CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1. Thơng tin BCTC
Thơng tin BCTC có rất nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau. Theo quan điểm của IASB mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính, dịng tiền của doanh nghiệp cho các nhà đầu tƣ hiện có và tiềm năng, ngân hàng và các chủ nợ khác của doanh nghiệp trong việc đƣa ra các quyết định liên quan đến nguồn lực của doanh nghiệp nhƣ: Mua bán hoặc nắm giữ các công cụ nợ (trái phiếu) và công cụ vốn (cổ phiếu), cung cấp tài chính cho doanh nghiệp,… Do đó, BCTC cần đƣợc trình bày các thơng tin tài chính nhƣ sau: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu), lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, các dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và tài chính), các thuyết minh liên quan đến các tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp. Với xu hƣớng hội nhập ngày càng cao của các nền kinh tế trên thế giới, nhu cầu sử dụng thông tin BCTC cho việc ra quyết định là rất cần thiết, do đó các thơng tin trên BCTC cần đƣợc trình bày bao gồm cả các thơng tin tài chính và phi tài chính (Beest & Braam, 2009). Tóm lại, thơng tin BCTC đƣợc hiểu bao gồm các thơng tin tài chính, thơng tin phi tài chính và các thơng tin cơng bố theo yêu cầu bắt buộc hoặc tự nguyện của doanh nghiệp.
2.1.2. Chất lƣợng thông tin
Đối với bất kỳ ngƣời sử dụng thông tin nào khi tiếp nhận thông tin đều mong muốn đó là những thơng tin có chất lƣợng cao. Tuy nhiên, để đánh giá thông tin có chất lƣợng cao hay khơng đơi khi lại phụ thuộc vào sự nhận định chủ quan của ngƣời đánh giá. Vì vậy, để có thể đánh giá một cách khách quan chất lƣợng thơng tin địi hỏi phải xây dựng đƣợc các thƣớc đo phù hợp. Các nhà nghiên cứu
trƣớc đây đã xây dựng nên các định nghĩa khác nhau về chất lƣợng thơng tin để có thể đo lƣờng nhƣ sau:
Chất lƣợng thông tin là những thơng tin thích hợp cho việc sử dụng của ngƣời sử dụng thông tin (Huang et al., 1999).
Chất lƣợng thông tin đƣợc xác định khi nó có giá trị cao đối với ngƣời sử dụng (Lesca, 1995).
Chất lƣợng thơng tin đƣợc đo lƣờng dựa trên các khía cạnh nhƣ: Bản chất thơng tin, tính có thể truy cập của thơng tin, biểu hiện của thông tin,… (Lee et al., 2002).
Chất lƣợng thông tin đƣợc xác định khi đạt đƣợc một số đặc tính nhƣ: Nhất quán, chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, có thể hiểu đƣợc, có thể truy cập, hữu ích, hiệu quả, dễ dàng tiềm kiếm… (Knight and Burn, 2005).
Tóm lại, chất lƣợng thơng tin đƣợc hiểu là thƣớc đo giá trị mà thông tin đó cung cấp cho ngƣời sử dụng để đáp ứng các u cầu về nội dung, hình thức, tính tin cậy, hữu ích, có thế hiểu đƣợc, nhất qn, dễ tìm kiếm,…
2.1.3. Chất lƣợng thơng tin BCTC
BCTC là sản phẩm đầu ra của kế tốn tài chính, cung cấp thơng tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho các đối tƣợng bên ngồi của doanh nghiệp. Chất lƣợng thơng tin BCTC là vấn đề rất quan trọng đối với ngƣời sử dụng BCTC trong việc ra quyết định. Một BCTC có chất lƣợng cao sẽ giúp ngƣời sử dụng BCTC đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong suốt kỳ kế toán, từ kết quả hoạt động kinh doanh cho đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các dòng tiền vào dòng tiền ra của doanh nghiệp và so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành. Tuy nhiên, để có thể đánh giá đƣợc chính xác chất lƣợng thông tin BCTC là rất khó do có nhiều nghiên cứu khác nhau về đo lƣờng chất lƣợng thông tin BCTC. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đƣợc tổng hợp các đặc tính chất lƣợng thơng tin BCTC của có liên quan nhƣ sau:
Chất lƣợng thơng tin BCTC có hai quan điểm chung đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá bao gồm: Nhu cầu của ngƣời sử dụng thông tin và quan điểm bảo vệ cổ đông, nhà đầu tƣ (Jonas and Blanchet, 2000). Theo Salechi and Rostami (2011) cho rằng “BCTC hữu ích phải phản ánh đƣợc nó hữu ích cho ai và mục đích
hƣớng đến là gì”. Tùy theo từng đối tƣợng sử dụng BCTC khác nhau mà đối tƣợng thông tin đƣợc quan tâm đến sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung lại của BCTC vẫn là cung cấp thơng tin tài chính hữu ích cho ngƣời sử dụng để có thể ra quyết định.
Theo chuẩn mực chung (VAS01) của Việt Nam, các tiêu chuẩn chất lƣợng cơ bản đối với thơng tin kế tốn bao gồm:
+ Trình bày trung thực: Các thơng tin kế tốn phải đƣợc ghi nhận khi có
đầy đủ bằng chứng đáng tin cậy, khách quan và đúng với bản chất thực tế về nội dung, giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Khách quan: Các thơng tin kế tốn đƣợc ghi chép, báo cáo đúng với
thực tế phát sinh khơng bị xun tạc, bóp méo so với thực tế.
+ Đầy đủ: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ báo
cáo phải đƣợc ghi nhận, báo cáo đầy đủ, khơng đƣợc bỏ sót nghiệp vụ.
+ Kịp thời: Các thơng tin kế tốn liên quan đến kỳ báo cáo phải đƣợc ghi
nhận, báo cáo kịp thời, đúng thời hạn quy định hoặc trƣớc thời hạn quy định, không đƣợc chậm trễ.
+ Dễ hiễu: Các thơng tin kế tốn phải đƣợc trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối
với ngƣời sử dụng BCTC. Ngƣời sử dụng phải là những ngƣời có hiểu biết về kinh tế, tài chính, kế tốn ở mức trung bình. Các vấn đề phức tạp trong BCTC phải đƣợc làm rõ trong phần thuyết minh BCTC.
+ Có thể so sánh được: Các thơng tin kế tốn phải đƣợc tính tốn và
trình bày nhất quán nhằm đảm bảo sự so sánh giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp. Trƣờng hợp thơng tin kế tốn khơng đƣợc tính tốn và trình bày nhất qn thì phải làm rõ trong phần thuyết minh BCTC, để ngƣời sử dụng BCTC có thể so sánh thơng tin kế tốn giữa các kỳ hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau, kết quả thực hiện so với dự toán, kế hoạch đƣợc duyệt.
Theo quan điểm của dự án hội tụ giữa IASB và FASB về khuôn khổ khái niệm BCTC đƣợc IASB ban hành năm 2010 đã đƣa ra hai đặc tính chất lƣợng cơ bản là tính thích hợp và trình bày trung thực. Ngồi ra, cịn có bốn đặc tính chất lƣợng bổ sung gồm: Có thể so sánh đƣợc, có thể kiểm tra, kịp thời và có thể hiểu đƣợc. Dựa trên khuôn khổ khái niệm chung về BCTC tác giả đã tổng hợp các đặc
tính về chất lƣợng BCTC theo quan điểm của IASB và FASB nhƣ sau:
Đặc tính chất lƣợng cơ bản
+ Tính thích hợp: Thơng tin BCTC đƣợc xem là thích hợp khi có khả
năng làm thay đổi quyết định của ngƣời sử dụng, đƣợc thể hiện thông qua hai giá trị dự báo và khẳng định. Giá trị dự báo cung cấp thông tin đầu vào cho ngƣời sử dụng BCTC bằng cách dự đoán kết quả tƣơng lai. Giá trị khẳng định cung cấp thông tin phản hồi về việc thừa nhận hay thay đổi các đánh giá trƣớc đó của ngƣời sử dụng BCTC. Giá trị dự báo và giá trị khẳng định của thơng tin tài chính có liên quan lẫn nhau. Ví dụ: Thơng tin doanh thu năm hiện tại của doanh nghiệp có thể đƣợc dùng làm cơ sở cho việc dự báo doanh thu cho những năm trong tƣơng lai, đồng thời cũng có thể đƣợc so sánh với doanh thu kế hoạch của năm hiện hành.
+ Trình bày trung thực: Thơng tin trên BCTC phải đƣợc trình bày đúng
với bản chất thực tế của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mà nó muốn thể hiện. Khi đó thơng tin mới thật sự hữu ích cho ngƣời sử dụng để có thể đƣa ra quyết định. Thơng tin đƣợc trình bày trung thực khi thỏa mãn ba yêu cầu cơ bản sau: Đầy đủ (bao gồm tất cả các thông tin cần thiết muốn trình bày về hiện tƣợng kinh tế trên BCTC), trung lập (thông tin đƣợc trình bày theo hƣớng khách quan, không bị chi phối để bóp méo thơng tin nhằm đạt đƣợc các kết quả mong muốn), khơng có sai sót trọng yếu.
Đặc tính chất lƣợng bổ sung
+ Có thể so sánh: Thơng tin BCTC giúp ngƣời sử dụng nhận ra đƣợc sự
tƣơng đồng hoặc khác biệt giữa hai hiện tƣợng kinh tế đƣợc xem là thơng tin có thể so sánh. Các thông tin trên BCTC để có thể so sánh đƣợc cần phải có tính nhất quán, nghĩa là các chính sách kế tốn và ƣớc tính kế tốn của doanh nghiệp phải đƣợc áp dụng thống nhất trong các kỳ kế tốn. Khi đó, thơng tin BCTC sẽ hữu ích cho ngƣời sử dụng để có thể tiến hành so sánh BCTC của các đơn vị khác nhau hay so sánh nội dung BCTC của đơn vị qua các thời kỳ.
+ Có thể kiểm tra: Thơng tin BCTC đƣợc xem là có thể kiểm tra khi đạt
đƣợc sự đồng thuận cao giữa những ngƣời sử dụng BCTC và những ngƣời kiểm tra độc lập với các quan điểm, kiến thức khác nhau về những thơng tin đã đƣợc trình bày trên BCTC.
+ Kịp thời: Thông tin BCTC đƣợc xem là kịp thời khi cung cấp thơng tin
có khả năng ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp thông tin vẫn kịp thời sau một thời gian dài sau khi kết thúc kỳ báo cáo, do ngƣời sử dụng thơng tin có nhu cầu cần phải xác định và đánh giá các xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai.
+ Có thể hiểu được: Thơng tin BCTC đƣợc xem là có thể hiểu đƣợc khi
trình bày rõ ràng và xúc tích, để cho ngƣời sử dụng thơng tin BCTC với các kiến thức, hiểu biết nhất định về kinh tế, tài chính, kế tốn đều có thể hiểu đƣợc các thơng tin đã trình bày trên BCTC.
Tóm lại, một BCTC đƣợc cơng bố có chất lƣợng cao khi thỏa mãn các đặc tính về chất lƣợng nhƣ: Tính thích hợp và trình bày trung thực nhằm đảm bảo sự hữu ích cho ngƣời sử dụng để có thể ra các quyết định kinh tế. Ngồi ra, các thơng tin trình bày trên BCTC phải đƣợc lập một cách đầy đủ, kịp thời, khơng có sai sót trọng yếu, thông tin thể hiện trên BCTC phải trình bày đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo dễ hiểu, có thể kiểm tra và có thể so sánh, để có thể đánh giá một cách chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất để đƣa ra các quyết định có hiệu quả.
2.1.4. Áp lực cạnh tranh
Các doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trƣờng trong bất kỳ một ngành kinh doanh cụ thể nào cũng đều chịu tác động từ năm lực lƣợng cạnh tranh đó là: Sức mạnh từ khách hàng, sức mạnh từ nhà cung cấp, nguy cơ về các sản phẩm thay thế, mối đe dọa từ các đối thủ tiềm năng và sức ép cạnh tranh giữa các đối thủ cùng ngành (Porter, 1979). Mỗi lực lƣợng cạnh tranh đều có khả năng và mức độ ảnh hƣởng nhất định để có thể tạo nên áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhƣ sau:
+ Sức mạnh từ khách hàng có khả năng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thông qua việc gây áp lực đối với các doanh nghiệp về giá cả và quyết định mua hàng. Nếu sức mạnh của khách hàng càng lớn thì áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán hàng phải giảm giá càng cao dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm.
+ Sức mạnh từ nhà cung cấp đƣợc thể hiện thông qua các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Nếu trên thị trƣờng chỉ có một vài nhà cung
cấp có quy mơ lớn thì khả năng thay thế các nguyên liệu dùng trong sản xuất là rất khó. Do đó các nguyên liệu dùng trong sản xuất thƣờng đƣợc các nhà cung cấp có quy mơ lớn áp đặt về giá. Sức mạnh của nhà cung cấp càng lớn khả năng tạo ra áp lực cạnh tranh ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp càng cao.
+ Nguy cơ về các sản phẩm thay thế có thể xảy ra khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hƣởng bởi sự thay đổi giá của một hàng hóa thay thế. Vì vậy, việc tồn tại các sản phẩm thay thế sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá bán của sản phẩm.
+ Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm năng trên thị trƣờng là các doanh nghiệp hiện chƣa tham gia vào ngành nhƣng có khả năng ảnh hƣởng tới ngành trong tƣơng lai. Số lƣợng các đối thủ tiềm năng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: Sức hấp dẫn của ngành (tỷ suất lợi nhuận, số lƣợng khách hàng,…) và các rào cảng khi tham gia vào ngành (công nghệ sản xuất, kênh phân phối,…). Đối với các ngành có số lƣợng đối thủ tiềm năng lớn áp lực cạnh tranh về sự sụt giảm lợi nhuận trong tƣơng lai cho các doanh nghiệp càng cao.
+ Sức ép cạnh tranh giữa các đối thủ cùng ngành đƣợc tạo nên bởi sự cạnh tranh trực tiếp trong hoạt động bán hàng và phân phối sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau. Đối với các ngành có thị phần đƣợc phân tán đồng đều giữa các doanh nghiệp và khơng có doanh nghiệp nào chiếm thị phần đáng kể thì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ càng lớn, áp lực cạnh tranh đƣợc tạo ra cho các doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng và phân phối sản phẩm sẽ càng cao.
Tóm lại, áp lực cạnh tranh đƣợc định nghĩa là mức độ ảnh hƣởng của các lực lƣợng cạnh tranh đến doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mức độ ảnh hƣởng của các lực lƣợng cạnh tranh đến doanh nghiệp càng lớn thì áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế càng cao và ngƣợc lại.