hiện hành, đồng thời có tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập
Quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tinh thần Nghị quyết 48 - NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 có nêu: Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và
định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ thực tiễn và xuất phát điểm của kinh tế - xã hội nước ta chúng ta cấn phải tiếp thu và kế thừa những giá trị pháp lý của các quy định pháp luật để thực hiện việc hoàn thiện và xây dựng pháp luật trong gia đoạn hiện nay, đồng thời cũng tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của pháp luật.
Một trong những quan điểm của Nghị quyết 49 - NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là cải cách tư pháp là: Kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngịai phù hợp với hồn cảnh nước ta và u cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội tương lai.
Quan điểm chỉ đạo này thể hiện nội dung đó là chúng ta phải thường xuyên làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xây dựng pháp luật và gắn với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội; tham khảo một cách có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước để xây dựng và ban hành pháp luật phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển đất nước. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội, đồng thời phải phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện có sự tương đồng với pháp luật các nước, nhất là các nước trong khu vực và pháp luật quốc tế. Quá trình xây dựng và ban hành các quy định pháp luật cũng cần phải chú ý đến ý thức pháp luật của nhân dân, tránh tình trạng áp dụng pháp luật nước ngồi một cách tùy tiện, rập khn, máy móc khơng phù hợp với trình độ nhận thức của người dân. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, chúng ta cần xây dựng và phát triển cho mình một chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học pháp luật nói chúng và khoa học pháp luật bán đấu giá tài sản nói riêng để tạo chỗ dựa khoa học cho hoạt động xây dựng pháp luật gồm cả rà
sốt, hệ thống hóa, tiến tới pháp điển hóa. Đồng thời có cơ chế, chính sách huy động đơng đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý tham gia công tác này cũng như mở rộng tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân.