2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT
Nhân tố quy mô DN: Khi một DNSX lớn mạnh về mặt quy mô như
doanh thu bán hàng tăng, số lượng nhân viên tăng dẫn đến phải có các quy chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, các công cụ quản lý kinh tế phù hợp hơn, đây là cơ sở để DNSX có thể mạnh dạn áp dụng KTQT. Nếu quy mô doanh nghiệp càng lớn, hoạt động kiểm sốt càng phức tạp, doanh nghiệp có xu hướng áp dụng kế tốn quản trị hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Những tổ chức lớn thì có đủ nguồn lực để vận dụng thực hành kế toán quản trị tinh vi hơn các tổ chức nhỏ. Bên cạnh đó, so với các DNSX quy mơ vừa và nhỏ, các DNSX có quy mơ lớn có lực lượng sản xuất
có trình độ cao, tham gia cạnh tranh kỹ thuật cao, kinh doanh theo chiều sâu, đa dạng hóa nghiệp vụ KD, sản xuất nhiều loại SP. Vì vậy, để có thể quản lý chặt chẽ chi phí phát sinh đảm bảo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu, các DNSX cần vận dụng KTQT trong HĐSX kinh doanh của mình.
Khaked Abed Hutaibat (2005), Magdy Abdel Kader và Robert Luther (2008), Kamilah Ahmad (2012), Rasyid et al (2017) đã kết luận có bằng chứng về ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp lên việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong nghiên cứu. Hơn nữa, Haldma & Laats ( 2002) đã biện luận rằng mức độ tinh vi của hệ thống kế tốn chi phí và lập ngân sách có hướng tăng theo quy mô của DN.
Từ các nghiên cứu trước đây (Haldma & Laats, 2002; Khaked Abed Hutaibat, 2005; Kader & Luther, 2008; Kamilah Ahmad, 2012) đã cho ra một kết quả nhất qn rằng quy mơ doanh nghiệp có tác động đến việc áp dụng KTQT trong các DN. Một công ty lớn thì có nguồn lực sẽ lớn mạnh hơn, có hệ thống truyền thống nội bộ tốt hơn tạo thuận lợi cho việc phổ biến các phương thức kế toán quản trị. Hơn nữa, những cơng ty lớn thì phức tạp hơn và đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn hơn nên u cầu kiểm sốt nhiều hơn về thơng tin trong hoạt động kinh doanh của họ, và vì vậy cần những hệ thống kế tốn quản trị hồn diện và tinh vi hơn (Kamilah Ahmad, 2012). Như vậy, quy mơ DN có tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.
Nhân tố nhận thức của người chủ/người điều hành DN về KTQT: là
nhân tố được đề cập trong nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016) và cũng là nhân tố phù hợp với tình hình thực trạng vận dụng KTQT của các DNSX tại TP.HCM. Vì người chủ/người điều hành doanh nghiệp được tham gia việc quản lý doanh nghiệp. Nhận thức của họ có thể trực tiếp làm ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các kỹ thuật KTQT. Việc vận dụng KTQT khó có thể thành công nếu chủ doanh nghiệp khơng biết về lợi ích của việc vận dụng các kỹ thuật KTQT mang lại. Và lại, khi có sự hiểu biết về các cơng cụ KTQT thì họ mới đánh giá cao về tính hữu ích của các cơng cụ và sẵn sàng bỏ chi phí đầu tư vào việc vận dụng KTQT. Các nghiên cứu trước đây hỗ trợ cho lập luận này như: Kamilah
Ahmad, 2012; Trần Ngọc Hùng, 2016. Vì vậy đây sẽ là một biến độc lập được kiểm định về mối quan hệ tích cực giữa nhận thức của người chủ/người điều hành doanh nghiệp và khả năng áp dụng KTQT trong các DNSX. Như vậy, nhân tố nhận thức của người chủ/người điều hành DN về KTQT có tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT.
Nhân tố văn hóa DN: Trong những năm gần đây các DN đã quan tâm
đến yếu tố văn hóa DN. Tầm quan trọng của văn hóa DN có vị trí, vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi DN nói chung và DNSX nói riêng. Bất kỳ một DN nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì DN đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Trong DN có sự hỗ trợ, đồng thuận về mục tiêu phát triển chung của các nhân viên trong các phòng ban sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc áp dụng KTQT, đó chính là đặc điểm của nền văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ hoặc văn hóa doanh nghiệp về mục tiêu (Trần Ngọc Hùng, 2016). Vậy văn hóa doanh nghiệp tác động cùng chiều với việc vận dụng KTQT
Nhân tố trình độ của nhân viên kế tốn:
Trong các DNSX nguồn lực đóng một vai trị quan trọng trong sự thành bại của DN. Nhân viên kế tốn có trình độ trong DN có thể là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT. Hầu hết các DNSX lớn đều có phịng kế tốn và tài chính chun biệt, do đó họ muốn th nhân viên kế tốn nội bộ có trình độ để thực hiện tư vấn và các báo cáo chuyên nghiệp. Từ tổng quan các nghiên cứu trước đây như Halma and Laats (2002); Ismail and King (2007) cho rằng sự hiện diện của các nhân viên kế tốn có năng lực thì liên quan đến mức độ vận dụng tốt các kỹ thuật KTQT. Các nhà nghiên cứu này lập luận rằng nhân viên kế tốn có trình độ thì giúp phát triển KTQT trong DN. Vì vậy trình độ của nhân viên kế toán sẽ được xem xét ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DNSX tại TP.HCM. Như vậy, nhân tố trình độ của nhân viên kế tốn có tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT.
Nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường: Đối với môi trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay thì các DNSX càng phải vận dụng các kỹ thuật của KTQT để có thơng tin cho q trình ra quyết định phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong KD. Trong các DNSX: sản xuất cái gì? cho ai? Là những câu hỏi lớn nhất mà mỗi DN phải đối mặt trong cơ chế thị trường. Để trả lời được câu hỏi này có nghĩa là các DNSX đã xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm. Trên thị trường DNSX nào hoạt động cũng có sản phẩm kinh doanh cho dù là hữu hình hay vơ hình. Vấn đề đặt ra cho các DNSX là làm cho sản phẩm của mình có thể tiêu thụ hết trên thị trường, thích ứng được với thị trường một cách nhanh chóng, từ đó mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh cho DN. Ngoài ra khi mức độ cạnh tranh càng cao thì DN cần vận dụng các cơng cụ kỹ thuật KTQT phức tạp hơn. Điều này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Khaked Abed Hutaibat (2005) và Kamilah Ahmad (2012). Như vậy, mức độ cạnh tranh của thị trường tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT.
Nhân tố áp dụng CNSXTT: Trong các nghiên cứu của Tuan Zainun
Tuan Mat (2005) và Kamilah Ahmad (2012) thì nhân tố này tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT. Hiện nay, việc áp dụng các hệ thống quản lý, sản xuất tiên tiến là một trong những giải pháp được doanh nghiệp sản xuất ưu tiên lựa chọn nhằm cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ những khiếm khuyết, giảm thiểu lãng phí khơng đáng có nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất cho khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.
Một DN muốn tạo được lợi thế cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng thì cần phải thay đổi quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chính vì thế bắt buộc DN phải áp dụng cơng nghệ sản xuất tiên tiến thay thế những công nghệ cũ nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, bắt kịp thị trường và vượt qua các đối thủ cạnh tranh để đạt được lợi nhuận tối đa. Đặc biệt khi áp lực cạnh tranh giữa các DNSX ngày càng lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến chính là giải pháp mang tính quyết định giúp giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đạt được chất lượng cao, rút ngắn thời gian sản xuất.
Vậy áp dụng CNSXTT là xu hướng tất yếu trong các doanh nghiệp sản xuất. Đây là nhân tố được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là có tác động tích cực đến việc vận dụng KTQT như: Magdy Abdel-Kader và Robert Luther (2008), Tuan Zainun Tuan Mat (2010), Kamilah Ahmad (2012).
Như vậy, áp dụng CNSXTT tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT.
Nhân tố phân cấp quản lý: Phân quyền quản lý thể hiện ở mức độ tự
chủ của nhà quản trị các cấp. Một khi được phân quyền, các nhà quản trị trong DNSX sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn trong cơng việc của họ như lập kế hoạch và kiểm soát. Do vậy họ cần nhiều các cơng cụ KTQT để có thể giúp họ có được thơng tin hữu ích hơn cho việc cải thiện hệ thống quản lý trong doanh nghiệp. Theo Baines and Langfield – Smith (2003) thì vai trị của KTQT trong tổ chức phân quyền không chỉ đơn giản là để cung cấp các thơng tin chi phí mà cịn để cung cấp một dịch vụ cho phép nhân viên quyết định tốt hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phân cấp quản lý và mức độ sử dụng các cơng cụ KTQT có mối quan hệ với nhau. Các doanh nghiệp càng có sự phân cấp thì các cơng cụ sử dụng càng phức tạp so với các DN ít được phân cấp (Magdy Abdel-Kader và Robert Luther, 2008), hay doanh nghiệp quản lý tập trung thì có sự thay đổi về hệ thống KTQT hơn so với các DN có sự phân cấp quản lý rõ ràng (Williams and Seaman, 2001). Vì vậy nhân tố phân cấp quản lý có tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT.
Nhân tố chi phí tổ chức cơng tác KTQT trong DN:
Trong q trình vận động và phát triển của doanh nghiệp, việc theo đuổi lợi nhuận được xem là một tiền đề quan trọng trong quá trình điều hành DN. Khi xem xét vận dụng một công cụ bất kỳ nào trong quản lý hoạt động kinh doanh thì nhà quản lý sẽ ln ln xem xét nhiều khía cạnh và trong đó có một khía cạnh rất quan trọng là liệu rằng chi phí bỏ ra để đầu tư có thấp hơn lợi ích mà cơng cụ đó mang lại cho doanh nghiệp hay khơng. Khi xem xét vấn đề chi phí tổ chức hệ thống KTQT cần xem xét các loại chi phí như: nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị ban đầu, chi phí tư vấn…
Qua một số nghiên cứu trước đây tại các doanh nghiệp ở Việt Nam; một số rào cản đối với việc vận dụng KTQT là nhân tố chi phí tổ chức KTQT, sự lo ngại tốn kém về chi phí tổ chức trong khi lợi ích mang lại khó có thể đo lường cụ thể, đặc biệt là thiết kế một bộ máy KTQT riêng biệt (Trần Ngọc Hùng , 2016). Điều này cũng cho thấy việc thiếu áp dụng KTQT vào các DNSX tại địa bàn TP.HCM hiện nay có thể là do các DN sợ rằng chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN hoặc là DN không đủ khả năng về tài chính để tổ chức một hệ thống KTQT.
Như vậy, nhân tố chi phí tổ chức cơng tác KTQT trong DN tác động đến việc vận dụng KTQT.
2.5. Các lý thuyết nền có liên quan
2.5.1. Lý thuyết dự phòng (Contingency theory)
Với mỗi môi trường kinh doanh, việc cơ cấu tổ chức cố định cho một tổ chức là khơng thể. Mơi trường ln có sự thay đổi, HĐKD ln có sự chuyển biến dựa vào nhu cầu của khách hàng, hiệu suất làm việc của tập thể dựa vào hiệu suất của từng cá nhân và nó biến đổi theo mơi trường, theo tình hình kinh doanh, theo sự điều hành của quản lý hay có thể ảnh hưởng bởi quy mô DN, chiến lược, cơng nghệ, văn hóa DN, sự đa dạng hoặc đặc tính đặc thù văn hóa DN. Lý thuyết được nghiên cứu thể hiện sự phù hợp giữa mối quan hệ cơ cấu tổ chức và sự thay đổi ngữ cảnh được gọi là lý thuyết dự phòng.
KTQT được coi là một thành phần không thể thiếu trong một tổ chức. Lý thuyết dự phòng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về KTQT (Otley, 1980). Lý thuyết này nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Việc áp dụng KTQT vào DN phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, từng ngành, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, công nghệ, quy mô, … trong từng thời điểm khác nhau. Do đó, việc xây dựng mơ hình KTQT tối ưu cho tất cả DN áp dụng là điều không thể. Một hệ thống KTQT hiệu quả phải
được xây dựng thích hợp với đặc điểm từng ngành nghề DN, phù hợp với môi trường bên trong và bên ngồi mà DN đó đang hoạt động.
Do đó, lý thuyết dự phịng sẽ góp phần giải thích cho sự ảnh hưởng của biến: quy mơ doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế tốn, mức độ cạnh tranh của thị trường, đến việc vận dụng KTQT vào hoạt động của DN.
2.5.2. Lý thuyết bất định
Lần đầu tiên vào năm 1960, lý thuyết bất định hay còn gọi với cái tên khác là“lý thuyết ngẫu nhiên”, tuy nhiên đến giữa thập niên 1970 lý thuyết này mới tiếp tục phát triển, theo đó lý thuyết bất định đưa ra giả thuyết là một quy trình và cấu trúc hiệu quả của DN là bất định trong bối cảnh DN (Waterhouse and Tiessen, 1978). Lý thuyết bất định giả định rằng hoạt động hiệu quả của DN phụ thuộc vào mức độ phù hợp cấu trúc DN với các sự kiện ngẫu nhiên trước đó (Mullins, 2013). Lý thuyết ngẫu nhiên hỗ trợ lên vai trò quan trọng của KTQT trong mối quan hệ tương tác với hoạt động SXKD. Hay có thể nói một hệ thống KTQT phù hợp với DN phụ thuộc vào tính chất và loại hình DN. Vậy với tất cả các DN không thể xây dựng một mơ hình KTQT khn mẫu để áp dụng mà còn phụ thuộc vào đặc thù, lĩnh vực sản xuất, cơ cấu, trình độ nhân viên của doanh nghiệp mà thiết lập vận dụng KTQT phù hợp.
Nhiều công trình nghiên cứu lựa chọn lý thuyết này để nghiên cứu sự tác động các nhân tố bất định đến việc áp dụng triển khai các kỹ thuật KTQT vào DN. Phần lớn kết quả nghiên cứu đều cho thấy khơng có một mơ hình KTQT nào là phù hợp cho tất cả loại hình DN và tồn tại qua các giai đoạn khác nhau.
Waterhouse and Tiessen (1978) chỉ ra rằng cấu trúc DN phụ thuộc vào môi trường hoạt động của DN, công nghệ và sự hiệu quả của hệ thống KTQT lại phụ thuộc bất định vào cấu trúc doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Chenhall (2003) có nêu ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT vào DN bao gồm: mơi trường kinh doanh bên ngồi, áp dụng CNSXTT, phân cấp quản lý, quy mơ, chiến lược và văn hóa.
2.5.3. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)
Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) của Ajzen & Fishbein (1975) và được xem là lý thuyết đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Theo lý thuyết hành động thực tế, hành động hợp lý xuất phát từ những dự định hành vi của một cá nhân. Dự định hành vi được xác định bởi thái độ cá nhân đến hành vi chuẩn chủ quan hướng đến việc thực hiện hành vi này. Trong đó, thái độ cá nhân được đo lường bằng niềm tin cũng như sự đánh giá kết quả của hành vi đó.
Lý thuyết hành động hợp lý tác giả đã phát triển, cải tiến để cho ra đời lý thuyết hành vi dự định xuất phát từ giới hạn của con người đó là con người có ít sự kiểm sốt. Ngồi hai nhân tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân theo lý thuyết hành động hợp lý, nhân tố thứ ba được tác giả đưa ra là nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi. Nhân tố này phản ánh cách thức đơn giản hay phức tạp khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không. Lý thuyết này được mơ tả như hình 2.4 sau:
Hình 2.3 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)
Nguồn: website của Ajzen: http://www.people.umass.edu/aizen/tpb.diag.html