quản lý có hiệu quả của Nhà nước đồng thời bảo đảm xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bán đấu giá tài sản
Với vai trò Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ nên Nhà nước đòi hỏi phải được tổ chức và bố trí bộ máy của mình một cách khoa học có đủ năng lực, trình độ quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội,
nhất là năng lực tổ chức quản lý kinh tế nếu Nhà nước không được xây dựng và tổ chức một cách khoa học thì khơng thể tổ chức, thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu do đường lối, chính sách của Đảng chỉ ra.
Nâng cao hiệu lực quản lý, nhất là quản lý kinh tế của nhà nước như đã nói ở trên có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Do những yếu kém khuyết điểm của Nhà nước nên chúng ta cần phải tập trung khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đó để làm cho bộ máy Nhà nước thật sự gọn nhẹ, khoa học đảm bảo phát huy hết vai trị và năng lực quản lý của mình. Các hạn chế yếu kém cần khắc phục đó là: Sự cồng kềnh của bộ máy quản lý Nhà nước; sự yếu kém về hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước dẫn đến chưa phát huy hết tính ưu việt của nhà nước kiểu mới; trong hoạt động của bộ máy Nhà nước đã nảy sinh tình trạng quan liêu, đặc quyền đặc lợi, vi phạm dân chủ, không bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất, pháp chế khơng nghiêm. Tình trạng bng lỏng quản lý, bng lỏng kỹ cương chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên; chưa sử dụng đúng đắn công cụ pháp luật trong quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội; trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ trong bộ máy Nhà nước chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chưa thu hút đông đảo nhân dân tham gia công tác quản lý Nhà nước. Trước yêu cầu khách quan và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay Nghị quyết hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã nêu sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác quản lý bộ máy Nhà nước bởi hai lý do sau:
Thứ nhất, cải cách hành chính là khâu liên quan trực tiếp đến người
dân, đến hoạt động của doanh nghiệp cho nên nó là một quy trình trong họat động của bộ máy hành chính Nhà nước nhưng tác động xã hội, ý nghĩa
kinh tế rất lớn. Trong bối cảnh hội nhập, hai vấn đề mà chúng ta quan tâm là môi trường đầu tư và sức cạnh tranh quốc gia. Hai vấn đề này đều trực tiếp liên quan đến cải cách hành chính.
Thứ hai, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cơng tác quản lý Nhà nước
vẫn còn nhiều yếu kém bất cập và vướng mắc cần tập trung giải quyết. Trong đó hệ thống thể chế, các quy định luật pháp, nhất là thể chế về kinh tế thị trường còn thiếu, bất cập chưa phù hợp với luật pháp quốc tế; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan Nhà nước còn chưa rõ ràng, chồng chéo, bộ máy Nhà nước vẫn cồng kềnh; chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức tuy có được nâng lên một bước, nhưng còn yếu và thiếu rất nhiều chuyên gia; thể chế luật pháp về quản lý tài chính cơng cịn nhiều bất cập; thủ tục hành chính vẫn cịn nhiều rườm rà, phức tạp; kỹ luật kỹ cương không nghiêm, hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chưa cao. Do đó những điểm mới trong quan điểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề này thể hiện ở hai nội dung sau: thứ nhất, phải tập trung hòan thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp để đề cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan và của cả bộ máy hành chính nhà nước. Do đó quan điểm hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản trong giai đoạn hiện nay cũng khơng nằm ngồi những quan điểm chỉ đạo đó của Đảng và Nhà nước ta.