Dự báo về thu hồi đất để đơ thị hố thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2010 đến năm

Một phần của tài liệu Th s kinh te lợi ích kinh tế của người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 77)

- Tạo việc làm:

3.1.1 Dự báo về thu hồi đất để đơ thị hố thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2010 đến năm

giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; với mục tiêu phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành “đầu tàu kinh tế của cả nước”, thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại; đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố; xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đơng Nam Á.

Kể từ năm 1986 đến nay, q trình đơ thị hố đã làm thay đổi diện mạo “Hịn ngọc Viễn đơng”, ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Thành phố đã xây dựng được 9 khu đơ thị và 216 cụm đơ thị (tính theo quy mơ dân số từ 1.500 người trở lên). Diện tích đơ thị được mở rộng tăng hơn 2,3 lần so với trước năm 1975. Thực hiện chương trình phát triển nhà ở từ năm 2006 đến năm 2009 đã xây dựng được 19,2 triệu m² nhà ở (6,08 triệu m² năm 2006; 7,9 triệu m² năm 2007; 9,6 triệu m² năm 2009), diện tích nhà ở bình quân đã được tăng lên từ 10,3m²/người vào năm 2006 lên mức 13m²/người và cuối tháng 06 năm 2009. Chương trình nhà ở trong các dự án dân cư (nhà ở thương mại) đã thực hiện được 3,6 triệu m²/7,5 triệu m². Chương trình xây dựng nhà ở của các hộ gia đình cá nhân (nhà phi thương mại) đã phát triển 9,9 triệu m²/20 triệu m²; xây dựng thêm được 67 cao ốc văn phịng.

Nhờ sớm có chủ trương xã hội hố, đa dạng hoá đầu tư, huy động các nguồn vốn, nên kết cấu hạ tầng đô thị được cải thiện đáng kể. Với vài chục

ngàn căn nhà lụp xụp trên kênh rạch được di dời, bố trí nơi ở mới khang trang, cùng với việc cải tạo hệ thống kênh rạch, cải thiện môi trường; hệ thống giao thông, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cùng các loại hình dịch vụ đơ thị đã và đang xây dựng, tạo nên diện mạo mới của thành phố khang trang, hiện đại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được thành phố tập trung đầu tư đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân thành phố.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ đơ thị hố cao nhất so với cả nước, năm 2010 đạt 58% và dự kiến năm 2025 đạt 77 - 80%. Với dân số đô thị năm 2010 gần 8 triệu người (nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người), đến 2025 là 16 - 17 triệu người, thành phố Hồ Chí Minh đứng trong hàng ngũ các thành phố có dân số trên 10 triệu người của thế giới.

Giai đoạn 2011 - 2015 tới đây thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục cho thực hiện khoảng 500 dự án, ảnh hưởng tới nhà đất của 116.000 hộ dân. Giai đoạn này thành phố cũng sẽ triển khai các dự án đặc biệt lớn, phải tiến hành thu hồi đất đồng loạt với hàng ngàn hộ dân cùng lúc như dự án xây dựng các tuyến Metro; dự án nâng cấp chỉnh trang đơ thị… Vì vậy, việc chuẩn bị đủ quỹ nhà, đất tái định cư cho người dân bị giải toả vẫn là vấn đề tiếp tục khiến lãnh đạo thành phố phải trăn trở. Bởi bài học trong công tác tái định cư cho người dân bị thu hồi đất phục vụ triển khai dự án ở khu đơ thị mới Thủ Thiêm vẫn mang tính thời sự.

Quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/05/2008. Vùng thành phố Hồ Chí Minh bao gồm tồn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh xung quanh, gồm:

Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với tổng diện tích 30.404km2, dân số vào năm 2020 đạt 20 - 22 triệu người, trong đó dân số đơ thị 16 -17 triệu với tỷ lệ đơ thị hố khoảng 70%. Đây là một dạng mơ hình “Thành phố vùng” mà trong đó các thành phố độc lập như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hồ... là các cực phát triển, có cơ cấu đơ thị hồn chỉnh có mối quan hệ “hỗ tương” và không lệ thuộc vào đơ thị hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến đều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp - khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, và định hướng đến năm 2020.

Dân số thành phố năm 2010 khoảng 8 triệu người, dự báo đến 2025 là 16 - 17 triệu người, thành phố Hồ Chí Minh đứng trong hàng ngũ các thành phố có dân số trên 10 triệu người của thế giới. Vì vậy, phát triển (đơ thị hố) thành phố ra vùng ven, ngoài phạm vi 140 km2 nội thành hiện nay là xu thế tất yếu. Trong 10 - 15 năm tới, ở các tỉnh xung quanh thành phố sẽ hình thành các đô thị qui mô khá lớn như các thành phố Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Nhơn Trạch, Phú Mỹ, Vũng Tàu, nhiều thị xã, thị trấn khác và nhiều khu công nghiệp tập trung. Đồng thời xung quanh thành phố sẽ hình thành 9 hành lang phát triển toả ra các tỉnh xung quanh.

- Theo hướng Đông và Đơng Nam, ngồi hành lang dọc quốc lộ 1 đến Biên Hồ, sẽ hình thành hành lang qua cầu Thủ Thiêm đến thành phố mới Nhơn Trạch và kéo dài đến Vũng Tàu.

- Về hướng Tây Bắc và Bắc, ngoài hai hành lang dọc quốc lộ 22 (đi Tây Ninh), quốc lộ 13 (đi Thủ Dầu Một) sẽ có hành lang mới dọc theo tỉnh lộ 743 nối TP (xa lộ Đại Hàn) với các khu công nghiệp Nam Sơng Bé.

- Theo hướng Tây, ngồi hành lang dọc theo quốc lộ 1A đi Tân An, sẽ có một hành lang mới từ tỉnh lộ 10 nối liền Bình Chánh (Cầu Xáng) với Đức Hoà - Đức Huệ và đi thẳng vào vùng Đồng Tháp Mười của Đồng bằng sông Cửu Long.

- Theo hướng Nam, dọc quốc lộ 50 (quốc lộ mới) nối thành phố qua Cần Giuộc đến Gị Cơng và nối liền với Mỹ Tho.

- Ngồi ra ở phía Đơng Nam thành phố cịn có hành lang phát triển xuống Nhà Bè - Cần Giờ và ra biển.

Như vậy từ trung tâm thành phố sẽ có 9 hành lang phát triển ra xung quanh. Tổ chức lãnh thổ và phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố phải tính đến các hành lang phát triển nói trên, tạo nên sự gắn kết, liên thông giữa thành phố với các tỉnh xung quanh. Song song với các hành lang phát triển, đang và sẽ hình thành các đường vành đai khép kín quanh thành phố. Trong thời gian không xa nữa vành đai xa lộ "Đại Hàn" nối liền với đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh gần như khép kín và sẽ trở thành đường nội thị. Vì vậy, trong phạm vi vành đai này phần lớn sẽ là khu dân cư đô thị. Trong tương lai xa hơn, sau năm 2010 sẽ hình thành vành đai thứ 2 lớn hơn, bao quanh khu trung tâm của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Trên địa phận của thành phố, vành đai này sẽ cắt qua và đi vịng bên ngồi thị trấn Củ Chi, vòng qua thị xã Thủ Dầu Một, cắt ngang qua các huyện phía Nam Sơng Bé, vịng qua thành phố Biên Hoà để nối liền với quốc lộ 1A và với xa lộ cao tốc 51 đi thẳng đến Vũng Tàu. Trong phạm vi đường vành đai mới này sẽ bố trí khá nhiều khu dân cư của thành phố và của các tỉnh trong vùng.

Theo các định hướng trước đây đã trình Chính phủ, thành phố ưu tiên phát triển theo hành lang Đông và Đông - Nam nối liền với Biên Hoà và hướng về Vũng Tàu. Song nay đã xuất hiện hành lang về phía Nhà Bè. Ngồi ra hướng lên phía Bắc và Tây Bắc đến Củ Chi cũng đang phát triển mạnh, liên quan với bố trí cơng nghiệp ở khu vực này.

Vì vậy, vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay là phải sớm mở rộng các "cửa ô" cùng hệ thống các trục giao thông đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo các hành lang nói trên, mở đường cho phát triển các khu dân cư và khu công nghiệp ra bên ngoài.

Một phần của tài liệu Th s kinh te lợi ích kinh tế của người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w