Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 36)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Xác định khe hổng nghiên cứu

Xây dựng mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất mơ hình nghiên cứu và thang đo nháp 1

Nghiên cứu định tính Thang đo nháp 2

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Phỏng vấn thử (n=20)

Nghiên cứu định lƣợng

Thang đo chính thức

Cronbach’s Alpha Đánh giá độ tin cậy thang đo

EFA Kiểm định giá trị thang đo

Phân tích hồi quy đa biến Kiểm định các giả thuyết & mơ

hình nghiên cứu

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) xác định có 3 phƣơng pháp nghiên cứu khoa học đƣợc áp dụng đó là phƣơng pháp nghiên cứu định tính (qualitative approach), phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng (quantitative approach) và phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp (mixed methods approach). Phƣơng pháp nghiên cứu định tính thƣờng đƣợc dùng để xây dựng một lý thuyết khoa học mới dựa vào quá trình quy nạp. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thƣờng đƣợc dùng để kiểm định các lý thuyết khoa học dựa vào quá trình suy diễn từ lý thuyết đến mơ hình nghiên cứu. Tác giả lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp để sử dụng trong bài nghiên cứu luận văn của mình đƣợc xem là thích hợp để giải quyết các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra. Cụ thể, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM và điều chỉnh thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Tiếp theo nghiên cứu định tính tác giả thực hiện nghiên cứu định lƣợng để kiểm định lại các giả thiết trong mơ hình nghiên cứu đề xuất. Quy trình thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp đƣợc tác giả tiến hành nhƣ sau:

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng phƣơng pháp thảo luận tay đôi với các chuyên gia, những ngƣời lập và sử dụng BCTC của các doanh nghiệp dựa trên dàn bài thảo luận đã đƣợc xây dựng, nhằm xác định mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả là phù hợp và đƣợc thống nhất cao bao gồm 4 nhân tố tác động đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM. Quá trình thảo luận tay đôi giúp tác giả khám phá, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố ảnh hƣởng cho mơ hình nghiên cứu của mình. Cụ thể tác giả thăm dị ý kiến bằng một số câu hỏi có tính chất khám phá, dựa trên mơ hình nghiên cứu của mình với bốn nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM và vai trò điều tiết của áp lực cạnh tranh đối với mối quan hệ này, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về sự hiểu biết của những ngƣời tham gia thảo luận đối với các khái niệm nghiên cứu. Tiếp theo tác giả thực hiện thảo luận tay đôi về nội dung thang đo do tác giả tổng hợp trên cơ sở kế thừa

của các nghiên cứu trƣớc đây nhằm mục đích điều chỉnh lại từ ngữ cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và văn hóa của Việt Nam. Kết quả thảo luận giúp tác giả đánh giá đƣợc mức độ hiểu của ngƣời đọc đối với các biến quan sát trong bảng câu hỏi từ đó điều chỉnh cho phù hợp hơn. Sau khi bảng câu hỏi đƣợc tác giả hiệu chỉnh lại đƣợc thực hiện để tiến hành khảo sát thử 20 nhân viên kế toán tổng hợp tại TP.HCM. Kết quả khảo sát thử giúp tác giả hình thành thang đo chính thức cho đề tài nghiên cứu của mình nhƣ sau:

 Thang đo chất lƣợng báo cáo tài chính: Đƣợc xây dựng dựa trên cơ

sở tác giả kế thừa từ thang đo của Jonas and Blanchet (2000), Beest and Braam (2009, 2013), Nguyễn Thanh Cƣờng và Đỗ Thị Lý (2017) để đo lƣờng chất lƣợng BCTC theo quan điểm hội tụ giữa FASB và IASB năm 2010 phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thang đo chất lƣợng BCTC đƣợc đo lƣờng bởi 5 đặc tích chất lƣợng gồm: Tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể hiểu đƣợc, có thể so sánh và kịp thời. Tính thích hợp đƣợc đo lƣờng thơng qua hai giá trị là giá trị dự báo và giá trị khẳng định. Trình bày trung thực đƣợc đo lƣờng dựa trên tính đầy đủ,

khách quan và khơng có sai sót trọng yếu. Có thể so sánh đƣợc đo lƣờng dựa trên

tính nhất quán và so sánh. Kết quả 21 biến quan sát đƣợc tổng hợp dùng để đo lƣờng 5 đặc tính chất lƣợng của BCTC đƣợc trình bày nhƣ sau:

Bảng 3.1: Thang đo chất lƣợng Báo Cáo Tài Chính

Ký hiệu Biến quan sát

Tính thích hợp

R01 BCTC cung cấp các thơng tin hữu ích giúp định hƣớng triển vọng phát triển của Công ty.

R02 Các thơng tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của Cơng ty đƣợc trình bày đầy đủ trên BCTC.

R03 BCTC của Cơng ty đƣợc trình bày dựa trên cơ sở giá trị hợp lý.

R04 BCTC hằng năm giúp cung cấp các thông tin phản hồi về những giao dịch, sự kiện quan trọng ảnh hƣởng đáng kể đến Cơng ty.

Ký hiệu Biến quan sát

F01 Các giả định và ƣớc tính kế tốn đƣợc trình bày rõ ràng trên BCTC. F02 BCTC giải thích rõ ràng sự lựa chọn các nguyên tắc kế toán.

F03 BCTC trình bày rõ các sự kiện và kết quả hằng năm ảnh hƣởng đáng kể đến Công ty.

F04 BCTC cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề quản trị của Công ty. F05 BCTC hằng năm của Cơng ty ln đƣợc kiểm tốn.

Có thể hiểu được

U01 BCTC đƣợc trình bày theo một bố cục rõ ràng, dễ hiểu.

U02 Thuyết minh BCTC đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh rõ ràng.

U03 Các bảng biểu giúp làm rõ thơng tin cần trình bày trên BCTC.

U04 BCTC sử dụng các ngôn ngữ và thuật ngữ chuyên ngành giúp ngƣời đọc dễ theo dõi.

U05 BCTC đƣợc trình bày đảm bảo có thể hiểu đƣợc đầy đủ các thơng tin.

Có thể so sánh

C01 Những thay đổi trong chính sách kế tốn đƣợc giải thích rõ và trình bày những tác động của sự thay đổi trên BCTC.

C02 Những thay đổi trong ƣớc tính và xét đốn kế tốn đƣợc giải thích rõ và trình bày hợp lý trên BCTC.

C03 Số liệu kế toán trên BCTC của các kỳ trƣớc phải đƣợc điều chỉnh theo những thay đổi của các chính sách kế tốn và ƣớc tính kế tốn.

C04 Các kết quả trên BCTC của kỳ hiện tại đƣợc so sánh với các kỳ trƣớc.

C05 Các thông tin bằng số liệu trong BCTC hằng năm đƣợc so sánh với các thông tin đƣợc cung cấp bởi các tổ chức khác.

Ký hiệu Biến quan sát

T01 BCTC của Công ty luôn đƣợc lập và phát hành nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

T02 BCTC của Công ty luôn đƣợc lập kịp thời cho ngƣời sử dụng để ra quyết định.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

 Thang đo áp lực cạnh tranh: Đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ cạnh

tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới. Thang đo áp lực cạnh tranh đƣợc xem là nhân tố có vai trị điều tiết ảnh hƣởng của các nhân tố (Cơng nghệ thơng tin, Kiểm tốn độc lập, Sự hồn thiện của mơi trƣờng pháp lý, Năng lực nhân viên kế toán) đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trƣờng áp lực cạnh tranh tại TP.HCM. Thang đo đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tác giả kế thừa từ thang đo của Guilding and McManus (2002) với 5 biến quan sát đƣợc trình bày nhƣ sau:

Bảng 3.2: Thang đo Áp lực cạnh tranh

Ký hiệu Biến quan sát

IC1 Bán hàng và phân phối sản phẩm, dịch vụ.

IC2 Chất lƣợng và sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ. IC3 Giá cả của sản phẩm, dịch vụ.

IC4 Thị phần.

IC5 Dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

 Thang đo năng lực nhân viên kế toán: Đƣợc tác giả xây dựng dựa

trên một tập hợp các yếu tố liên quan đến kỹ năng, kiến thức của nhân viên kế toán, đảm bảo cho phép hồn thành cơng việc kế tốn của mình. Thang đo này đƣợc tác giả kế thừa từ thang đo của Xu (2003) và Phạm Quốc Thuần (2016) gồm có 4 biến quan sát liên quan đến năng lực của nhân viên về kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ chun mơn đƣợc trình bày nhƣ sau:

Bảng 3.3: Thang đo Năng lực nhân viên kế toán

Ký hiệu Biến quan sát

PC1 Nhân viên kế toán am hiểu rõ về chuẩn mực và chế độ kế toán. PC2 Khả năng hiểu và vận dụng các quy định về kế toán vào thực tế tốt. PC3 Nhân viên kế toán am hiểu rõ quy trình, đặc điểm sản xuất kinh

doanh của Công ty.

PC4 Nhân viên kế toán hiểu rõ bản chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

 Thang đo công nghệ thông tin: Đƣợc tác giả kế thừa từ thang đo của

Byrd and Tuner (2000) về tính linh hoạt của hạ tầng cơng nghệ thơng tin trong tổ chức. Các khía cạnh của cơng nghệ thông tin trong tổ chức đƣợc đo lƣờng dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm: Khả năng kết nối, tính ứng dụng, khả năng quản lý dữ liệu, năng lực của nhân viên IT và tính cạnh tranh của IT. Kết quả 5 biến quan sát đƣợc tổng hợp dùng để đo lƣờng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhƣ sau:

Bảng 3.4: Thang đo Công nghệ thông tin

Ký hiệu Biến quan sát

IT1 Các thông tin truyền thông trong Công ty luôn đƣợc thực hiện liên tục. IT2 Các hoạt động kinh doanh của Công ty đều đƣợc sử dụng phần mềm.

IT3 Các ứng dụng phần mềm có thể đƣợc truy cập từ thiết bị di động và đƣợc sử dụng trên nhiều nền tảng (Chrome, Firefox, Opera,… ).

IT4 Nhân viên IT hiểu các vấn đề khó khăn của Cơng ty và đƣa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp.

Ký hiệu Biến quan sát

IT5

Phần mềm kế toán dễ sử dụng, luôn đƣợc cập nhật đầy đủ, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Cơng ty giúp tiết kiệm chi phí khi lập BCTC.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

 Thang đo kiểm toán độc lập: Đƣợc tác giả kế thừa từ thang đo của các

nghiên cứu Bakar et al. (2005) trên cơ sở các nhân tố ảnh hƣởng đến tính độc lập của kiểm toán bao gồm: Quy mơ cơng ty kiểm tốn, mức độ cạnh tranh giữa các công ty kiểm tốn, nhiệm kỳ cơng ty kiểm toán, ủy ban kiểm toán hoặc ban kiểm sốt của cơng ty đƣợc kiểm tốn. Thang đo nghiên cứu sau đó đƣợc chỉnh sửa theo hƣớng dễ hiễu và phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Thang đo kiểm toán độc lập đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát đƣợc trình bày nhƣ sau:

Bảng 3.5: Thang đo Kiểm toán độc lập

Ký hiệu Biến quan sát

IA1 Chất lƣợng BCTC của Cơng ty đƣợc kiểm tốn bởi Big 4 sẽ cao hơn các Cơng ty kiểm tốn khác.

IA2 Mức độ cạnh tranh giữa các Cơng ty kiểm tốn càng cao sẽ dẫn đến chất lƣợng BCTC của Cơng ty đƣợc kiểm tốn càng giảm.

IA3 Thay đổi Cơng ty kiểm tốn thƣờng xuyên sẽ giúp chất lƣợng BCTC của Công ty đƣợc kiểm tốn tốt hơn.

IA4

Chất lƣợng BCTC của Cơng ty sẽ tốt hơn nếu Cơng ty kiểm tốn đƣợc đề xuất bởi Ủy ban kiểm tốn của Cơng ty hoặc Ban kiểm sốt Cơng ty.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

 Thang đo sự hồn thiện của mơi trƣờng pháp lý: Đƣợc tác giả kế thừa từ thang đo của Trần Quốc Thịnh (2014) về việc đánh giá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam, dựa trên các khía cạnh về nội hàm của chuẩn mực kế toán, khả năng áp dụng vào thực tiễn, thực tiễn cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính và mức độ nhận thức của đối tƣợng đƣợc khảo sát đối với hệ thống chuẩn

mực kế toán Việt Nam. Kết quả có 5 biến quan sát đƣợc sử dụng để thực hiện nghiên cứu sau khi đã chỉnh sửa theo hƣớng dễ hiểu và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhƣ sau:

Bảng 3.6: Thang đo Sự hồn thiện của mơi trƣờng pháp lý

Ký hiệu Biến quan sát

AS1 Sự đầy đủ của các chuẩn mực kế toán Việt Nam về nội dung ghi nhận, đánh giá và trình bày thơng tin kế tốn.

AS2

Khả năng xử lý và giải quyết của CMKT Việt Nam đối với các vấn đề về nội dung ghi nhận, đánh giá và trình bày thơng tin là chƣa phù hợp.

AS3 CMKT Việt Nam hiện hành giúp cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích trên BCTC của các Cơng ty cho việc ra quyết định.

AS4 Chất lƣợng BCTC của các Công ty sẽ cao hơn khi có các chính sách về thuế và pháp luật có liên quan phù hợp.

AS5 Chất lƣợng BCTC sẽ cao hơn khi có sự hội tụ giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng

Thiết kế mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Ngƣời lập và sử dụng BCTC của các doanh nghiệp bao

gồm: Nhà quản lý, cán bộ tín dụng, kiểm tốn và kế tốn tổng hợp.

Kích thước mẫu: Mẫu nghiên cứu của luận văn đƣợc tác giả lựa chọn theo

phƣơng pháp thuận tiện với cỡ mẫu thỏa điều kiện cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến (MMR). Cụ thể nhƣ sau:

 Đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) cỡ mẫu đƣợc chọn phải thỏa điều kiện theo công thức N ≥ 5*X theo Hair và cộng sự (1998), trong đó X là tổng số biến quan sát trong mơ hình. Mơ hình nghiên cứu có tất cả 44 biến quan sát do đó cỡ mẫu khơng ít hơn 220.

 Đối với phân tích hồi quy đa biến (MMR) cỡ mẫu đƣợc chọn phải thỏa điều kiện theo công thức N ≥ 50 + 8*n theo Tabachnick và Fidell (1996), trong

đó n là tổng số biến độc lập trong mơ hình. Mơ hình nghiên cứu có tất cả 5 biến độc lập do đó cỡ mẫu khơng ít hơn 90.

Nhƣ vậy, trong nghiên cứu của tác giả cỡ mẫu cần thiết là N ≥ max (220, 90). Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy của dữ liệu tác giả chọn kích thƣớc mẫu là 230 cho đề tài nghiên cứu của mình.

Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc tác giả xây dựng dựa trên các thành phần và thuộc tính đo lƣờng sau khi thực hiện nghiên cứu định tính. Thang đo likert đƣợc tác giả sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát với 5 mức độ để đánh giá của đối tƣợng khảo sát đối với từng phát biểu. Đối với thang đo liên quan đến áp lực cạnh tranh mức độ đánh giá sẽ đƣợc thiết lập theo mức độ tăng dần từ hồn tồn khơng cạnh tranh đến cạnh tranh khốc liệt. Các thang đo còn lại mức độ để đánh giá đƣợc thiết lập theo mức độ từ hồn tồn khơng đồng ý, khơng đồng ý, không ý kiến, đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.

Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Mẫu khảo sát đƣợc tác giả lựa chọn theo phƣơng pháp phi xác suất với phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện đƣợc áp dụng. Do đó dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đƣợc tác giả thu thập bằng cách thực hiện gửi bảng khảo sát qua mail và phát trực tiếp đến các đối tƣợng khảo sát (nhà quản lý, kế toán tổng hợp, kiểm tốn, cán bộ tín dụng) của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả thực hiện 350 bảng khảo sát, kết quả sau khi sàn lọc và loại bỏ các bảng khảo sát không phù hợp với đề tài nghiên cứu tác giả thu đƣợc 230 mẫu khảo sát hợp lệ.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập đƣợc tác giả làm sạch dữ liệu và thực hiện các bƣớc phân tích tiếp theo nhƣ: Phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích kiểm định giá trị thang đo (EFA) và phân tích hồi quy đa biến MMR.

+ Phân tích đánh giá độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha): Các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu sẽ đƣợc tác giả đánh giá độ tin cậy của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)