Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP HCM (Trang 100)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu

4.3.6. Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến

Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNSX ứng dụng CNSXTT vào SXKD thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn các DN khác. Việc giảm thiểu các chi phí đầu vào để mang đến giá bán tốt nhất cho người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm sẽ là nhân tố mang đến sự thành công cho doanh nghiệp. Áp dụng CNSXTT phù hợp sẽ giúp giảm thiểu chi phí đầu vào một cách hiệu quả, từ đó năng suất sẽ tăng lên. Do đó, việc áp dụng CNSXTT tác động đến việc vận dụng

KTQT là phù hợp với tình hình thực tế. Điều này là hợp lý vì việc sử dụng KTQT vốn xuất phát đầu tiên ở những DN lớn, có hệ thống sản xuất phức tạp hoặc điều kiện về công nghệ thông tin tốt để hỗ trợ cho việc lập báo cáo KTQT được thuận lợi.

4.3.7. Chi phí tổ chức cơng tác kế tốn quản trị

Nghiên cứu cho ra kết quả chi phí cho việc tổ chức cơng tác KTQT có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng áp dụng KTQT trong các DNSX. Đối với các khoản chi phí của DN trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đòi hỏi nhà quản lý phải đánh giá về lợi ích mà nó mang lại. Đối với DNSX, do tính đặc thù về đặc điểm tổ chức sản xuất, sản phẩm sản xuất, để có một hệ thống KTQT hoạt động tốt, phù hợp với tình hình, đặc điểm SXKD phải có chi phí vận hành hợp lý địi hỏi nhà quản lý phải cân nhắc, có cái nhìn thấu đáo để lựa chọn: có thể là khơng áp dụng, có thể là lồng ghép trong KTTC, có thể là độc lập KTTC và KTQT. Qua đó cho thấy nhân tố về chi phí có ảnh hưởng đến vận dụng KTQT. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu: Đào Khánh Trí (2015), Trần Ngọc Hùng (2016), Võ Thị Hồng Nhung (2018).

4.3.8. Trình độ nhân viên kế toán

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chưa có đủ cơ sở để khẳng định trình độ của nhân viên kế tốn ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DNSX. Kết quả cho thấy rằng mức độ áp dụng KTQT trong các DN không phụ thuộc vào sự hiện diện của một kế tốn viên có trình độ trong cơng ty. Kết quả này phù hợp với Kamilah Ahmad (2012),Trần Ngọc Hùng (2016), Võ Thị Hồng Nhung (2018). Tuy nhiên, lại trái ngược với kết quả nghiên cứu của Ismail, N.A and King, M ( 2007).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 tác giả đã trình bày trình tự các bước nghiên cứu và đưa ra kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả từ mơ hình hồi quy tuyến tính ta nhận thấy khả năng áp dụng KTQT của DNSX tại TP.HCM bị ảnh hưởng bởi 7 nhân tố : mức độ cạnh tranh của thị trường, nhận thức của người chủ/người điều hành DN về KTQT, quy mơ doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, phân cấp quản lý, áp dụng CNSXTT, chi phí tổ chức cơng tác KTQT.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành bàn luận, đối chiếu với các nghiên cứu trước đó cho thấy: có nét tương đồng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT, tuy nhiên đặc thù ngành khác nhau nên mức độ ảnh hưởng các nhân tố cũng khác nhau. Nghiên cứu sẽ giúp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá khả năng vận dụng KTQT của DN mình.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài trước đây, tác giả khẳng định một lần nữa vai trò của việc vận dụng KTQT như một công cụ kỹ thuật quản trị hữu hiệu trong các DNSX tại TP.HCM. Xuất phát từ lợi ích của việc vận dụng KTQT trong các DN tại TP.HCM. Kết quả bài nghiên cứu đã trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra như sau:

Câu hỏi nghiên cứu số 1: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc áp

dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM? Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra có 7 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến vận dụng KTQT .

Câu hỏi nghiên cứu số 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp

dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM như thế nào? Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 7 nhân tố tác động đến biến vận dụng KTQT theo trình tự như sau: tác động mạnh nhất là nhân tố: mức độ cạnh tranh của thị trường, tiếp đến là các nhân tố: nhận thức của người chủ/người điều hành DN về kế toán quản trị, quy mơ doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, phân cấp quản lý, áp dụng CNSXTT và cuối cùng là chi phí tổ chức cơng tác KTQT. Ở chương 4 đã nêu mức độ ảnh hưởng chi tiết của từng nhân tố.

5.1. Kết luận

Ngày nay, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, TP. Hồ Chí Minh tập trung là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đi đầu trong việc đầu tư kinh doanh với các đối tác nước ngồi lớn. Thơng qua các cơng nghệ quản lý, sản xuất hiện đại thì việc vận dụng các cơng cụ KTQT cũng không kém phần quan trọng. Kế tốn quản trị là một cơng cụ quản trị hữu hiệu không chỉ giúp cho các nhà quản lý nắm được tình hình tài chính và kiểm sốt chi phí nhằm hoạch định kế hoạch cũng như chiến lược phát triển cho tương lai của DN mà còn giúp cho họ đánh giá thành quả hoạt động, hỗ trợ cho việc ra quyết định cũng như quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả. Kế toán quản trị ở Việt Nam phát triển còn khá non trẻ,

chưa chú trọng vào việc tạo ra giá trị kinh tế tăng thêm cho DN. Nội dung và cách thức xây dựng KTQT chưa được phổ biến đến doanh nghiệp một cách rộng rãi do đó nhiều doanh nghiệp cịn khá lúng túng trong việc áp dụng.

Đối với DNSX việc vận dụng KTQT là nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với nền kinh tế hội nhập và phát triển. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT ở các DNSX sẽ giúp DN có cơ sở để nâng cao khả năng vận dụng KTQT cho đơn vị mình. Từ đó nhà quản lý có thể tiếp cận được các thơng tin kế tốn cả tài chính và phi tài chính đáng tin cậy và kịp thời nhằm phục vụ cho nhà quản lý, nhà đầu tư trong việc điều hành góp phần nâng cao khả năng kiểm soát, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp. Đồng thời giúp khẳng định vai trị quan trọng của người làm cơng tác kế toán giống như một người cố vấn đắc lực cho nhà quản lý khi đứng trước các quyết định quan trọng, giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh, và cạnh tranh lành mạnh trong một thương trường khốc liệt như hiện nay.

Nghiên cứu này đưa vào nghiên cứu các nhân tố : mức độ cạnh tranh của thị trường, văn hóa doanh nghiệp, nhận thức của người chủ/người điều hành về KTQT, phân cấp quản lý, chi phí tổ chức cơng tác KTQT, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, quy mơ doanh nghiệp và trình độ nhân viên kế tốn. Dữ liệu được thu thập và xử lý thông qua phần mềm SPSS 23.0 để phân tích. Với việc phân tích thống kê mơ tả giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về các nhân tố như chức vụ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát. Thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích EFA để kiểm định các nhân tố. Mơ hình và các giả thuyết được phân tích bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Kết quả cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT bao gồm: văn hóa doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của thị trường, nhận thức của người chủ/người điều hành về KTQT, phân cấp quản lý, chi phí tổ chức cơng tác KTQT, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, quy mô doanh nghiệp thông qua phương trình hồi quy tuyến tính bội với hệ số Beta đã chuẩn hóa như sau:

“Vận dụng KTQT = 0.305* văn hóa doanh nghiệp + 0.488* mức độ cạnh tranh của thị trường + 0.405* nhận thức của người chủ/người điều hành về KTQT + 0.233*, phân cấp quản lý + 0.208* chi phí tổ chức cơng tác KTQT + 0.221* áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến + 0.315* quy mô doanh nghiệp”

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế tốn quản trị (VD): nhân tố MDCT có tác động mạnh nhất lên VD (β = 0.488), nhân tố tác động mạnh tiếp theo là NTDN (β = 0.405), tiếp là nhân tố QMDN (β = 0.315), tiếp tới là nhân tố VHDN (β = 0.305), tiếp theo nữa là nhân tố PCQL(β = 0.233), sau đó là nhân tố CNTT (β = 0.221) và cuối cùng là nhân tố CPTC(β = 0.208) có tác động yếu nhất.

5.2. Một số kiến nghị

Luận văn với mục tiêu là xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TPHCM. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, việc vận dụng KTQT bị ảnh hưởng bởi 7 nhân tố (mức độ cạnh tranh của thị trường, nhận thức của người chủ/người điều hành về kế tốn quản trị, quy mơ doanh nghiệp, phân cấp quản lý, văn hóa doanh nghiệp, áp dụng CNSXTT, chi phí tổ chức cơng tác KTQT) từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

5.2.1. Đối với nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhân tố này tác động mạnh nhất đến việc vận dụng KTQT. Các DNSX hiện nay trong điều kiện cạnh tranh mạnh cần nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng, giá cả và chất lượng sản phẩm, để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh của họ. Thông tin KTQT là một trong những nguồn tin quan trọng mà nhà quản trị DNSX có thể nhận được một cách nhanh chóng và hữu ích.

Hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường nội địa ngày càng mở rộng cho hàng nhập khẩu, đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không chỉ hàng điện tử, ô tô, điện thoại mà cả những sản phẩm như: trái cây, thịt, quần áo,

Bộ Công Thương đến nay Việt Nam đã ký 10 Hiệp định thương mại tự do ( FTA) , kết thúc đàm phán 2 FTA, đang đàm phán 4 FTA . Đây là thách thức cũng là cơ hội vươn ra thế giới và mở rộng thị trường nội địa, chắc chắn sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp (Lê Thúy, 2018).

5.2.2. Đối với nhân tố nhận thức của người chủ/người điều hành doanh nghiệp về KTQT: nghiệp về KTQT:

Nhân tố này qua kết quả khảo sát cũng đóng góp phần tác động rất lớn (chỉ sau nhân tố mức độ cạnh tranh) đến việc vận dụng KTQT trong một DNSX. Những người chủ /người điều hành phải là người đi đầu nhận thức về vai trò, nội dung của KTQT, là người chèo lái, dẫn dắt các bộ phận trong DN vận dụng KTQT. Họ có chức năng xây dựng chiến lược, cung cấp tầm nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của tổ chức. Họ đứng trước các lựa chọn, đưa ra các quyết định và chiến lược kinh doanh tốt để doanh nghiệp không ngừng phát triển và phát triển bền vững. Một trong các sự lựa chọn và cam kết ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp khơng thể khơng nói đến việc lựa chọn nguồn thơng tin để đưa ra các quyết định. Việc có một hệ thống hỗ trợ cho nhà quản trị ra quyết định là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, trong thời đại cạnh tranh gay gắt ngày nay, việc thắng hay thua trên thương trường phần nào phụ thuộc vào tốc độ ra quyết định của các nhà quản trị. Việc tung một sản phẩm ra thị trường chậm hơn so với đối thủ cạnh tranh, việc lựa chọn nguồn hàng đầu vào uy tín chất lượng để giữ chân khách hàng hay việc đầu tư bao nhiêu chi phí vào hệ thống cơng nghệ thơng tin là phù hợp. Chính vì những lý do này nhận thức của người chủ doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến việc nên hay không nên vận dụng KTQT trong một DN.

Các nhà điều hành doanh nghiệp sản xuất nên tham gia các hội thảo cũng như các khóa học về kế tốn quản trị do Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) phối hợp với hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức. Qua các buổi hội thảo cũng như khóa học này sẽ giúp cho các nhà điều hành có cái nhìn đúng đắn về vai trò cũng như tầm quan trọng của việc vận dụng kế tốn trong doanh

nghiệp. Từ đó, nâng cao được khả năng vận dụng kế toán quản trị và làm cho khái niệm KTQT dễ hiểu hơn đối với người chủ/người điều hành doanh nghiệp.

5.2.3. Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp

Kết quả của các nghiên cứu về vận dụng KTQT trong DN trên thế giới đã chỉ ra rằng nhân tố quy mô DN là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc vận dụng KTQT. Cụ thể DN càng lớn thì nhu cầu quản trị của DN càng cao và phức tạp hơn. Thực tế cho thấy, quy mô DN càng lớn, tổng tài sản có giá trị cao hơn thì khả năng vận dụng KTQT cũng cao hơn so với doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ nhằm giúp nhà điều hành kiểm soát rủi ro, thất thoát tài sản của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có quy mơ lớn, nguồn tài chính mạnh thì họ phải đầu tư xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ có quy trình chặt chẽ. Điều này thường ít xảy ra ở DN có quy mơ vừa và nhỏ, với nguồn tài chính hạn hẹp. Hơn thế nữa, nhà quản trị ở các DN lớn bị áp lực hơn khi đứng trước những quyết định kinh doanh, những dự án đòi hỏi đầu tư nguồn vốn lớn hay việc tung ra sản phẩm mới, đầu tư chi phí marketing, đầu tư tài sản cố định. Do đó việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đặc biệt là thơng tin tài chính về đối thủ cạnh tranh là điều vơ cùng cần thiết. Chính vì lý do này, việc người chủ/người điều hành doanh nghiệp đi đến quyết định vận dụng KTQT trong một doanh nghiệp có quy mơ lớn là điều dễ hiểu.

5.2.4. Đối với nhân tố văn hóa doanh nghiệp

Qua khảo sát cho thấy nhân tố văn hóa doanh nghiệp tác động không nhỏ đến khả năng áp dụng KTQT trong DNSX. Vì vậy, để nâng cao khả năng áp dụng KTQT cần phải xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh bởi lẽ một nền văn hóa mạnh mẽ chính là giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Một văn hóa mạnh sẽ chứng minh được thời gian tuổi thọ một doanh nghiệp dù nằm ở quy mơ hay tính chất nào, đặc biệt là khi các DNSX phải đang đối diện với áp lực tồn cầu hóa lớn như hiện nay.

Để thiết lập một nền văn hóa mạnh mẽ thì lãnh đạo của các DNSX phải xác định rõ hướng đi và tầm nhìn của doanh nghiệp mình. Lãnh đạo DN cũng cần phải lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình để có thể đặt ra mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, hãy công khai nhiệm vụ với tất cả nhân viên và tạo điều kiện để mọi người có thể tự tin thảo luận đóng góp ý kiến cho nhau. Việc thiết lập một nền văn hóa cho doanh nghiệp có nghĩa là đảm bảo mọi người đều có tiếng nói chung. Cách dễ nhất để duy trì sự liên kết chính là thơng qua sự chủ động. Cần phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của cơng nhân viên, khích lệ họ sáng tạo nhằm tạo ra nhiều giá trị kinh tế tăng thêm cho DN.

5.2.5. Đối với nhân tố phân cấp quản lý

Phân cấp, phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định trong cơ cấu tổ chức của DN. Nó là một khía cạnh cơ sở của giao phó quyền hạn trọng quản trị. Khơng thể một người nào đó có thể làm tất cả mọi việc để thực hiện mục tiêu của DN. Vì vậy để phát triển DN, buộc phải phân cấp, phân quyền và quyền hạn phải giao phó cho các cấp dưới. Các doanh nghiệp sản xuất nên đổi mới chính mình về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP HCM (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)