CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Khe hổng nghiên cứu
Từ các cơng trình nghiên cứu trước đây cho thấy KTQT là công cụ kỹ thuật quản trị đang được các DN quan tâm. KTQT giúp kiểm sốt, cung cấp thơng tin kịp thời cho quá trình ra quyết định, góp phần gia tăng sức cạnh tranh của DN trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên việc vận dụng KTQT ở các quốc gia lại khơng giống nhau có thể là xuất phát từ các nhân tố bên trong DN như: quy mơ DN, cấu trúc DN, văn hóa DN,…và các nhân tố bên ngoài DN như: mức độ cạnh tranh, các chính sách của nhà nước, quyền lực của khách hàng,… Đòi hỏi DN phải biết tiếp thu những mơ hình từ những quốc gia khác nhưng phải linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù ngành kinh doanh. KTQT có tính linh hoạt cao nó phụ thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp cũng như môi trường hoạt động kinh doanh của từng ngành cụ thể. Vậy nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DNSX để từ đó giúp các DNSX vận dụng KTQT sao cho phù hợp giúp các DN nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế.
Mặt khác, việc vận dụng KTQT bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, tuy nhiên các nghiên cứu trước chỉ chú trọng nghiên cứu vào các nhân tố như quy mơ doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế tốn, nhận thức của chủ sở hữu, … mà ít có nghiên cứu kiểm định nhân tố phân cấp quản lý. Phân cấp quản lý thể hiện ở mức độ tự chủ của nhà quản trị các cấp. Một khi được phân quyền, các nhà quản trị trong DNSX sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn trong công việc của họ như lập kế hoạch và kiểm sốt. Do vậy họ cần nhiều các cơng cụ KTQT để có thể giúp họ có được thơng tin hữu ích hơn cho việc cải thiện hệ thống quản lý trong doanh nghiệp đến sử dụng các cơng cụ KTQT.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có tốc độ phát triển cơng nghiệp nhanh, ngành sản xuất là một trong những ngành chủ lực cho phát triển kinh tế xã hội. Các DNSX tại TP.HCM với bộ máy quản lý phức tạp của đặc thù ngành sản xuất thì phân quyền được cho là nền tảng cho sự thành công của công ty. Nghiên cứu của Magdy Abdel-Kader và Robert Luther (2008), Tuan Zainun Tuan Mat (2010) cũng
cho kết quả nhân tố phân cấp quản lý có ảnh hưởng tích cực đến việc vận dụng KTQT. Vì vậy trong nghiên cứu của tác giả ngồi các nhân tố kế thừa, tác giả kiểm định thêm nhân tố: phân cấp quản lý để nghiên cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các DNSX trên địa bàn TP.HCM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương này, tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu.
“Qua việc nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra
được nhận xét về kết quả mà các nghiên cứu trước đã đạt được, sau đó xác định khe hổng nghiên cứu để làm cơ sở cho nghiên cứu của luận văn.