Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP HCM (Trang 25 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Mặc dù KTQT đã xuất hiện từ lâu đời và phát triển rất mạnh ở các nước trên thế giới nhưng tại nước ta mới được hệ thống hóa trong hơn 20 năm trở lại đây. Quá trình xây dựng, phát triển, hồn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam đã từng bước xác lập kinh tế thị trường, nâng cao cạnh tranh, đề cao quyền tự chủ kinh doanh của DN và tạo nên áp

lực đổi mới chính sách kế tốn nước ta tiếp sức cho sự hình thành, phát triển kế tốn quản trị trong DNSX. “Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam gắn liền với một tiến trình thay đổi chậm chạp qua nhiều “ biểu hiện” trải dài bốn thập kỷ (tính từ năm 1964) và chỉ mới bước đầu hình thành, bắt đầu khẳng định vai trị của nó trong doanh nghiệp sản xuất ở thời kỳ đổi mới, hội nhập gần đây” (Huỳnh Lợi, 2004).

Nghiên cứu trong các DNSX “ Xây dựng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh” Hồ Thị Huệ (2011). Luận văn tiến

hành khảo sát và đánh giá thực trạng việc sử dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa số các DN chủ yếu sử dụng thông tin KTTC để phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành. Bên cạnh đó một số DN cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của KTQT và bắt đầu quan tâm xây dựng hệ thống KTQT nhưng số lượng cịn rất ít, mức độ chuyên sâu về kỹ thuật KTQT còn chưa cao. Luận văn đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến chưa xây dựng mơ hình KTQT, bao gồm: chưa có quan điểm chính thống về nội dung và phương pháp KTQT ở nước ta, trình độ quản lý và trình độ nhân viên cịn hạn chế, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mơ hình KTQT trong các DN trên địa bàn TP.HCM.

Việc nghiên cứu KTQT, các tác giả đã cố gắng phân tích, xây dựng các mơ hình KTQT phù hợp với từng ngành nghề, từng quy mô và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau.

Đào Khánh Trí (2015) nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận

dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM”. Tác giả đã

tiến hành lấy mẫu 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM, tác giả kiểm định năm biến độc lập (1) trình độ chun mơn của nhân viên kế toán, (2)mức độ quan tâm đến KTQT của chủ DN, (3) chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT trong DN, (4) áp lực cạnh tranh của thị trường và (5) ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lý DN. Phân tích hồi quy được tiến hành để làm rõ mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố : (2) mức độ quan

tâm đến KTQT của chủ DN là tác động mạnh nhất, sau đó là (1) trình độ chun môn của nhân viên kế toán, và cuối cùng là (3) chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT trong DN. Ba nhân tố này tác động cùng chiều đến việc áp dụng KTQT.

Kết quả nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015) phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Nhân (2015) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán

quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực Tp.HCM” khi nhân tố trình độ của nhân viên kế tốn cho kết quả tác động đến áp

dụng KTQT. Tác giả tiến hành nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và gửi email đến 190 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP.HCM. Sau thời gian khảo sát có 165 bảng khảo sát được trả về, trong đó có 137 bảng hợp lệ đạt tỷ lệ 86,7%. Sau khi đo lường và kiểm định 3 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, trình độ chun mơn, kỹ thuật sản xuất tiên tiến thì cho ra kết quả tất cả ba biến đều tác động trực tiếp đến việc áp dụng KTQT trong DN.

Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Nhân (2015) cho thấy nhân tố: quy mô DN và kỹ thuật sản xuất tiên tiến tương đối phù hợp với nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012) khi thực hiện ở Malaysia. Điều này cho thấy có một sự tương đồng tương đối lớn trong các quốc gia lân cận, có tình hình kinh tế, xã hội gần giống nhau, có nét tương đồng sẽ cho ra kết quả nghiên cứu giống nhau, ngoại trừ biến : trình độ chuyên mơn kế tốn là cho kết quả khơng giống nhau.

Luận án Tiến sĩ của Trần Ngọc Hùng (2016) với đề tài “Các nhân tố tác

động đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tác giả đã đưa vào nghiên cứu các nhân tố như sau: chi phí tổ chức KTQT,

quy mơ DN, văn hóa DN; trình độ của nhân viên kế tốn; chiếc lược doanh nghiệp; mức độ sở hữu của nhà nước; mức độ cạnh tranh của thị trường; nhận thức của người chủ/người điều hành doanh nghiệp về KTQT. Sau đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng dựa trên 290 mẫu hợp lệ thu thập được sau khảo sát. Kết quả nghiên cứu gồm 7 nhân tố tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT trong DN theo mức độ giảm dần bao gồm: mức độ sở hữu của nhà nước, mức độ cạnh tranh của thị

trường, văn hóa doanh nghiệp, nhận thức về KTQT của người chủ/người điều hành doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, chi phí tổ chức KTQT, chiến lược doanh nghiệp.

Từ đó tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm cải thiện hệ thống KTQT, sau đó vận dụng hiệu quả vào DNNVV bao gồm: đào tạo, hỗ trợ thực hành,... Để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường DN cần chủ động trao dồi kiến thức về KTQT để vận dụng, quản trị rủi ro, hoạch định chiến lược một cách tốt nhất. Tác giả dựa vào thực trạng việc vận dụng KTQT tại các DNNVV ở Việt Nam đã đề xuất hai nhân tố mới là: mức sở hữu của nhà nước và chi phí tổ chức KTQT, kết quả nghiên cứu cũng cho ra ảnh hưởng tích cực đến việc vận dụng KTQT, và đây là điểm mới của luận án so với các nghiên cứu nước ngoài của Khaked Abed Hutaibat (2005), Magdy Abdel-Kader và Robert Luther (2008), Kamilah Ahmad (2012),..

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm luận án cũng có một số hạn chế như: nhân tố đại diện trong kết quả nghiên cứu chỉ chiếm 34,8% biến quan sát, vậy còn 65,2% nhân tố chưa được phát hiện – một tỷ lệ khá lớn.

Nguyễn Ngọc Vũ (2017) nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp

dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi tài chính ở TP.HCM”. Tác giả đề xuất các nhân tố vào mơ hình nghiên cứu bao gồm:

quy mô doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh trong ngành, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, cam kết của chủ sở hữu/nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu luận văn cho thấy rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến việc áp dụng KTQT trong DN trừ biến cam kết của chủ sở hữu/nhà quản lý, kết quả biến này không tương đồng với nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016). Từ những cơ sở lý thuyết và thực trạng đã được kiểm chứng, tác giả đã đưa ra các kiến nghị giúp các DNNVV tại địa bàn TP.HCM có thể vận dụng KTQT vào doanh nghiệp của mình dựa trên việc xây dựng một hệ thống thơng tin tích hợp giữa KTTC và KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mà khơng tốn nhiều chi phí.

Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến

khảo sát mẫu gồm 98 doanh nghiệp, đối tượng khảo sát được chọn bao gồm giám đốc, kế toán trưởng và những người trực tiếp tham gia vào cơng tác kế tốn của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT vào trong DNNVV bao gồm: nhận thức của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, trình độ nhân viên kế tốn và chi phí tổ chức KTQT. Kết quả nghiên cứu này cho ra R2= 0.525 hay có thể hiểu rằng việc vận dụng kế toán quản trị vào trong DN thì 6 nhân tố vừa nêu trên giải thích được 52.5%, cịn 47.5% cịn lại là do các nhân tố khác tác động và chưa được nghiên cứu trong nghiên cứu này. Nhận thấy kết quả nghiên cứu đồng nhất với nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016).

Trần Thị Yến (2017) nghiên cứu về “Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”. Đối tượng khảo sát

của nghiên cứu này bao gồm: nhà quản lý, kế toán trưởng, giảng viên thực hiện công tác giảng dạy về KTQT trên địa bàn tỉnh Bình Định, và tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Do kích thước mẫu dùng cho nghiên cứu chính thức là 75 (tương đối nhỏ) nên dẫn đến hạn chế là tính tổng quát của đề tài không cao. Nghiên cứu này cũng kiểm định chất lượng thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả này bao gồm 4 nhân tố: quy mơ doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của thị trường và nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp tác động đến vận dụng KTQT trong các DN tại tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường không ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT, vậy kết quả cho ra nhân tố này không đồng nhất với nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng(2016).

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao việc vận dụng KTQT trong các DN tại tỉnh Bình Định, góp phần hồn thiện hệ thống thơng tin hỗ trợ cho nhà quản lý trong điều hành hoạt động công ty.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy mỗi nền kinh tế khác nhau, mỗi khu vực vùng miền khác nhau, ngành khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bởi nhân tố khác

nhau. Nghiên cứu của Huỳnh Cao Khải (2018) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến

việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh” Tác giả đã tiến hành khảo sát trực tuyến 250 công ty xây dựng, thu về

196 phản hồi trong đó có 140 phản hồi hợp lệ. Kết quả phân tích thu được các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT theo mức độ giảm dần: quy mơ, trình độ nhân viên kế tốn, mức độ cạnh tranh ngành, áp dụng cơng nghệ sản xuất tiên tiến, chi phí cho việc tổ chức hệ thống KTQT. Kết quả biến trình độ nhân viên kế tốn khơng đồng nhất phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016).

Gần đây nhất là một nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh doanh online “Các

nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử và Home-shopping tại Tp.HCM” Võ Thị Hồng

Nhung (2018). Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng . Kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 nhân tố tác động cùng chiều đến khả năng áp dụng KTQT trong DN theo thứ tự giảm dần: cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành, quy mô doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp, chi phí tổ chức KTQT; công nghệ thông tin. Điểm mới của nghiên cứu này so với các nghiên cứu khác trong nước là cho ra kết quả nhân tố: công nghệ thông tin ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT, điều này phù hợp với kết quả của Ismail, N.A and King, M, (2007). Tác giả kiểm định lại biến trình độ của nhân viên kế toán cho kết quả khơng có ý nghĩa thống kê phù hợp với nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016).

Nhận xét

Qua việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới cho thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam các nhà nghiên cứu mới tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT .

Từ tổng quan các nghiên cứu trên cho thấy, có 02 nhóm nhân tố chính tác động đến việc vận dụng KTQT, đó là nhân tố dựa trên những đặc thù riêng của Việt Nam (các nhân tố bên trong) cũng như môi trường kinh doanh, điều kiện kinh doanh (các nhân tố bên ngồi). Bảng tóm một số nghiên cứu trong và ngoài nước tiêu biểu về vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp (Phụ lục 3, phụ lục 4)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP HCM (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)