- Tạo việc làm:
3.2.2. Tạo việc làm, đào tạo nghề, đảm bảo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân có đất bị thu hồ
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân có đất bị thu hồi
- Trách nhiệm của thành phố, nhà hoạch định chính sách phát triển khu cơng nghiệp là phải có chiến lược xử lý chủ động, tích cực vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm trong vùng nơng thơn ngoại thành. Có 3 phương án khác nhau: chuyển dịch tuyệt đối, đưa nông dân vào làm công nghiệp, dịch vụ ở thành phố hoặc đi xuất khẩu lao động nước ngoài, xuất khẩu lao động trong nước (gia công và làm cho doanh nghiệp FDI); chuyển dịch tương đối, “ly nông bất ly hương”; mở ra ngành nghề dịch vụ kết hợp ngay trong nông thôn ngoại thành. Với bối cảnh mở cửa hiện nay, thành phố có thể và cần kết hợp cả 3 phương án sao cho hài hoà, uyển chuyển, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
- Thành phố cần tiến hành một cơng trình nghiên cứu, hoặc điều tra toàn diện về thực trạng việc làm, đời sống của các hộ dân phải di dời, giải toả khi thực hiện chủ trương chỉnh trang đô thị, phát triển khu đô thị, khu công nghiệp. Trên cơ sở đó, có đánh giá một cách chính xác, khách quan, trung thực về hiệu quả của chính sách đền bù, giải toả vừa qua mà thành phố đã tốn rất nhiều cơng sức, tiền của thực hiện. Đó chính là cơ sở khoa học vững chắc
để thành phố thực hiện chính sách an sinh xã hội trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX. Những khó khăn và thách thức của q trình đơ thị hóa bộa Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua và sắp tới là những khó khăn thách thức nảy sinh từ chính bản thân của kinh tế thành phố, bên cạnh đó q trình đơ thị hoá thành phố cũng bị tác động nặng nề bởi tình hình kinh tế thế giới khi mà kinh tế nước ta hội nhập sâu kinh tế quốc tế. Để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong khó khăn, thách thức của thời kỳ khủng khoảng tài chính tiền tệ, bản lĩnh của thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết liệt thực hiện kiềm chế suy giảm lạm phát là trọng tâm. Những giải pháp giải quyết tốt mâu thuẫn lợi ích xã hội trong q trình đơ thị hố ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chính là làm tăng sự thống nhất hài hồ giữa hai lợi ích kinh tế đối lập, giảm thiếu sự xung đột đấu tranh mâu thuẫn lợi ích giữa người dân với các chủ thể quản lý, chủ thể doanh nghiệp của q trình đơ thị hố giữa họ đến mức nhỏ nhất nhằm tạo sự đoàn kết để thành phố Hồ Chí Minh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả nhất, xứng đáng là “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Trong những năm qua, chính sách của nhà nước chỉ hỗ trợ tái định cư từ tiền là chưa đủ, bởi khơng phải bất cứ người dân nào có đất bị thu hồi nhờ vào số tiền hỗ trợ cũng có thể học được nghề mới, tìm được chỗ làm việc mới, ở đây có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: Trình độ văn hố cịn hạn chế; tuổi đời cao; trường lớp đào tạo ở xa,… và nhiều lý do khác đã hạn chế cơ hội tìm được nghề nghiệp mới. Do đó, mặc dù nhận được tiền hỗ trợ để chuyển đồi nghề nghiệp, nhưng số người chuyển đổi nghề nghiệp, tìm được việc làm mới là khơng nhiều. Khó khăn lớn nhất là số lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên), số này chiếm quá nửa số lao động có đất bị thu hồi hiện nay. Người dân sau khi bị thu hồi đất thì số lao động này rất khó thích nghi với mơi trường mới, tuổi lại cao khó được tuyển vào doanh nghiệp, việc tham gia các khoá đào tạo chuyển đổi nghề đối với họ là rất khó khăn so với lao động trẻ, nên nguy cơ thất nghiệp toàn phần và kéo dài đối với họ là rất lớn.
Để giải quyết tốt hơn vấn đề về việc làm đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho lao động có đất bị thu hồi, cần phải tập trung các giải pháp cụ thể như sau:
Trước hết phải giải quyết việc làm và thu nhập của người dân có đất bị thu hồi gắn với giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH, HĐH phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Việc làm của người lao động ở nước ta cũng như ở các địa phương chỉ có thể giải quyết được căn bản nếu gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đẩy nhanh tốc độ phát triển khu công nghiệp và dịch vụ, thu hút đầu tư phát triển các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản, công nghiệp nhẹ nhất là những dự án thu hút nhiều lao động với hình thành và phát triển các khu đơ thị, khu du lịch trên địa bàn thành phố… phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cơ bản và lâu dài cần được chú trọng trong những năm tới để giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân nói chung, cũng như những người dân có đất bị thu hồi nói riêng.
Đối với những hộ phải thực hiện tái định cư, hoặc đã bị thu hồi hết đất sản xuất thì ngồi diện tích đất ở mới cần được bố trí thêm một diện tích đất nhất định (khoảng từ 15-20% diện tích đất ở) để làm dịch vụ, hoặc làm các nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại gia đình, tạo điều kiện cho những lao động đã có nghề phụ, hoặc khơng có khả năng đào tạo nghề chuyển ngành nghề thì cũng có mặt bằng để làm những ngành nghề và công việc phù hợp, để có thu nhập, ổn định đời sống. Đây là một giải pháp rất quan trọng để giải quyết việc làm đối với một bộ phận lớn lao động khi nhà nước thu hồi đất, khơng cịn đất để tiếp tục duy trì sản xuất và các ngành nghề truyền thống nữa.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu lao động đang trở thành một nhu cầu bức xúc đối với cả các nước xuất khẩu lao động và cả các
nước nhập khẩu lao động. Đối với nước ta xuất khẩu lao động là vấn đề chiến lược quan trọng mang tính quốc gia, đem lại hiệu quả kép “vừa ích nước, vừa lợi nhà”. Do đó xuất khẩu lao động là một biện pháp quan trọng đối với lực lượng lao động nước ta nói chung, với lao động các vùng có đất bị thu hồi nói riêng. Đây là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với lao động trẻ. Muốn vậy, cần mở rộng khảo sát nắm nhu cầu nguồn lao động và những yêu cầu tiêu chuẩn lao động của thị trường lao động các quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng hệ thống chất lượng giáo dục và đào tạo, kể từ giáo dục phổ thông đến đào tạo nghề. Thực hiện đổi mới nội dung chương trình đào tạo, rèn luyện kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhu cầu xuất khẩu lao động.
Đối với những địa phương có các khu kinh tế và nhiều khu cơng nghiệp, dịch vụ đô thị tập trung, khả năng thu hồi đất với diện tích đất lớn ảnh hưởng lớn đến nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân (quận Hóc Mơn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, quận 2, quận 12) thì nhà nước phải có trách nhiệm đầu tư xây dựng trường đào tạo nghề, ưu tiên thu hút đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cụ thể về tiền học phí, tiền sinh hoạt hàng tháng một cách phù hợp theo định mức kinh phí đào tạo của các nhà trường đối với những người tham gia đào tạo nghề trong suốt khố học. Phần kinh phí hỗ trợ này Nhà nước có quy định để các doanh nghiệp được nhận đất thu hồi có trách nhiệm một phần. Như vậy, vừa phải giảm bớt áp lực cân đối của ngân sách, vừa tạo sự bình đẳng về trách nhiệm, về lợi ích của các doanh nghiệp đối với nơng dân có đất chuyển mục đích sử dụng cho doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải có trách nhiệm cung cấp thơng tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho người có đất bị thu hồi có khả năng học tập, chuyển đổi nghề nghiệp, theo các ngành nghề, hình thức phù hợp. Cần
quy định rõ trách nhiệm của bên Nhà nước, chủ dự án, các tổ chức đào tạo trong việc tổ chức, quản lý kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đảm bảo nguồn nhân lực cho các loại hình doanh nghiệp, đảm bảo đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp phải có địa chỉ việc làm để người lao động yên tâm học tập và đạt chất lượng tốt.