguyên nhân rất lớn mà chúng ta cần mạnh dạn chỉ ra để thấy trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Với việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho đất nước chúng ta nhiều cơ hội, trong đó khơng loại trừ các cơ hội cho bán đấu giá tài sản. Vì vậy chúng ta cần sớm chuẩn bị nhận thức cho mọi người nhất là chỉ ra những nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật về bán đấu giá để hướng sự quan tâm chung về một khía cạnh tuy rất nhỏ của pháp luật nhưng nếu không được xem xét một cách khoa học kịp thời thì sẽ tác động khơng nhỏ đến công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước.
Chương 3