NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CHỦ YẾU TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT

Một phần của tài liệu Th s kinh te lợi ích kinh tế của người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

THỰC HIỆN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT

2.1.1. Thuận lợi

Thành phố Hồ Chí Minh với đặc điểm vị trí nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thơng quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thơng, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trị quan trọng bậc nhất.

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; với mục tiêu phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành “đầu tàu kinh tế của cả nước”, thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại; đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố; xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á.

Kể từ năm 1986 đến nay, q trình đơ thị hố đã làm thay đổi diện mạo “Hịn ngọc viễn đơng”, ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Thành phố đã xây dựng được 9 khu đơ thị và 216 cụm đơ thị (tính theo quy mô dân số từ 1.500 người trở lên). Diện tích đơ thị được mở rộng tăng hơn 2,3 lần so với trước năm 1975.

Thực hiện chương trình phát triển nhà ở từ năm 2006 đến năm 2009 đã xây dựng được 19,2 triệu m² nhà ở (6,08 triệu m² năm 2006; 7,9 triệu m² năm 2007; 9,6 triệu m² năm 2009), diện tích nhà ở bình qn đã được tăng lên từ 10,3m²/người vào năm 2006 lên mức 13m²/người và cuối tháng 06 năm 2009. Chương trình nhà ở trong các dự án dân cư (nhà ở thương mại) đã thực hiện được 3,6 triệu m²/7,5 triệu m². Chương trình xây dựng nhà ở của các hộ gia đình cá nhân (nhà phi thương mại) đã phát triển 9,9 triệu m²/20 triệu m²; xây dựng thêm được 67 cao ốc văn phòng [24].

Nhờ sớm có chủ trương xã hội hố, đa dạng hố đầu tư, huy động các nguồn vốn, nên kết cấu hạ tầng đô thị được cải thiện đáng kể. Với vài chục ngàn căn nhà lụp xụp trên kênh rạch được di dời, bố trí nơi ở mới khang trang, cùng với việc cải tạo hệ thống kênh rạch, cải thiện môi trường; hệ thống giao thông, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cùng các loại hình dịch vụ đơ thị đã và đang xây dựng, tạo nên diện mạo mới của thành phố khang trang, hiện đại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được thành phố tập trung đầu tư đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân thành phố.

Tăng cường phát triển các khu công nghiệp - khu chế xuất, sử dụng khá nhiều quỹ đất làm cơ sở hạ tầng, nên đến nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Tất cả đã có 3.141 dự án đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn gần 26 tỷ USD. Năm 2009 dù rất khó khăn, vẫn có thêm 410 dự án được cấp phép với gần 2 tỷ USD. Đầu tư trong nước có hơn 24.000 doanh nghiệp được thành lập với tổng vốn đăng ký 114.763 tỷ đồng.

Qua gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, thành phố khơng ngừng phát triển tồn diện. Từ mức tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 2,7%/năm trong giai đoạn 1976 - 1985, đã vươn lên mức 10,5%/năm của giai đoạn 1986 - 2009; đến nay chiếm hơn 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP) và 30% ngân sách của cả nước; trở thành một trong số ít đơ thị của các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số liên tục trong khoảng thời gian dài; ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm lớn về nhiều mặt và là một trong các động lực phát triển kinh tế của cả nước [24].

Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII cũng đã xác định thành phố Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm phát triển đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ đến năm 2010. Uỷ ban nhân dân thành phố đã xây dựng qui hoạch về việc phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ là ngành mũi nhọn, trọng điểm.

2.1.2. Khó khăn

Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đơ thị lớn có dân số tăng quá nhanh.

Bảng 2.1: Dân số và biến động dân số

2005 2006 2007 2008 2009

Một phần của tài liệu Th s kinh te lợi ích kinh tế của người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w