Rà soát, bổ sung điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo lợi ích kinh tế của người dân khi thu hồi đất cho phù hợp với tình

Một phần của tài liệu Th s kinh te lợi ích kinh tế của người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 88)

- Tạo việc làm:

3.2.3. Rà soát, bổ sung điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo lợi ích kinh tế của người dân khi thu hồi đất cho phù hợp với tình

bảo lợi ích kinh tế của người dân khi thu hồi đất cho phù hợp với tình hình mới

Việc thu hồi đất để phát triển CNH, HĐH là vấn đề kinh tế - xã hội lớn của đất nước, nhưng lại phải tính đến lợi ích cơ bản của hàng triệu người dân bị thu hồi đất. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới, rà sốt, bổ sung, điều chỉnh nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đất đai, như Luật Đất đai tháng 11/2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng và Nhà nước, thời gian qua thành phố Hồ Chí Minh đã bổ sung, điều chỉnh nhiều chính sách liên quan đến thu hồi đất, GPMB nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của nơng dân phù hợp với tình hình mới (như đã nêu ở chương 2).

Tuy vậy, hệ thống chính sách của Chính phủ và của thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đồng bộ, chưa tiếp cận sát giá thị trường và chưa tính đủ các bộ phận giá trị cấu thành giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi thu hồi đất.

Nhất là trong điều kiện hiện nay lạm phát kinh tế gia tăng đã đẩy nhanh tốc độ tăng giá các hàng hoá trên thị trường và sự giảm sức mua và giá trị của đồng tiền Việt Nam nên khi bồi thường về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của người dân, không đảm bảo đầy đủ lợi ích kinh tế của họ,

đồng thời khơng đảm bảo sự bình đẳng trong giải quyết lợi ích kinh tế giữa người dân với các nhà đầu tư công nghiệp. Trong đó sự bất lợi thua thiệt thuộc về người dân có đất bị thu hồi. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là Đảng và Nhà nước ta cần thống nhất chủ trương để rà soát, bổ sung, điều chỉnh đối với hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến việc giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân khi thu hồi đất cho phù hợp.

Trước hết, Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi một số nội

dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thực hiện luật này. Trong đó, một số nội dung hết sức quan trọng là cần phải xác định quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức và cá nhân là hàng hoá, khi Nhà nước thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì được bồi thường ngang giá theo giá thị trường chuyển nhượng đất ở từng địa phương, từng vùng tại thời điểm thu hồi đất.

Điều 55 và 56 Luật Đất đai (2003) nêu rõ: Giá đất do Nhà nước quy định trên cơ sở đảm bảo sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian. Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở phương pháp và khung giá đó xây dựng giá đất cụ thể tại địa phương. Có như vậy mới đảm bảo tính đầy đủ về giá trị quyền sử dụng đất cho nông dân.

Nhà nước cần phải tính đủ địa tơ chênh lệch hai đối với đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang đất chuyên dùng và đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xã hội, vì thế giá trị quyền sử dụng đất lúc này tăng lên rất nhiều so với trước. Phần giá trị này phải chủ yếu tập trung vào ngân sách Nhà nước, bộ phận cịn lại phải tính đến lợi ích của nơng dân được quyền sử dụng đất trước đây và lợi ích của các nhà đầu tư được giao quyền sử dụng đất mới. Có sự điều tiết như vậy mới đảm bảo được sự cơng bằng giữa nơng dân có đất bị thu hồi với các đơn vị được thu nhận đất.

Thứ hai, thành phố cần điều chỉnh đồng bộ chính sách về giá đất và

giá vật kiến trúc, tài sản trên đất theo giá thị trường, nâng mức hỗ trợ một cách hợp lý thực hiện tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm, thu nhập cho lao động có đất bị thu hồi, đảm bảo ổn định và nâng cao mức sống của họ và gia đình họ, đảm bảo nguyên tắc chuyển dân cư đến nơi ở mới phải thực sự tốt hơn nơi ở cũ.

Việc điều chỉnh giá đất, giá vật kiến trúc, tài sản trên đất theo giá thị trường ở từng thời điểm là rất cần thiết để đảm bảo giá trị tài sản của người dân khi thu hồi đất được bù đắp một cách cơ bản không để người nông dân bị thất thiệt. Trên thực tế ở nhiều nơi địa phương trong cả nước và ở thành phố khi xác định giá đất, giá tài sản vẫn quán triệt quan điểm lấy giá cả thị trường ở thời điểm xây dựng, hoặc điều chỉnh chính sách về giá làm cơ sở. Nhưng điểm mấu chốt ở đây là việc giá cả thị trường là yếu tố “động”, không ổn định. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta lạm phát đang ở mức cao (trên 20%), thì giá cả thị trường lại càng không ổn định, xu hướng biến động tăng là chủ yếu và diễn ra với tốc độ nhanh. Trong khi đó các cấp chính quyền địa phương xây dựng được hệ thống giá để điều chỉnh theo giá thị trường phải mất một thời gian khá dài, thơng thường ít nhất phải mất một quý (3 tháng). Nên chính sách về giá mới vừa ban hành cũng đã lạc hậu so với giá cả thị trường một tỷ lệ đáng kể. Vì vậy, đề nghị Chính phủ điều hành chính sách kinh tế vĩ mô cần đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, có những giải pháp đúng để kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định một cách tương đối giá cả thị trường. Khi xây dựng hệ thống đơn giá bồi thường thiệt hại tài sản trong GPMB cần xác định mốc giá thời điểm đầu năm để tính hệ thống đơn giá chuẩn và hàng quý căn cứ vào sự biến động của giá thị trường cho áp giá chi trả bồi thường theo tỷ lệ biến động giá thị trường ở thời điểm hiện tại so với giá đầu năm theo sơ đồ sau:

Giá đầu

năm +

Tỷ lệ giá biến động

từng quý =

Giá bồi thường tài sản khi thu hồi đất

Với cách xây dựng hệ thống đơn giá và chủ trương cho thực hiện áp giá như vậy, thì mới đảm bảo bồi thường (ngang giá) giá trị tài sản của người dân khi thu hồi đất mới đảm bảo lợi ích kinh tế của nơng dân có đất bị thu hồi, nhìn từ góc độ chính sách giá bồi thường thiệt hại về tài sản.

Thứ ba, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi

thường, hỗ trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi dự án, mỗi cơng trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phí người dân. Khẩn trương hồn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Th s kinh te lợi ích kinh tế của người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w