Tồn tại, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Th s kinh te lợi ích kinh tế của người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 70)

- Tạo việc làm:

2.3.2. Tồn tại, nguyên nhân

Có thể nói rằng, cơ chế thực hiện việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành có nhiều nhược điểm, cụ thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

* Tồn tại:

- Thứ nhất, vấn đề xác định giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất chưa được quy định theo một chuẩn mực nhất quán; có nhiều quyết

định của Uỷ ban nhân dân về giá đất để tính bồi thường cịn thiếu cơ sở; nói chung, người dân bị thu hồi đất nơng nghiệp thường chịu thiệt thòi, người bị thu hồi đất phi nông nghiệp thường được lợi.

- Hai là, việc thu hồi đất được tiến hành theo dự án, cơng trình đã được phê duyệt cho nên người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nơng nghiệp như đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai.

- Ba là, nhà đầu tư dự án, cơng trình phải làm việc với rất nhiều đối tác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; nhiều trường hợp phải làm việc với Uỷ ban nhân dân của cả ba cấp thành phố, quận và phường, làm việc với Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, làm việc với những người có đất bị thu hồi; khơng ít trường hợp phải chi phí đóng góp thêm cho địa phương, chi thêm ngồi phương án cho người có đất bị thu hồi...

- Bốn là, thu hồi đất nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà thường trả bằng tiền, những trường hợp phải tái định cư cho người bị thu hồi đất ở đối với các dự án lớn chưa được giải quyết thoả đáng, điều kiện khu tái định cư khơng bằng khu dân cư có đất bị thu hồi.

- Năm là, không bảo đảm công bằng trong những người sử dụng đất

chung quanh dự án, cơng trình đang triển khai (đặc biệt là các dự án, cơng trình mở rộng đường giao thơng thuộc khu dân cư); có người đang sử dụng đất ở vị trí thuận lợi (thí dụ giáp mặt đường) nay bị thu hồi tồn bộ đất phải tái định cư ở nơi khác, có người đang sử dụng đất ở vị trí khơng thuận lợi nay ngẫu nhiên được ở vị trí thuận lợi và đương nhiên nhận được giá trị tăng thêm của quyền sử dụng đất do dự án, cơng trình đó mang lại.

- Sáu là, Nhà nước không chỉ thu hồi đất để thực hiện các dự án, cơng

trình lớn để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích quốc gia mà thực hiện thu hồi đất cho cả những dự án nhỏ, lẻ phục vụ thuần tuý cho lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; việc thu hồi đất cho các dự án loại nhỏ, lẻ này dễ gây cho người có đất bị thu hồi ấn tượng Nhà nước lấy quyền lợi của người này trao cho người khác.

- Bảy là, việc Nhà nước trực tiếp thu hồi đất cho mọi dự án, cơng trình

cịn mang nặng cơ chế bao cấp cho nên nhà quy hoạch không đưa yếu tố kinh tế vào bài tốn quy hoạch phát triển của mình; nhiều dự án, cơng trình vẫn được triển khai khi kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tới 80% giá trị của dự án, cơng trình.

* Nguyên nhân:

- Thứ nhất, việc giải quyết tái định cư cho người dân cịn chưa triệt để,

cịn mang tính thời sự. Trong khi nhiều hộ khơng có nhà tái định cư thì khu Bàu Cát II (quận Tân Bình) có 180 căn hộ tại lô K và lô S bỏ hoang. Nhiều ý thắc mắc về tình trạng quy hoạch treo. Bên cạnh đó thì người dân cịn cho biết quy hoạch trên địa bàn từ năm 1997 đến nay chưa có hướng giải quyết, làm cho người dân không yên tâm. Tại phường 1, quận 3, chung cư đường sắt thuộc diện quy hoạch treo gần 13 năm.

Tại huyện Bình Chánh đặt vấn đề nhà ở các khu tái định cư có giá quá cao so với thu nhập và đền bù giải toả, người dân thuộc diện tái định cư chưa được quan tâm đúng mức về cải cách hành chính, nhất là thủ tục xin phép xây dựng, cấp số nhà, xin số nhà, lắp điện kế… cho nơi ở mới.

Theo tổng hợp sơ bộ báo cáo của các quận, huyện, tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã phát sinh thêm tổng cộng 637 hộ tạm cư thuộc 17 dự án (kể cả dự án sử dụng vốn trong và ngồi ngân sách). Riêng “món nợ” kéo dài đối với 79 hộ dân tạm cư thuộc dự án Cảng sông Phú Định quận 8 một dự án TĐC là một điển hình. Nỗi khổ tạm cư của bà con tại dự án Cảng sông Phú Định nguyên nhân là do chủ đầu tư Công ty TNHH một thành viên Cảng sơng thành phố Hồ Chí Minh thi cơng chậm trễ đến nay vẫn chưa hoàn tất.

Hiện nay quỹ nhà tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thiếu trầm trọng, theo thống kê sơ bộ của Cục thống kê thành phố thì từ năm 1998 đến 2010, thành phố đã và đang triển khai thực hiện 1.093 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng chi phí bồi thường là 82.170 tỉ đồng. Tổng số

hộ bị ảnh hưởng lên tới hơn 165.000 hộ, trong đó ngồi số hộ tự lo nơi ở mới, số hộ yêu cầu được tái định cư hơn 61.700 hộ. Đến nay, thành phố đã hoàn thành 902 dự án và đã bố trí tái định cư hơn 23.500 hộ; cịn lại 191 dự án dở dang, gồm 38.200 hộ sẽ chuyển tiếp qua các năm sau…

Xét tổng quan toàn thành phố, quỹ nhà tái định cư hiện có vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các dự án trọng điểm. Với những nguyên nhân nghịch lý là, thứ nhất các dự án có quỹ nhà tái định cư đã hoàn thành, nhưng do phân bổ không đồng đều trên địa bàn các quận, huyện nên dẫn đến tình trạng thiếu quỹ nhà tái định cư cục bộ tại một số quận có nhiều dự án trọng điểm, như: quận 1, 2, 5, 6, 8, 9, 12, Bình Thạnh, Gị Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Bình Chánh. Trong khi theo quy định, trước khi triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư phải chuẩn bị trước quỹ nhà tái định cư. Lãnh đạo Sở Xây dựng thừa nhận: hiện chủ đầu tư các dự án đều bị động về việc này, thậm chí khi thực hiện dự án, chủ đầu tư cịn có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố giúp cân đối quỹ nhà tái định cư cho dự án.

Thứ hai, chất lượng nhà ở tái định cư cho người dân là vấn đề khiến

nhiều hộ gia đình bức xúc. Dẫn chứng một loạt khu tái định cư ở một số quận, huyện, ngoài thiếu hạ tầng, nước sạch..., người dân còn đang ca thán về chất lượng cơng trình, đặc biệt là chung cư tái định cư Bình Trưng Đơng, quận 2.

Với những ngun nhân gây chậm trễ nhà tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi thì bên cạnh đó cịn có những đơn vị sử dụng các khu đất trống, mặt bằng, kho bãi một cách lãng phí, khơng đúng mục đích để tạo quỹ đất xây dựng nhà ở tái định cư.

Tính đến năm 2010, chỉ trong vịng khoảng 10 năm, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai giải phóng mặt bằng phục vụ công tác xây dựng tới 1.093 dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ di dời lên tới 82.170 tỷ đồng. Để thực hiện số lượng dự án khổng lồ này, đã có tới 165.180 hộ dân trên địa bàn bị thu hồi đất, trong đó số hộ có nhu cầu tái định

cư lên tới 61.780 hộ. Tuy nhiên, hiện cũng mới chỉ có trên 23.000 hộ dân được giải quyết tái định cư, 18.400 hộ dân còn lại vẫn đang mòn mỏi chờ đến ngày được nhận nhà, đất.

Trở lại với dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, với tổng diện tích quy hoạch để làm dự án này lên tới 930ha, trong đó có 160 ha được dành cho các khu tái định cư. Vì vậy, nhà đất của hơn 10.400 hộ dân của 5 phường thuộc quận 2 phải giải toả. Trong đó các phường là Thủ Thiêm, An Khánh… phải thực hiện giải toả trắng để phục vụ dự án. Việc thực hiện giải toả, thu hồi đất cũng đặt ra với chính quyền thành phố là vấn đề bố trí tái định cư tại chỗ cho tồn bộ số hộ dân nói trên.

Với chủ trương không để người dân chịu thiệt, nơi tái định cư mới sẽ tốt hơn nơi ở cũ và hộ nào có nhu cầu tái định cư ở quận khác cũng sẽ được xem xét, đáp ứng. Tuy nhiên, trước áp lực về chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, giá đất quận 2 tăng chóng mặt... Sau thời gian liên tục đẩy mạnh việc đền bù, giải toả để thu hồi đất, đến cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã có khoảng 385 ha đất được bồi thường, đạt gần 60% so với diện tích 690ha phải thu hồi. Lẽ ra phần diện tích dùng xây căn hộ hoặc chia nền đất tái định cư đã phải được ưu tiên thực hiện trước, nhưng cũng phải tới thời điểm đó việc giải toả đền bù các khu tái định cư như Nam Rạch Chiếc rộng hơn 90,2ha; Thạnh Mỹ Lợi 6,36 ha… mới được hồn tất. Việc Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 sốt sắng đẩy tiến độ bồi thường trong năm 2007 tăng gấp 4 lần so với năm trước trong lúc quỹ nhà, đất tái định cư khơng có đã dẫn tới thực trạng quận 2 chỉ có 1.437 nền đất và vài trăm căn hộ để có thể bàn giao ngay cho các hộ dân tái định cư trong khi số căn hộ cần phải có là 12.500 căn. Giải pháp đi mua căn hộ, nền đất từ các dự án kinh doanh bất động sản đã được thành phố cho áp dụng nhưng cũng không thấm vào đâu trước số hộ đăng ký tái định cư lớn như vậy. Tháng 11/2008, các Bloc chung cư với tổng số 1.844 căn hộ đầu tiên trong khu tái định cư 17ha An Phú - An Khánh mới được chủ

đầu tư là công ty Nam Rạch Chiếc cho khởi công. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 đã cho biết phải chờ thêm một thời gian nữa thì dự án tái định cư thứ 2 với số lượng lên tới 4.200 căn tại phường Bình Khánh mới tiếp tục được khởi công. Với thực trạng này, nhanh nhất cũng phải cuối năm nay và sang cuối các năm 2011 - 2012 người dân mới có thể nhận và dọn vào ở căn hộ tái định cư, chấm dứt cảnh tạm cư lếch thếch, nay thuê chỗ này, mai trọ chỗ khác bấy lâu nay.

- Bên cạnh đó, diện tích thu hồi đất trên một số địa bàn của quận, huyện ngoại thành khá lớn, nên một bộ phận nhân dân bị mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Đây là thực tế ghi nhận được sau khi khảo sát, tìm hiểu tại một số chung cư tái định cư trên địa bàn các quận, huyện. Các chung cư, dù ở quận nội thành hay các huyện ngoại thành, nói cách nào đó, chỉ là nơi để cho người dân di dời có được một nơi ở mới, chứ chưa tạo ra được cuộc sống mới cho họ. Nhiều hộ dân hiện đang sống tại chung cư Bình Trị Đơng quận 2 vốn trước đây cư ngụ tại khu vực Thủ Thiêm (quận 2), Hàm Tử (quận 5), Thanh Đa (Bình Thạnh)… cho biết, phần lớn những người có việc làm ổn định đều đang làm việc ở chính nơi họ đã ra đi. Một số xưởng đóng tàu quanh khu vực Thủ Thiêm vẫn là nơi làm việc của những người thợ cơ khí, thợ hàn, thợ sơn nay đã về sống tại chung cư Bình Trưng Đơng. Những hộ dân cư ngụ ở khu vực Thủ Thiêm trước đây, vốn là khu vực buôn bán nhỏ của chị em và chạy xe ôm, xe ba gác, khuân vác của những người đàn ơng trong gia đình. Khi có quyết định di dời về quận 2 cách nay trên 5 năm, công việc ở chỗ mới khơng có, nhiều người phải quay về chỗ cũ hành nghề nhưng không bao lâu lại di dời vì dự án đã triển khai, phải chạy sang khu vực đường Cao Lỗ quận 8 để mưu sinh, nhưng rồi cũng khơng ổn định vì dự án tiếp tục triển khai tại đây. Số ít quay về quận 2, số cịn lại tiếp tục lùi sâu vào những vùng đất chưa triển khai dự án, vài năm sau cũng ly tán khắp nơi. Những người trở về quận 2,

phần lớn vẫn thất nghiệp hoặc buôn bán nhỏ trên những chiếc xe đẩy tự chế, thu nhập bấp bênh.

Ở các chung cư khác như chung cư Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức, chung cư Hà Kiều quận Gò Vấp, chung cư Lò Gốm quận 6, khu tái định cư Bình Hưng Hồ A quận Bình Tân, chung cư Bình Phú quận 6, chung cư Huỳnh Văn Chính quận Tân Phú… đều có những hồn cảnh tương tự.

Thực tế này cũng được Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh kiểm chứng qua đề tài nghiên cứu về thực trạng đời sống kinh tế - xã hội các hộ gia đình sau tái định cư. Theo đó, chỉ có khoảng 12,7% số người có việc làm mới sau khi tái định cư.

Nguyên nhân, người dân tái định cư thường không được bố trí tái định cư tại những nơi có nhiều nhu cầu việc làm hay có thị trường bn bán thuận lợi nên đa số họ phải quay lại nơi ở cũ để mưu sinh.

Chưa có một thống kê chính thức từ các cơ quan chức năng công bố về thực trạng đời sống của người dân tái định cư trên địa bàn thành phố, nhưng qua tìm hiểu thực tế, thì chúng ta nhận ra được những khó khăn và bất ổn trong cuộc sống của họ. Tỷ lệ thất nghiệp, khơng có việc làm ổn định khá cao. Trong những hộ dân được hỏi, khơng ít hộ cho biết khơng có việc làm ổn định, nhiều thành viên trong gia đình cịn trong tình trạng thất nghiệp. Điều này đã dẫn đến thu nhập trong gia đình khơng ổn định, nhiều hộ dân phải bán nhà tái định cư để đến các khu vực có nhiều cơ hội tìm được việc làm hơn để sinh sống.

Tình trạng trên để lại những “tổn thất vơ hình” rất to lớn, có thể dẫn đến những bất ổn lâu dài mà các nhà hoạch định chính sách có khi khơng thể nhận ra trước mắt. Cụ thể như thu nhập họ kiếm được từ công việc làm ăn đã bị giảm sút do những khó khăn vì phải di chuyển chỗ ở, hoặc do những phí tổn do phải đi làm xa.

Ở lĩnh vực giáo dục, hầu hết con em các hộ gia đình tái định cư phải quay lại trường cũ để học, vì giấy tờ thủ tục khó khăn, nơi ở mới thiếu cơ sở vật chất… Chỉ có 10,8% học sinh chuyển trường đến gần nơi ở mới là một tỷ lệ đáng quan tâm, nó thể hiện sự khó khăn trong hoà nhập vào cộng đồng dân cư nơi ở mới của người dân tái định cư. Cũng chính sự khơng ổn định nên con cái không thể theo học liên tục, khả năng thích nghi kém dẫn đến tình trạng khơng ít con em dân tái định cư bỏ học sớm.

Đa số người dân tái định cư không học nghề và khơng có nguyện vọng học nghề. Hiện nay trong gia đình chiếm đến 93,3% khơng có ai học nghề. Ngun nhân chính của việc này là do họ là dân nghèo, nhu cầu cuộc sống quá bức bách khiến họ phải tham gia ngay vào thị trường lao động mà khơng có thời gian học nghề; đồng thời kinh phí hỗ trợ việc học nghề cho người dân tái định cư hiện nay còn thấp khiến cho người tái định cư khơng đủ trang trải chi phí hàng ngày trong suốt thời gian học nghề. Tình trạng việc làm của người dân sau tái định cư thì việc làm ổn định chiếm 37,8%; việc làm bấp bênh: 15,8%; khơng có việc làm: 23,2%; cịn đi học: 18,3%; nội trợ: 4,9%. Có đến 37,7% người dân về nơi ở mới cho rằng tình trạng việc làm của các thành viên trong gia đình xấu hơn so với trước tái định cư. Trong khi ý kiến cho rằng việc làm tốt hơn chỉ chiếm 11% và phần lớn họ đều xác nhận việc làm “cũng

Một phần của tài liệu Th s kinh te lợi ích kinh tế của người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w