Một là: Các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản chưa có sự
thống nhất cao về nội dung cũng như hình thức và về cách thức tổ chức thực hiện pháp luật này.
Điều đó thể hiện ở việc hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện các quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản và các quy định pháp luật liên quan của các Bộ, Ngành nhất là giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính thường khơng có sự thống nhất, đồng bộ với nhau.
Ví dụ: Ngay khi Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03/2005/TT - BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP thì Bộ Tài chính ngay sau đó lại ban hành Thơng tư số 34/2005/TT - BTC và một số Cơng văn hướng dẫn có chứa quy phạm pháp luật có nội dung mâu thuẩn, chồng chéo với quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ - CP, đặc biệt là các quy định về việc thực hiện chuyển giao tài sản là các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước để tổ chức bán đấu giá do vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện. Nhiều địa phương trước đây đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ - CP, nhưng khi Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 34/2005/TT - BTC thì việc chuyển giao tài sản là tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước đã khơng được chuyển giao cho các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp tổ chức bán mà do các cơ quan tịch thu tự bán đấu giá hoặc giao cho Hội đồng định giá, bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tài chính (cấp tỉnh) và Phịng tài chính (cấp huyện) tổ chức bán đấu giá do đó đã khơng bảo đảm được tính cơng khai, khách quan và làm thất thốt tài sản Nhà nước. Trước thực trạng đó, để đảm bảo tính thống nhất và để tránh tình trạng
chồng chéo chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan trong việc tổ chức bán đấu giá tài sản Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ - CP để thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ - CP về bán đấu giá tài sản.
Hai là: Các loại tài sản bán đấu giá chưa được quy định cụ thể, rõ ràng
đặc biệt là đối với các tài sản Nhà nước.
Thông tư số 13/2007/TT - BTC ngày 6/3/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2005/TT - BTC quy định việc chuyển giao tài sản bán đấu giá tài sản được thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và người bán đấu giá; tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng đất được Nhà nước chuyển giao dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thơng qua phương thức đấu giá do vậy có một số địa phương thì giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tổ chức bán đấu giá nhưng lại có một số địa phương thì lại tự tổ chức thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất theo Quyết định số 216/2005/QĐ- TTg để bán đấu giá.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 thì quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hơn thế nữa nó là một loại bất động sản đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một loại hàng hóa đặc biệt được trao đổi trên thị trường và hồn tồn có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, việc mua bán có thể thực hiện bằng hình thức bán đấu giá nhưng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước khơng bán đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ trao quyền sử dụng đất của mình cho chủ thể khác thơng qua hình thức giao đất, cho th đất và có quy định về mục đích, điều kiện sử dụng đất đối với chủ thể được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Như vậy nếu thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa và được đem ra tổ chức bán đấu giá cũng đồng nghĩa là cho phép mở rộng đối tượng mua có thể là người nước ngồi,
pháp nhân nước ngoài trong khi pháp luật các nước thừa nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai. Sự xung đột pháp luật và việc giải quyết mối quan hệ pháp luật trên không đơn giản chỉ là luôn áp dụng pháp luật Việt Nam khi ngay trong pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quyền sử dụng đất có phải là bất động sản hay khơng.
Ba là: Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản chưa được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Do có nhiều văn bản pháp luật của các Bộ, Ngành và địa phương hướng dẫn trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản nên việc hiểu và áp dụng ở mỗi tỉnh, thành, địa phương được thực hiện khác nhau và khơng có sự đồng nhất trong phạm vi tồn quốc. Từ đó dẫn đến các biện pháp cụ thể phòng ngừa hiện tượng tiêu cực trong bán đấu giá tài sản chưa được quy định chặt chẽ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như: Quy định về mức tiền đặt trước khi tham gia mua tài sản bán đấu giá, quy định hình thức tiến hành cuộc bán đấu giá, mức chênh lệch giữa mỗi lần trả giá, quy định về trường hợp vắng mặt “ khơng có lý do chính đáng” trong trường hợp người đăng ký mua tài sản bán đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá, quy định việc định giá tang vật, phương tiện vi phạm sau khi tiến hành tạm giữ là vấn đề rất quan trọng để xác lập tang vật, phương tiện vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử lý của ai và việc chuyển giao tài sản đó đến cơ quan nào để tiến hành xử lý. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại khó định giá hoặc chưa có ý kiến thống nhất giữa người có thẫm quyền quyết định tịch thu và đại diện cơ quan tài chính thì người có thẫm quyền quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập Hội đồng định giá với sự tham gia của đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cấp tỉnh và đại diện các cơ quan có liên quan như cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan
chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 134/2003/NĐ - CP. Nhưng trong thực tế cơ quan có thẫm quyền quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ mời cơ quan tài chính và các cơ quan chun mơn kỹ thuật rất ít có thành phần đại diện của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Đây cũng có thể là một nguyên nhân làm cho việc định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khơng bán được, gây khó khăn cho việc xử lý tang vật, phương tiện. Bên cạnh đó đây cũng là vấn đề thực tế phát sinh cần phải được tháo gỡ vì theo điều 40 của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì trường hợp tài sản bán đấu giá mà tài sản khơng bán được thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày bán đấu giá khơng thành thì Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản phải tiến hành trả lại tài sản Trung tâm được giao để bán đấu giá nên đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước khi khơng bán được lại không được định giá lại theo hướng giảm giá như bán đấu giá tài sản thi hành án, từ đó cịn ảnh hưởng đến chi phí bán đấu giá.
Bốn là: Công tác bán đấu giá tài sản để thi hành án cịn gặp nhiều khó
khăn vướng mắc.
Do chưa có sự hướng dẫn cụ thể, các văqn bản cịn mâu thuẫn, chồng chéo nên trong thực tiễn của bán đấu giá, đặc biệt là việc tổ chức bán đấu giá tài sản để bảo đảm cho việc thi hành án, có nhiều trường hợp khi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã thực hiện xong việc bán đấu giá, người mua đã nộpđủ tiền mua tài sản theo quy định nhưng cơ quan thi hành án không thực hiện được việc giao được tài sản cho người mua do người phải thi hành án chống đối hoặc khiếu nại kéo dài gây thiệt hại cho người mua tài sản hoặc một số trường hợp do hồ sơ thủ tục thi hành án có thiếu sót cũng làm cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản không giao được tài sản cho người mua;
một số trường hợp người mua được tài sản không thực hiện được thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản bán đấu giá như trong các trường hợp bán đấu giá tài sản là nhà đất chưa có giấy tờ đăng ký quyền sử dụng đất hoặc trong trường hợp bán đấu giá tài sản tịch thu sung công quỹ nhà nước là ô tô, xe máy. . . tất cả những vấn đề trên đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm và Doanh nghiệp làm giảm sút hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản.
Năm là: Việc bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người
tham gia đấu giá tại Điều 37 Nghị định số 17/2010/NĐ - CP.
Trong trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó nếu người có tài sản bán đấu giá đồng ý. Vậy người có tài sản bán đấu giá ở đây được hiểu là người chủ sở hữu tài sản hay tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó theo quy định của Nghị định số số 17/2010/NĐ - CP thì bán đấu giá tài sản là hình thức tổ chức bán tài sản một cách cơng khai có ít nhất từ hai người trở lên tham gia trả giá và ít nhất bằng giá khởi điểm là người mua đợc tài sản bán đấu giá. Vậy việc quy định bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký hoặc chỉ có một người trả giá lại mâu thuẫn với quy định về nguyên tắc và trình tưn, thủ tục bán đấu giá tài sản, đồng thoiừ không bảo vệ được quyền và lợi ích của các ên tham giá nhất là đối với tài sản bảo đảm của người phải thi hành án, tài sản Nhà nước. Quy định này dễ dẫn đến tình trạng thơng đồng, dìm giá để thực hiện mục đích vụ lợi cá nhân và tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực.
Sáu là: Việc nhận thức của các Bộ ngành địa phương về chủ trương cải
Đối với cơng tác xã hội hóa hoạt động bán đấu giá tài sản, hiện nay cịn nhiều địa phương chưa có sự nhận thức đầy đủ về cơng tác này dẫn đến tình trạng trong một địa phương cùng thành lập nhiều đơn vị sự nghiệp thuộc Nhà nước và đều có chức năng tổ chức bán đấu giá tài sản với mục đích để cạnh tranh với nhau chứ không phải là thành lập và phát triển doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo Luật Doanh nghiệp để việc bán đấu giá chủ yếu thông qua tổ chức Doanh nghiệp nên chưa phát huy được hiệu quả của Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.
Ở một số địa phương mặc dù đã có rất nhiều các Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng các cơ quan Nhà nước vẫn không thực hiện việc ký hợp đồng để tổ chức bán đấu giá tài sản nhà nước thông qua Doanh nghiệp; các nhu cầu của cá nhân, tổ chức về việc bán đấu giá tài sản thông qua các Trung tâm dịch bán đấu giá hoặc các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản hầu như khơng có nên phần lớn các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản ở trong tình trạng thiếu việc làm hoặc hoạt động cầm chừng, các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá chủ yếu bán tài sản thi hành án nhưng tỷ lệ bán không thành cũng đạt rất cao làm ảnh hưởng đến phí, chi phí bán đấu giá khơng thu được.
Bảy là: Công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động bán đấu giá
tài sản tại địa phương chưa được thực hiện nghiêm chỉnh thống nhất.
Đối với công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá hiện nay còn một số vấn đề chưa rõ ràng dẫn đến việc quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động này còn lỏng lẻo, vai trị của cơ quan chủ trì giúp Chính Phủ và UBND các địa phương thống nhất quản lý Nhà nước về bán đấu giá tài sản chưa được phát huy đầy đủ, một số Sở Tư pháp và UBND cấp tỉnh chưa nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản tại địa phương, cơng tác bán đấu giá ở cấp huyện cịn buông lỏng chưa
được chú ý kiểm tra, giám sát thường xuyên. Trên thực tế hiện nay, Sở Tư pháp chỉ có thể thực hiện việc quản lý về tổ chức và hoạt động đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp, đối với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá, các Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện chưa có các cơ chế kiểm tra hữu hiệu để kịp thời phát hiện những sai sót. Bên cạnh đó tình trạng sự phân tán về tổ chức bán đấu giá tài sản cũng là một trong những khó khăn, vướng mắc cho công tác quản lý Nhà nước, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bán đấu giá tài sản ở nước ta hiện nay.