tháng 01 năm 2005 của Chính phủ và Chỉ thị số 18/2006/CT - TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về bán đấu giá tài sản
Có thể nói Nghị định số 05/2005/NĐ - CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao vai trò, phát huy vị thế cũng như là điều kiện để phát triển hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực bán đấu
giá tài sản. Sau khi Chính Phủ ban hành Nghị định 05/2005/NĐ - CP thay thế Nghị định số 86/CP ban hành kèm theo Quy chế bán đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2005/TT - BTP hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP;
Ngồi ra Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thơng tư số 34/2005/TT - BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước để tổ chức bán đấu giá và một số Công văn hướng dẫn đối với một số địa phương trong đó cũng có chứa một số quy phạm pháp luật như Cơng văn số 8188/BTC - QLCS ngày 01 tháng 7 năm 2005 gửi Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nhiệm vụ bán đấu giá tài sản nhà nước, Công văn số 8215/BTC - QLCS ngày 01 tháng 7 năm 2005 gửi Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang, Cơng văn số 9781/BTC - QLCS ngày 03 tháng 8 năm 2005 gửi Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nhiệm vụ bán đấu giá tài sản Nhà nước và việc thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài chính.
Với việc ban hành Nghị định số 05/2005/NĐ - CP thì trên địa bàn cả nước các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã có sự phát triển mạnh mẽ tăng cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Nếu như trước thời điểm Nghị định 05/2005/NĐ - CP có hiệu lực thi hành trong cả mới nước chỉ có 4 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập và hoạt động thì đến năm 2005 cả nước đã có thêm 43 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản thành lập và haọt động, các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản này vẫn chủ yếu được tập trung tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh có các điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó việc cũng cố, kiện tồn và nâng cao năng lực của các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cũng được Chính Phủ và UBND các
tỉnh, thành quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt hơn so với trước đó. Tính đến thời điểm năm 2009 cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cấp tỉnh và có 44 Doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản.
Tuy nhiên, qua quá trình thi hành Nghị định 05/2005/NĐ - CP cũng đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn và vướng mắc đó là việc tổ chức bán đấu giá tài sản ở một số địa phương vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm chỉnh, chưa thống nhất theo tinh thần của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP, cụ thể ngoài Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp được thành lập theo Nghị định 05/2005/NĐ - CP thì vẫn cịn có các tỉnh, thành phố ngoài việc thành lập các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp còn thành lập thêm Trung tâm thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tài chính. Trung tâm thuộc Sở Tài chính này là đơn vị sự nghiệp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến tư vấn, thẩm định giá tài sản và thực hiện bán đấu giá tài sản Nhà nước gồm cả tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Tùy mỗi tỉnh, thành phố mà Trung tâm thuộc Sở Tài chính có tên gọi rất khác nhau: Trung tâm tư vấn, dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá, Trung tâm tư vấn dịch vụ về tài sản và thẩm định giá, Trung tâm tư vấn dịch vụ thẩm định giá tài sản và bất động sản, Trung tâm thông tin, tư vấn, dịch vụ về tài sản và bất động sản.
Ngồi các Trung tâm có chức năng bán đấu giá tài sản, ở một số địa phương còn thành lập Hội đồng định giá và bán đấu giá tài sản cấp tỉnh để thực hiện thường xuyên việc bán đấu giá theo vụ việc, Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp tỉnh, cấp huyện để tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định 216/2005/QĐ - TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Phần lớn các Hội đồng này do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành
lập và Thủ trưởng cơ quan Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng hoặc Thường trực Hội đồng để bán đấu giá tài sản nhà nước, chủ yếu là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Một số Hội đồng khác do các cơ quan có tài sản tự thành lập để bán đấu giá tài sản thanh lý của cơ quan mình.
Để tăng cường hiệu quả và hiệu lực của công tác bán đấu giá tài sản và chấn chỉnh việc thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ - CP, ngày 18/01/2006 Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/2006/CT - TTg về bán đấu giá tài sản. Với việc ban hành Chỉ thị số 18/2006/CT - TTg các Bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP và ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, theo đó mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được phép thành lập một Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cấp tỉnh. Đối với những tỉnh, thành phố tồn tại hai Trung tâm (Trung tâm do Sở Tư pháp quản lý và Trung tâm do Sở Tài chính
quản lý) phải khẩn trương xây dựng đề án để sáp nhập lại thành một Trung
tâm và giao cho Sở Tư pháp quản lý. Đồng thời Chỉ thị cũng đã nêu rõ và yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung sau:
Yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh Điều 36 của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP về bán đấu giá tài sản theo đó mỗi địa phương chỉ thành lập một đơn vị sự nghiệp có chức năng bán đấu giá tất cả các loại tài sản quy định tại Điều 5 của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP. Đối với những địa phương trong thời gian qua đã thành lập thêm đơn vị sự nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản thì phải chuyển chức năng bán đấu giá tài sản cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp đó thành doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định của Nghị
định số 05/2005/NĐ - CP, tăng cường hơn nữa về cán bộ, bảo đảm cơ sở vật chất cho các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá.
Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản thơng qua các biện pháp khuyến khích việc thành lập và phát triển Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào hoạt động bán đấu giá tài sản để tiến tới việc bán đấu giá tài sản chủ yếu thông qua tổ chức Doanh nghiệp và được bán đấu giá tất cả các loại tài sản theo quy định của pháp luật..
Việc bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung cơng quỹ Nhà nước, tài sản để thi hành án cần được thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Thực hiện việc rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản của Bộ, ngành và địa phương để xử lý kịp thời đối với các quy định trái với Nghị định số 05/2005/NĐ - CP, Điều 61 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Điều 31, Điều 32, Điều 33 và Điều 34 của Nghị định số 134/2003/NĐ - CP; sửa đổi, bãi bỏ hoặc thay thế những quy định pháp luật có mâu thuẩn, chồng chéo hoặc khơng cịn phù hợp.
Bộ Tư pháp Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan cần tiếp tục hướng dẫn thực hiện một số vấn đề của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP như trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản, về chế độ tài chính trong hoạt động bán đấu giá tài sản, về mức thu, việc quản lý, sử dụng phí đấu giá thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước, về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở chun mơn có chức năng quản lý Nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương, về tổ chức, biên chế của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Nội dung của các văn bản hướng dẫn không được trái với Nghị định số
05/2005/NĐ - CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan cấp trên.