Hệ thống phanh trên xe ô tô Toyota Camry 2.4G

Một phần của tài liệu Thiết lập quy trình sửa chữa khung gầm ô tô tại toyota (Trang 49 - 67)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY TOYOTANHATRANG

2.3. Quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống khung gầ mô tô du lịch

2.3.1.1. Hệ thống phanh trên xe ô tô Toyota Camry 2.4G

- Hệ thống phanh sử dụng trên xe Toyota Camry 2.4G được thể hiện trên hình 2.11.

a. b.

Hình 2.11. Hệ thống phanh trên ơ tơ Camry 2.4G

a. Phanh trước; b. Phanh sau.

a. Hiện tượng và nguyên nhân

- Có tiếng kêu bất thường khi phanh.

+ Nguyên nhân chủ yếu là do má phanh bị mòn dẫn đến phát ra tiếng kêu mỗi khi nhấn phanh hoặc khi thay má phanh mới không rà đĩa [1].

+ Má phanh mịn khơng đều do kẹt ắc phanh, đĩa phanh mịn khơng đều. + Rò rỉ đường ống dây dẫn dầu bị rạn, nứt.

- Phanh xe có dấu hiệu rung lắc. + Má phanh bị mòn.

+ Đĩa phanh bị cong vênh. - Đạp phanh bị hẫng.

+ Nguyên nhân chủ yếu là do xi-lanh phanh có hiện tượng rị rỉ dầu trong q trình di chuyển [1].

32 - Phanh khơng nhả (bó phanh).

+ Ốc trượt tại má phanh bị hỏng. + Xi-lanh bị kẹt.

+ Hành trình đạp chân phanh khơng đúng.

b. Tiến hành kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh đĩa trên xe Toyota Camry 2.4G

- Chuẩn bị dụng cụ: Xe đẩy lốp; thiết bị tháo, siết bu lơng; tp và vịng; giấy nhám; mỡ bò chuyên dụng; giẻ làm sạch.

- Tiến hành sửa chữa:

► Quy trình tháo và kiểm tra hệ thống phanh trên xe Toyota Camry 2.4G:

Bước 1. Đưa ô tô vào cầu nâng, tiến hành kiểm tra hệ thống đèn (đèn phanh).

- Sau khi cho xe vào cầu, tiến hành kiểm tra mọi hệ thống đèn trên xe xem có bị lỗi hay khơng có hệ thống đèn nào khơng, nếu có sẽ báo cho cố vấn dịch vụ.

- Quy trình kiểm tra đèn được thể hiện trên hình 2.12.

Hình 2.12. Kiểm tra hệ thống đèn Bước 2. Nâng cầu và nới lỏng các bu lông của bánh xe. Bước 2. Nâng cầu và nới lỏng các bu lông của bánh xe.

33

- Nâng cầu đến vị trí phù hợp và tiến hành cài khố an tồn cho cầu (tránh tình trạng xe rơi khi đang làm việc dưới gầm xe).

Hình 2.13. Nâng cầu cho xe

- Sử dụng thiết bị siết, tháo bu lông (súng bắn bu lông) và tuýp 21 mm để tiến hành nới lỏng bu lông.

34

Bước 3. Tháo rời các bánh xe và để bánh xe lên xe để lốp.

Hình 2.15. Tháo bánh xe Bước 4. Tháo rời cụm pít-tơng ra khỏi cùm thắng. Bước 4. Tháo rời cụm pít-tơng ra khỏi cùm thắng.

- Sử dụng vòng 14 mm và cờ lê 17 mm để tiến hành tháo.

Hình 2.16. Dụng cụ cờ lê và vịng

+ Khi trong q trình vận hành xe, nếu ta thấy việc sử dụng phanh không thấy chắc hoặc đạp chân phanh đến mức chạm sàn, thì ta nên tiến hành kiểm tra lại mức dầu phanh và kiểm tra lại hệ thống đường ống dẫn dầu, nếu phát hiện tình trang chảy dầu phanh khi đạp phanh thì ta nên tháo kiểm tra pít-tơng của hệ thống phanh [1].

35

+ Dùng tuốc-nơ-vít để tháo phanh hãm pít-tơng của phanh đĩa, cao su chắn bụi ra khỏi xi-lanh phanh.

Hình 2.17. Tháo phanh hãm pít-tơng

+ Dùng giẻ để giữa pít-tơng và xi-lanh, cấp khí nén để đẩy pít-tơng ra ngồi.

36

+ Dùng tuốc-nơ-vít để tháo phớt chắn dầu ra khỏi xi-lanh.

Hình 2.19. Tháo phớt chắn dầu

- Tháo rời cơ cấu trượt và kiểm tra cơ cấu của phanh.

+ Khi đạp phanh thì pít-tơng ép vào bề mặt má phanh nhờ vào 2 con ốc trượt, 2 con ốc này di chuyển ra vào (khi nhả phanh thì 2 con ốc này di chuyển ra, khi đạp phanh thì 2 ốc này ép vào). Khi có dấu hiệu đạp phanh nặng, kẹt phanh thì có thể do 2 con ốc này [1].

+ Vì vậy trong quá trình sửa chữa, tiến hành kiểm tra 2 con ốc trượt.

37

+ Kiểm tra 2 con ốc trên cùm phanh, kiểm tra xem có hoạt động bình thường khơng, nếu xảy ra hiện tượng kẹt cứng thì tiến hành thay mới.

Bước 5. Tháo má phanh.

Hình 2.21. Tháo má phanh Bước 6. Kiểm tra má phanh. Bước 6. Kiểm tra má phanh.

- Trong quá trình vận hành, khi đạp bàn đạp phanh mà phanh có dấu hiệu ít ăn nên tiến hành kiểm tra tình trạng của má phanh. Sau khi sử dụng một thời gian dài nên tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra định kì để đảm bảo an tồn khi gặp những tình huống bất ngờ.

- Dùng thước, đo độ dày của má phanh trước: + Độ dày tiêu chuẩn: 12.0 mm [1].

+ Độ dày nhỏ nhất: 1.0 mm [1].

38 - Dùng thước, đo độ dày của má phanh sau: + Độ dày tiêu chuẩn: 10.5 mm [1].

+ Độ dày nhỏ nhất: 1.0 mm [1].

Hình 2.23. Kiểm tra má phanh sau

- Nếu độ dày má phanh nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay các má phanh đĩa.

Bước 7. Tháo và kiểm tra cùm thắng.

- Sử dụng vịng 17 mm tiến hành tháo cùm thắng.

Hình 2.24. Tháo ốc cùm thắng

- Tiến hành kiểm tra và chắc chắn rằng các tấm đỡ má phanh đĩa có đủ độ đàn hồi; khơng bị biến dạng, nứt hoặc mịn; không bị gỉ sét và bẩn.

39

- Nếu cần thiết, hãy thay thế các tấm đỡ má phanh đĩa phía trước và sau.

Hình 2.25. Kiểm tra cùm thắng Bước 8. Tháo đĩa phanh. Bước 8. Tháo đĩa phanh.

- Sử dụng ốc cảo, tiến hành cảo đĩa phanh.

Hình 2.26. Tháo đĩa phanh Bước 9. Kiểm tra đĩa phanh. Bước 9. Kiểm tra đĩa phanh.

- Trong quá trình sử dụng, dấu hiệu để nhận biết hư hỏng của đĩa phanh là khi đạp bàn đạp phanh, xuất hiện tình trạng rung lắc dữ dội và khi tác động một lực lớn

40

hơn thì độ rung lắc mạnh hơn. Khi xuất hiện tình trạng này, ta nên kiểm tra lại đĩa phanh, xem có bị cong vênh gì khơng.

- Nguyên nhân gây ra tình trạng cong vênh đĩa phanh có thể là do: trong quá trình di chuyển vào những khung đường khác nhau, đá có thể vào chỗ đĩa phanh ra ra hiện tượng kẹt và làm cong vênh đĩa phanh hoặc là do bề mặt của đĩa phanh không đồng đều, từ đó tạo ra độ đảo của đĩa phanh [1].

- Kiểm tra độ dày đĩa phanh (sử dụng panme đo độ dày của đĩa phanh).

Hình 2.27. Kiểm tra độ dày đĩa phanh trước

+ Độ dày tiêu chuẩn của đĩa phanh trước: 28.0 mm [1]. + Độ dày nhỏ nhất của đĩa phanh trước: 25.0 mm [1].

Hình 2.28. Kiểm tra độ dày đĩa phanh sau

+ Độ dày tiêu chuẩn của đĩa phanh sau: 10.0 mm [1]. + Độ dày nhỏ nhất của đĩa phanh sau: 8.5 mm [1].

41 - Kiểm tra độ đảo của đĩa phanh.

Hình 2.29. Kiểm tra độ đảo của đĩa phanh

+ Kiểm tra độ rơ của vòng bi moay ơ cầu trước, sau và độ đảo của moay ơ cầu trước và sau.

+ Dùng SST để giữ đĩa phanh, siết chặt đĩa phanh bằng 5 đai ốc.

+ Dùng một đồng hồ so, đo độ đảo của đĩa phanh trước tại điểm cách mép ngoài của đĩa phanh 10 mm.

+ Độ đảo đĩa phanh lớn nhất là 0.05 mm [1].

+ Nếu độ đảo vượt quá giá trị lớn nhất, hãy thay đổi vị trí lắp của đĩa phanh để giảm thiểu độ đảo. Nếu độ đảo vẫn vượt quá giá trị lớn nhất ngay cả khi đã thay đổi vị trí lắp đặt đĩa phanh, thì láng đĩa phanh trước. Nếu chiều dày của đĩa phanh trước nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, thì tiến hành thay đĩa phanh trước [1].

Bước 10. Kiểm tra trợ lực phanh. - Kiểm tra kín khít:

+ Khởi động động cơ và tắt máy 1 đến 2 lần trên phút, sau đó đạp bàn đạp phanh. Nếu lần đầu nhẹ, các lần sau nặng dần dần thì xem như kín khít.

+ Đạp bàn đạp phanh khi động cơ đang nổ, sau đó giữ rồi tắt máy khoảng 30s, nếu khơng có sự thay đổi gì về khoảng dự trữ thì xem như bầu trợ lực kín khít.

Bước 11. Kiểm tra hệ thống dẫn dầu phanh

- Kỹ thuật viên tiến hành mở nắp capo để xem lại lượng dầu thắng trữ trong bình dầu. Nếu mức dầu xuống thấp, cần phải châm thêm vào. Nhưng nếu thấy dấu hiệu mực dầu giảm thường xun thì đó là dấu hiệu hệ thống bị rị rỉ, có thể trong các hệ thống dầu của hệ thống phanh.

42

- Dầu mới thì trong hoặc trong mờ, dầu cũ thì sắp sửa quá “đát” có màu sậm sau thời gian dài nhiễm bụi, đất, độ ẩm…

- Nếu quan sát thấy dầu thắng chuyển sang màu sậm, thì tiến hành thay dầu phanh.

- Đường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần kiểm tra tất cả. Đồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển đến các con “heo dầu” nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, nên phải cho xem có chổ nào sần sượng khơng, bởi vì sần sượng là dấu hiệu báo trước sẽ có rị rỉ. Chú ý khơng để cho các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận phát ra nhiệt, chẳng hạn như ống pô.

► Quy trình sửa chữa hệ thống phanh trên xe Toyota Camry 2.4G

- Sau khi tháo, lắp các chi tiết trên hệ thống phanh trước và hệ thống phanh sau, ta tiến hành kiểm tra các chi tiết một cách chính xác, nếu có chi tiết nào hư hỏng thì tiến hành tháo rời chi tiết ấy ra sửa chữa.

- Đối với hệ thống phanh đĩa trên xe ô tô Camry, ta tiến hành tháo các chi tiết như phần tháo, lắp ở trên, có nhiều trường hợp có thể xảy ra hư hỏng như sau:

- Khi các chi tiết vẫn hoạt động bình thường, ta tiến hành vệ sinh.

Bước 1. Sử dụng giấy nhám để vệ sinh bề mặt má phanh.

43

Bước 2. Dùng dung dịch vệ sinh phanh để làm sạch bề mặt sau khi vệ sinh bằng

giấy nhám.

Hình 2.31. Vệ sinh má phanh

Bước 3. Vệ sinh các ty và các óc rồi bơi mỡ vào vị trí này. Đưa các ty vào vào

lỗ rồi kiểm tra độ trượt một cách nhẹ nhàng. - Khi má phanh đã mòn so với quy định: + Tiến hành thay má phanh mới.

44

+ Sau khi tiến hành thay má phanh mới, sử dụng mỡ bị chun dụng để bơi vào mặt sau của má phanh mới, mỡ bị có tác dụng giúp chi tiết chịu được nhiệt độ cao và giúp chi tiết được bảo vệ một cách lâu dài.

a. b.

Hình 2.33. Thay má phanh mới

a. Mặt sau má phanh; 2. Bôi mỡ vào mặt sau má phanh.

+ Sau khi thay má phanh, ta tiến hành ép pít-tơng để có thể gắn má phanh vào đĩa phanh.

45

- Khi đĩa phanh xuất hiện tình trạng đảo hoặc mịn đĩa phanh, tiến hành rà lại bề mặt đĩa phanh. Quy trình rà bề mặt đĩa phanh như sau:

Bước 1. Tháo đĩa phanh, sử dụng dụng cụ để làm sạch mặt trong của đĩa phanh.

Hình 2.35. Vệ sinh đĩa phanh Bước 2. Sử dụng máy tiện rà lại bề mặt của đĩa phanh. Bước 2. Sử dụng máy tiện rà lại bề mặt của đĩa phanh.

Hình 2.36. Thiết bị tiện và quy trình rà bề mặt đĩa phanh

46

Bước 1. Sau khi tháo pít-tơng của hệ thống phanh, tiến hành vệ sinh sạch sẽ.

Hình 2.37. Vệ sinh cụm pít-tơng Bước 2. Sau đó, tiến hành lắp phớt mới. Bước 2. Sau đó, tiến hành lắp phớt mới.

Hình 2.38. Thay phớt mới Bước 3. Bơi dầu cho pít-tơng và xi-lanh. Bước 3. Bơi dầu cho pít-tơng và xi-lanh.

47

Bước 4. Tiến hành lắp lại pít-tơng vào xi-lanh.

+ Tiến hành lắp lại hệ thống phanh ngược lại theo quá trình tháo ra.

► Súc rửa và xả khí hệ thống phanh

- Sau khi sửa chữa các chi tiết của hệ thống phanh, ta tiến hành kiểm tra dầu phanh trên đường ống, nếu dầu phanh nằm trong khoảng lớn nhất và nhỏ nhất trong bình chứa dầu phanh thì khơng cần châm thêm, nếu hao hụt thì tiến hành kiểm tra trên đường ống dẫn có bị rị rỉ hay gì khơng và châm thêm dầu phanh đến mức thích hợp. Nếu đã đến thời kì thay mới dầu phanh, ta tiến hành hút dầu phanh cũ, châm dầu phanh mới và tiến hành xả gió.

Hình 2.40. Tra dầu phanh

- Quy trình xả gió cho hệ thống phanh: + Van xả gió nằm trên thân của xi-lanh.

+ Gắn ống hút của bình hút dầu vào và sử dụng vịng 8 mm để tiến hành quy trình xả.

+ Quy trình xả được tiến hành bởi 2 người, 1 người có nhiệm vụ đạp phanh (hay được gọi là nhồi phanh) và giữ cho phanh ở vị trí thấp nhất. Sau khi người thứ nhất nhồi phanh và giữ phanh ở vị trí thấp nhất, người thứ 2 tiến hành dần dần nới lỏng van ra, dầu bắt đầu chảy vào bình hút, người thứ nhất nhồi phanh liên tục khoảng 14 – 15 lần để đẩy dầu cũ và bọt khí ra ngồi, sau đó đóng van xả gió và nhả phanh.

48

+ Khi đang trong quá trình nhồi phanh, người thứ 2 tiến hành đóng van xả gió lại để kiểm tra trên đường ống hút cịn bọt khí hay khơng và người thứ 1 kiểm tra xem bàn đạp phanh đã dần dần cứng chưa. Trong quá trình nhả phanh, người thứ 2 mở van xả gió và đóng lại nhanh, trong q trình nhả phanh, người thứ 1 ln giữ chân phanh ở vị trí thấp nhất (khơng được nhả chân phanh). Thao tác liên tục như vậy cho đến khi trên đường ống xả khơng cịn bọt khí nữa và chân phanh đã ăn hơn.

+ Thực hiện như trên cho cả 4 bánh xe.

Hình 2.41. Xả gió + Thực hiện tương tự với bánh còn lại. + Thực hiện tương tự với bánh còn lại.

+ Lắp lại các chi tiết theo quy trình ngược lại lúc tháo ra, nghĩa là các chi tiết nào tháo sau sẽ được lắp vào trước.

+ Cụ thể là đặt bộ cùm vào, rồi các má phanh, lắp các bộ giá phanh vào xe rồi siết chặt các ốc, cắm lại đường dây của hệ thống cảm biến lại.

+ Lắp lại bánh xe vào và lấy súng bắn bu lông để bắn các bu lông bánh xe lại. + Hạ cầu xuống để cho bánh xe chạm xuống nền và cuối cùng là dùng cần lực và tuýp 21 mm siết lại các bu lông bánh xe.

49

Một phần của tài liệu Thiết lập quy trình sửa chữa khung gầm ô tô tại toyota (Trang 49 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)