Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 75 - 81)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỔ SUNG VÀ BÀN LUẬN

4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng

4.2.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

4.2.5.1. Chất lƣợng BCTC trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh

Chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các đặc tính chất lƣợng trên BCTC. Từ kết quả phân tích có thể thấy chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM chỉ đạt ở mức độ tƣơng đối tốt với số điểm bình qn của các đặc tính chất lƣợng BCTC từ 3,45 đến 4,09. Cụ thể nhƣ sau:

Đặc tính thích hợp

Với số điểm bình quân là 3,91 cho thấy chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM hiện nay đƣợc đánh giá tƣơng đối tốt. Mặc dù BCTC vẫn chƣa cung cấp đầy đủ thông tin để ngƣời sử dụng có thể ra quyết định tốt nhất và dự đoán các kết quả trong tƣơng lai. Các thơng tin hữu ích để định hƣớng triển vọng doanh nghiệp vẫn đang đƣợc công bố ở mức độ dự kiến (mục tiêu, kế hoạch,… ), chƣa cho thấy đƣợc các giải pháp cụ thể để có thể thực hiện, do đó ngƣời sử dụng thơng tin khó có thể đƣa ra các dự đốn chính xác về triển vọng của doanh nghiệp trong tƣơng lai để quyết định. Bên cạnh đó, các

thơng tin phi tài chính liên quan đến cơ hội và rủi ro đối với doanh nghiệp hiện nay đƣợc trình bày rất ít trên BCTC. Vì vậy, việc đƣa ra các dự đốn về triển vọng của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vẫn đang đƣợc ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, dẫn đến chƣa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Thông thƣờng các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đƣợc định giá chủ yếu thông qua giá trị sổ sách kế toán và BCTC là chủ yếu. Chúng ta chƣa có đƣợc một hệ thống cơ sở có khả năng và uy tín để có thể định giá đúng giá trị thực của doanh nghiệp theo giá trị thị trƣờng. Do đó các nhà đầu tƣ khó có thể đƣa ra các quyết định nếu việc định giá chỉ dựa vào các thông tin trên BCTC. Ngồi ra các thơng tin phản hồi về các giao dịch, sự kiện đạt đƣợc trong năm hiện nay chỉ đƣợc trình bày và giải thích theo hƣớng định tính trên BCTC mà khơng định lƣợng theo từng nguyên nhân để xác định mức độ ảnh hƣởng, nhằm giúp ngƣời sử dụng BCTC có đƣợc cái nhìn tổng thể về hiện trạng và triển vọng của doanh nghiệp trong tƣơng lai để có thể đƣa ra các quyết định phù hợp.

Đặc tính trình bày trung thực

Theo kết quả phân tích với số điểm bình qn 4,07 cho thấy đánh giá về đặc tính chất lƣợng trình bày trung thực trên BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM ở mức tốt. BCTC của các doanh nghiệp gần nhƣ đều đƣợc kiểm toán hằng năm và trình bày đầy đủ về việc lựa chọn các chính sách và ƣớc tính kế tốn. Tùy theo từng doanh nghiệp với quy mô hoạt động, phƣơng thức kinh doanh, đặc điểm ngành nghề,…. khác nhau nên việc lựa chọn các chính sách và ƣớc tính kế tốn cũng khác nhau. Vì vậy, khi trình bày việc lựa chọn các chính sách và ƣớc tính kế tốn, doanh nghiệp phải giải thích rõ lý do của việc lựa chọn nhằm mục đích cho ngƣời sử dụng BCTC có thể đánh giá đúng tính trung thực của báo cáo. Bên cạnh đó, các thơng tin liên quan đến quản trị, các sự kiện và kết quả ảnh hƣởng quan trọng đối với doanh nghiệp thƣờng đƣợc trình bày theo chiều hƣớng tích cực, khơng trình bày những khó khăn và yếu kém trong cơng tác quản trị, nhằm hƣớng ngƣời sử dụng báo cáo đánh giá triển vọng của doanh nghiệp theo định hƣớng phát triển tốt trong tƣơng lai.

Đặc tính có thể hiểu được

thể khẳng định BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM đƣợc trình bày, phân loại và bố cục rõ ràng. Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán đƣợc doanh nghiệp thuyết minh tƣơng đối đầy đủ, giúp ngƣời sử dụng BCTC với kiến thức nhất định về kinh tế, kế tốn cũng có thể dễ dàng đọc hiểu báo cáo. Các bảng biểu và thuật ngữ chuyên ngành đƣợc trình bày trên BCTC giúp ngƣời sử dụng dễ hiểu hơn là đọc các con số và có cái nhìn trực quan hơn. Bên cạnh các mặt đạt đƣợc giúp BCTC của doanh nghiệp dễ hiễu hơn đối với ngƣời sử dụng thì vẫn cịn nhiều vấn đề cần phải khắc phục liên quan đến thuyết minh các cơng cụ tài chính, đặc biệt là các nghiệp vụ về phịng ngừa rủi ro tỷ giá lại khơng đƣợc các doanh nghiệp trình bày trong báo cáo theo hƣớng dẫn tại thông tƣ 210/2009/TT-BTC, dẫn đến ngƣời sử dụng BCTC sẽ không hiểu đƣợc cách thức doanh nghiệp ứng phó đối với các rủi ro về tỷ giá trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Đặc tính có thể so sánh

Kết quả phân tích cho thấy đặc tính chất lƣợng có thể so sánh trên BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM đƣợc đánh giá tƣơng đối thấp với số điểm bình quân đạt 3,79. BCTC của các doanh nghiệp hiện nay chỉ bình bày về nguyên nhân của sự thay đổi các chính sách, ƣớc tính kế tốn và điều chỉnh các số dƣ kỳ trƣớc nếu bắt buộc phải áp dụng hồi tố để có thể so sánh khi có sự thay đổi. Do đó, ngƣời sử dụng BCTC có thể đánh giá đƣợc tình hình hoạt động của doanh nghiệp so với kỳ trƣớc. Tuy nhiên, để có thể đánh giá đƣợc tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua các thời kỳ và đƣa ra các quyết định thích hợp về triển vọng của doanh nghiệp trong tƣơng lai thì việc trình bày số liệu liên quan đến các kỳ trƣớc để so sánh là cần thiết. Nhƣng thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp khi trình bày BCTC chỉ so sánh số liệu kỳ hiện tại với kỳ trƣớc theo yêu cầu quy định tối thiểu và không so sánh số liệu với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nên chƣa thật hữu ích cho ngƣời sử dụng BCTC để so sánh.

Đặc tính kịp thời

BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM đƣợc đánh giá về đặc tính chất lƣợng kịp thời thấp với số điểm bình quân đạt 3,45. Nguyên nhân do BCTC của các doanh nghiệp đƣợc lập, kiểm toán với thời

gian dài nên việc phát hành báo cáo đƣợc thực hiện gần sát với thời gian theo quy định. Cụ thể đối với các BCTC năm của doanh nghiệp thông thƣờng đƣợc phát hành báo cáo sau khi kiểm toán từ ngày 25 tháng 3 trở đi (thời hạn quy định chậm nhất ngày 31 tháng 3), do đó ngƣời sử dụng BCTC khơng có đƣợc các thơng tin cần thiết để ra quyết định trong khoảng thời gian từ khi kết thúc kỳ kế toán năm đến khi cơng cố BCTC đã kiểm tốn.

Với kết quả nghiên cứu đạt đƣợc so với nghiên cứu trƣớc đây của Phạm Quốc Thuần (2016) về việc đo lƣờng chất lƣợng thông tin BCTC của các doanh nghiệp tại Việt Nam theo thang đo likert 5 điểm, trong khoản thời gian năm 2015 với số điểm trung bình đạt đƣợc là 3,76 điểm. Trong đó, các đặc tính chất lƣợng về tính thích hợp là 3,7 điểm, trình bày trung thực là 3,56 điểm, có thể hiểu đƣợc là 3,99, có thể so sánh và kịp thời là 4 điểm. Tác giả nhận thấy chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh ngày càng đƣợc cải thiện so với trƣớc đây về các đặc tính chất lƣợng là tính thích hợp, trình bày trung thực và dễ hiểu, đảm bảo ngƣời sử dụng BCTC với các kiến thức nhất định về kinh tế có thể hiểu đƣợc để đƣa ra các quyết định phù hợp trên cơ sở các thơng tin hữu ích từ BCTC. Bên cạnh đó các đặc tính chất lƣợng có thể so sánh và kịp thời có xu hƣớng giảm khi áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do thị trƣờng tài chính của Việt Nam chƣa phát triển đủ mạnh để kế tốn Việt Nam có thể hội tụ đƣợc với kế toán quốc tế, dẫn đến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hội nhập liên quan đến giá trị hợp lý, các cơng cụ tài chính, sự sụt giảm giá trị của tài sản cố định,… nhằm đảm bảo BCTC đƣợc lập một cách đầy đủ, khách quan và khơng có sai sót trọng yếu.

4.2.5.2. Ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh.

Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng tích cực hội nhập với kinh tế quốc tế dẫn đến áp lực cạnh tranh ngày càng nâng cao, các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ: Năng lực nhân viên kế tốn, cơng nghệ thơng tin, kiểm tốn độc lập và sự hồn thiện của mơi trƣờng pháp lý đều có ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM. Bên cạnh đó, Áp lực cạnh tranh cũng điều tiết mối

quan hệ của các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC. Cụ thể nhƣ sau:

+ Nhân tố năng lực nhân viên kế tốn là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng tích cực lớn nhất đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh thơng qua hệ số Beta chuẩn hóa bằng 0,393 > 0, nghĩa là khi Năng lực nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM sẽ tăng thêm 0,393 đơn vị độ lệch chuẩn. Với giá trị Sig = 0,000 < 0,05 do đó các giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận.

+ Nhân tố công nghệ thông tin là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng tích cực lớn đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh thơng qua hệ số Beta chuẩn hóa bằng 0,333 > 0, nghĩa là khi công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM sẽ tăng thêm 0,333 đơn vị độ lệch chuẩn. Với giá trị Sig = 0,000 < 0,05 do đó các giả thuyết H2 đƣợc chấp nhận.

+ Nhân tố kiểm tốn độc lập là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng tích cực tiếp theo đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh thông qua hệ số Beta chuẩn hóa bằng 0,119 > 0, nghĩa là khi chất lƣợng kiểm toán độc lập tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM sẽ tăng thêm 0,119 đơn vị độ lệch chuẩn. Với giá trị Sig = 0,01 < 0,05 do đó các giả thuyết H3 đƣợc chấp nhận.

+ Nhân tố sự hồn thiện của mơi trƣờng pháp lý là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh thơng qua hệ số Beta chuẩn hóa bằng 0,227 > 0, nghĩa là khi mơi trƣờng pháp lý tại Việt Nam liên quan đến chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các văn bản pháp luật khác đƣợc hoàn thiện theo hƣớng hội nhập với quốc tế tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM sẽ tăng thêm 0,227 đơn vị độ lệch chuẩn. Với giá trị Sig = 0,000 < 0,05 do đó giả thuyết H4 đƣợc chấp nhận.

BCTC đƣợc điều tiết bởi áp lực cạnh tranh với hệ số Beta chuẩn hóa bằng -0,107 < 0, nghĩa là khi áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ ảnh hƣởng của nhân tố Năng lực nhân viên kế toán đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp tại TP.HCM sẽ bị giảm 0,107 đơn vị độ lệch chuẩn. Với giá trị Sig = 0,037 < 0,05 do đó giả thuyết H5 đƣợc chấp nhận.

+ Mối quan hệ giữa nhân tố cơng nghệ thơng tin, nhân tố kiểm tốn độc lập và chất lƣợng BCTC không đƣợc điều tiết bởi áp lực cạnh tranh với giá trị Sig lần lƣợt là 0,892 và 0,231 (Sig > 0,05) do đó giả thuyết H6 và H7 khơng đƣợc chấp nhận. Nghĩa là khi áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn cũng không làm gia tăng hay sụt giảm ảnh hƣởng của các nhân tố công nghệ thông tin và kiểm toán độc lập đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp tại TP.HCM.

+ Mối quan hệ giữa nhân tố sự hồn thiện của mơi trƣờng pháp lý và chất lƣợng BCTC đƣợc điều tiết tích cực bởi áp lực cạnh tranh với hệ số Beta chuẩn hóa bằng 0,118 > 0, nghĩa là khi áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ ảnh hƣởng của nhân tố sự hoàn thiện của môi trƣờng pháp lý đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp tại TP.HCM sẽ tăng thêm 0,118 đơn vị độ lệch chuẩn. Với giá trị Sig = 0,019 < 0,05 do đó giả thuyết H8 đƣợc chấp nhận.

Với kết quả nghiên cứu đạt đƣợc cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ năng lực nhân viên kế tốn, cơng nghệ thơng tin, kiểm tốn độc lập và sự hồn thiện của mơi trƣờng pháp lý đều có tác động tích cực đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây của Phạm Quốc Thuần (2016), Vũ Thị Phƣơng Mai (2017) và Đỗ Hải Yến (2017). Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng có sự thay đổi rõ rệt, khi mà khả năng ảnh hƣởng của nhân tố sự hồn thiện của mơi pháp lý ngày càng tăng và nhân tố năng lực của nhân viên kế toán ngày càng giảm so với các nhân tố còn lại do sự điều tiết của áp lực cạnh tranh. Điều này có thể đƣợc lý giải trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế

giới, chất lƣợng BCTC cần phải đƣợc trình bày nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, đảm bảo tính minh bạch, trung thực, có khả năng so sánh với các doanh nghiệp nƣớc ngồi và cung cấp nhiều thơng tin hữu ích cho ngƣời sử dụng báo cáo để đƣa ra các quyết định đầu tƣ, quản lý và điều hành. Vì vậy việc xây dựng và hồn thiện các chuẩn mực kế tốn Việt Nam theo hƣớng hội tụ với kế tốn quốc tế là rất quan trọng để có thể nâng cao chất lƣợng BCTC trong q trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)