Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở việt nam (Trang 64 - 69)

Thứ nhất: Hồn thiện về cơng tác tổ chức, cán bộ và trang bị các điều

kiện về cơ sở vật chất đối với các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để đủ điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ bán đấu giá tại địa phương, đồng thời có những biện pháp thực tế, hữu hiệu khuyến khích việc thành lập và phát triển các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, bảo đảm hoạt động bán đấu giá tài sản được xã hội hóa một cách sâu sắc và việc bán đấu giá dần dần sẽ được thực hiện thông qua các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.

Nghị quyết 49 - NQ/TW đã nêu: Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chun môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh. Do vậy đi liền với trách nhiệm pháp lý của đấu giá viên thì cần có chế độ phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác như các chức danh tư pháp khác (điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên). Bên cạnh đó việc trực tiếp quản lý Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản theo thẩm quyền của Sở Tư pháp đối với đơn vị sự nghiệp có thu cũng cần được phân định rõ. Phải tăng cường việc đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bán đấu giá tài sản cũng như khả năng linh hoạt tiếp cận thị trường đang mở rộng cần quan tâm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên sâu về công tác bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức đi nghiên cứu học tập thực tế tại một số nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác bán đấu giá tài sản. Cùng với đó cần phải có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc biệt là trụ sở của Trung tâm và các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.

Thứ hai: Hoàn thiện các quy định về chủ thể của pháp luật về bán đấu

giá tài sản, do vậy cần phải quy định rõ chức năng và nhiệm vụ đối với các chủ thể thực hiện việc tổ chức bán đấu giá tài sản (Trung tâm dịch vụ bán đấu

giá tài sản, Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản).

Để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật bán đấu giá tài sản và mỗi tỉnh, thành phố chỉ được phép thành lập một Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tại địa phương, đồng thời tạo điều kiện để các Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động; thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa đối với hoạt động bán đấu giá tài sản.

Theo quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ - CP thì chủ thể thực hiện việc bán đấu giá là các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, các Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện và Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, đối với việc tổ chức bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá cấp huyện và Hội đồng bán đấu giá đặc biệt cịn có nhiều bất cập và chưa phù hợp, cụ thể đối với Hội đồng bán đấu giá cấp huyện thì theo quy định tại điều 19 thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 quy định trường hợp Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để cử Đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 21 của Nghị định 17/2010/NĐ-CP thì Đấu giá viên chịu trách nhiệm điều hành cuộc bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện. Kết thúc cuộc bán đấu giá, Đấu giá viên lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và chuyển cho Chủ tịch hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện ký hợp đồng với người mua được tài sản bán đấu giá. Do vậy khi tiến hành việc bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện phải thực hiện việc ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để cử đấu giá viên điều hành phiên bán đấu giá nên để đảm bảo sự chun mơn hóa

trong việc bán đấu giá tài sản thì cần hồn thiện nội dung này theo hướng không quy định Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện mà cần chuyển giao để Trung tâm hoặc các Doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Tại những địa phương đã thành lập thêm đơn vị sự nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản ngồi Trung tâm dịch vụ bán đấu gía tài sản thì phải chuyển chức năng bán đấu giá tài sản cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp đó thành Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần phải quy định và thống nhất về tên gọi của Trung tâm bán đấu giá do Sở Tư pháp quản lý. Hiện nay, một số địa phương thì lấy tên là Trung tâm bán đấu giá tài sản, một số địa phương lại lấy tên là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Do đó cần quy định thống nhất tên gọi là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP để tạo sự thống nhất trên toàn quốc.

Thứ ba: Tăng cường các biện pháp thực hiện pháp luật về bán đấu giá

tài sản.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bán đấu giá tài sản một cách thường xuyên, sâu rộng đến các cơ quan, đồn thể, các cán bộ cơng chức và nhân dân được biết và hiểu về hoạt động bán đấu giá tài sản cũng như các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, nhất là các văn bản pháp luật như Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, Thông tư số 23/2010/TT- BTP và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về nhận thức của hoạt động bán đấu giá tài sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản một cách thường xuyên đối với hoạt động bán đấu

giá tài sản của các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và các cơ quan, đơn vị Nhà nước để kịp thời phát hiện ra những sai sót, bất cập trong q trình thực hiện, có những sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, đồng thời qua đó cũng nhằm ngăn ngừa và chấn chỉnh những hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia như hiện tượng thơng đồng, dìm giá cấu kết làm giảm giá trị tài sản … dẫn đến thiệt hại và ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của người dân.

Thứ tư: Bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện có hiệu

quả pháp luật bán đấu giá tài sản, quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, Ngành và địa phương có liên quan trong việc phối hợp hướng dẫn thực hiện thống các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản tránh tình trạng cục bộ ngành, cục bộ địa phương dẫn đến vi phạm, thất thốt lãng phí tài sản của Nhà nước và của người dân, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích và khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị và các cá nhân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, đồng thời cũng có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm của mọi chủ thể tham gia nhằm đảm bảo tính cơng minh, minh bạch, khách quan trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Thứ năm: Xây dựng và ban hành Luật về bán đấu giá tài sản.

Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự hội nhập sâu xắc với nền kinh tế quốc tế, do đó trong các mối quan hệ chúng ta cần phải xây dựng được cho mình một cơ chế bảo đảm hữu hiệu trong sân chơi “bình đẳng” do vậy việc xây dựng và ban hành Luật bán đấu giá tài sản là một yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn khách quan, bởi lẽ khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nước ta sẽ phải tham gia vào những cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường quốc tế, chắc chắn khơng bao lâu nữa sẽ có các Doanh nghiệp Nhà nước và các Doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, trong đó có cả các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bị phá sản vì thua lỗ nên cần thiết phải sớm xây dựng và ban hành Luật bán đấu giá tài sản để tạo hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả đối với hoạt động này. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, bán đấu giá tài sản khơng cịn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó cịn mang tính chất quốc tế. Mặt khác, nếu chúng ta không sớm xây dựng và ban hành Luật bán đấu giá tài sản thì các nhà bán đấu giá nước ngồi sẽ có cơ hội nhảy vào bắt tay với các doanh nghiệp bán đấu giá lợi dụng những sơ hở của pháp luật để trục lợi ngay trên đất nước chúng ta. Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh trong hoạt động bán đấu giá tài sản giữa các Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản trong nước với các Trung tâm bán đấu giá tài sản đã xuất hiện ở nhiều nơi. Hiện nay các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã mở đường vào sân chơi bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, họ thỏa thuận ngầm với nhau khi bán được tài sản, Doanh nghiệp đấu giá trích lại cho người có quyền giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá một khoản tiền từ phí bán đấu giá mà Doanh nghiệp bán đấu giá thu được, trong khi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thì khơng thực hiện được điều này.

Thứ sáu: Tăng cường sự vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của

Nhà nước đối với việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản. - Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các Nghị quyết, đặc biệt là việc tiến hành sơ kết, tổng kết các Nghị quyết chuyên đề đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như hoạt động của các cơ quan tư pháp; lãnh đạo thể chế hóa, cụ thể hóa thành Hiến pháp, pháp luật. Nghị quyết có nêu: "Khẩn trương xây dựng, hồn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về nguyên

tắc, nội dung và cơ chế đảng lãnh đạo đối với Nhà nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và từng cấp, từng loại hình tổ chức Nhà nước" .

Nghị quyết 49-NQ/TW có nêu: Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW là: Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc…; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp: đội ngũ luật sư, chế định giám định tư pháp, lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp, chế định công chứng, chế định thừa phát lại (thừa hành viên). Do đó các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao cần nhận thức đúng những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để có những giải pháp cụ thể đối với hoạt động bán đấu giá. Đặt hoạt động bán đấu giá tài sản đúng vị trí của nó trong bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng để có những chủ trương, chính sách đúng đắn, đồng bộ tạo điều kiện cho nó phát triển theo đúng định hướng.

- Hoàn thiện cơ chế tổ chức cũng như kiểm tra, thanh tra đối với công tác này theo tinh thần Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương năm Khóa X là đề cao tính sáng tạo của các cấp, các ngành phù hợp với điều kiện, đặc điểm và yêu cầu của ngành mình, địa phương mình; khắc phục tình trạng nhất thành bất biến (một mơ hình nhân sao cho mọi địa phương, trong mọi điều

kiện). Tổ chức hoạt động bán đấu giá theo hướng xã hội hóa là việc bán đấu

giá tài sản chủ yếu thơng qua các tổ chức doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w