.1 Bảng tổng kết cơ sở ứng dụng của lý thuyết nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP HCM (Trang 56 - 67)

TT Lý thuyết nền Nội dung vận dụng

1 Lý thuyết dự phòng (Contingency theory)

Lý thuyết dự phòng được vận dụng vào nghiên cứu nhằm giải thích các biến: quy mơ doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh của thị trường.

2 Lý thuyết bất định

Lý thuyết bất định vận dụng vào luận văn nhằm giải thích các nhân tố: mơi trường kinh doanh bên ngoài, áp dụng CNSXTT, phân cấp quản lý, quy mơ, chiến lược và văn hóa

3

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)

Lý thuyết hành vi dự định vận dụng vào luận văn để nhằm giải thích các nhân tố tác động đến hành vi ra quyết định lựa chọn việc vận dụng KTQT của người chủ /người điều hành trong doanh nghiệp.

4

Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost bennefit theory)

Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí vận dụng vào bài nghiên cứu nhằm giải thích biến chi phí cho việc tổ chức KTQT

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này tác giả đã trình bày tổng quan kế tốn quản trị, đặc điểm doanh danh nghiệp sản xuất và các lý thuyết nền liên quan như lý thuyết dự phòng, lý thuyết bất định, lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí nhằm giúp người đọc thấy được cơ sở lý thuyết nền về khả năng vận dụng KTQT.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu của luận văn cũng như mơ hình, các giả thuyết nghiên cứu. Từ đó tác giả sẽ thiết kế cho nghiên cứu định tính và định lượng nhằm giúp trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Tp.HCM? Để trả lời câu hỏi này, sau khi lược khảo kết quả từ các cơng trình nghiên cứu trước, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: phỏng vấn sâu các chuyên gia, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, thang đo các biến và phương pháp định lượng để kiểm định lại các giả thuyết nghiên cứu này.

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong các các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM? Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm: hoàn thiện thang đo các nhân tố, thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát, thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê như đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định giá trị thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.

3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Khung nghiên cứu

Hình 3.1 Khung nghiên cứu luận văn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Nhận dạng và xác

định các nhân tố

Q1: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DN sản xuất tại TP.HCM ?

Q2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM như thế nào ?

Cơ sở lý thuyết

Mơ hình nghiên cứu Nghiên cứu định lượng:

- Thiết kế bảng câu hỏi điều tra và khảo sát

- Mẫu khảo sát đủ tiêu chuẩn n =206

- Thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha)

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích tương quan

- Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và xin ý kiến chuyên gia (n = 5)

Thang đo nháp

Thang đo chính

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn được xây dựng từ việc xác định khe hổng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu nghiên cứu cụ thể, xây dựng cơ sở lý thuyết, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu, thang đo nháp. Thơng qua nghiên cứu định tính để xây dựng thang đo, bảng câu hỏi. Tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu. Sau đó sử dụng cơng cụ thống kê để kiểm định mơ hình, kiểm định thang đo. Từ đó tìm ra kết quả nghiên cứu, và đề xuất kiến nghị phù hợp. Quy trình nghiên cứu như sau:

 Xác định các vấn đề nghiên cứu

 Nghiên cứu định tính: Tổng hợp các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT ở các DNSX và xây dựng thang đo nháp thông qua các nghiên cứu trước đây. Thảo luận, xin ý kiến các chun gia để hiệu chỉnh mơ hình cho phù hợp.

Quá trình thảo luận và trao đổi trực tiếp chuyên gia với mục đích kiểm tra sự phù hợp của những biến trong mơ hình nghiên cứu của tác giả với đặc điểm môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Song song đó là kiểm tra việc xây dựng thang đo, biến quan sát tương ứng với từng biến trong mơ hình nghiên cứu đã thật sự phù hợp chưa.

Thành phần chuyên gia là những người có kinh nghiệm về KTQT ở một số trường Đại học hoặc những người giữ chức vụ Giám đốc, kế toán trưởng tại một số doanh nghiệp sản xuất đang áp dụng KTQT tại TP.HCM. Một số tiêu chí lựa chọn chuyên gia là lãnh đạo DN thì có trình độ cử nhân trở lên, kinh nghiệm cơng tác ít nhất 10 năm. Đối với chuyên gia là giảng viên ở các trường Đại học thì có trình độ Tiến sĩ trở lên với thâm niên giảng dạy và nghiên cứu kế tốn ít nhất 10 năm.

 Xây dựng thang đo chính thức: Căn cứ vào việc tổng hợp, đánh giá sự phù hợp của các thang đo, thang đo đã được kiểm định trong những nghiên cứu trước đây và kết quả thảo luận với chuyên gia sẽ giúp cho việc xây dựng thang đo hiệu quả và hợp lý hơn.

 Nghiên cứu định lượng: Kiểm định thang đo, mơ hình và giả thuyết. Tác giả kiểm định độ tin cậy trong nghiên cứu bằng hệ số Cronbach’s alpha và kiểm định giả thuyết bằng mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, mơ hình phân tích hồi quy tuyến tính bội được tác giả áp dụng nhằm mục đích kiểm định định lượng giả thuyết nghiên cứu và mơ hình các nhân tố tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNSX tại TP.HCM.

 Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị. Căn cứ vào kết quả kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu, so sánh và biện luận kết quả nghiên cứu đạt được với những nghiên cứu trước đây. Đây chính là cơ sở đề xuất kiến nghị cho phù hợp.

3.1.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM

Tác giả dựa vào các lý thuyết nền và các nghiên cứu trong và ngồi nước được trình bày ở chương 1, tác giả đã xác định được khe hổng nghiên cứu để từ đó đưa ra mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2 và chủ yếu dựa trên mơ hình nghiên cứu của Magdy Abdel Kader và Robert Luther (2008) và Kamilah Ahmad (2012) cũng như kế thừa một số bài nghiên cứu khác tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DNSX tại TP.HCM gồm 8 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc như hình 3.2 sau:

Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.2. Phương pháp nghiên cứu định 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu để tìm hiểu các chủ đề xoay quanh việc xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DNSX ở TP. Hồ Chí Minh. Mục đích để tác giả có cái nhìn sâu sắc về việc xác định các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng KTQT trong các DNSX tại TP.HCM.

Tác giả tiến hành thảo luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTQT. Thành phần tham dự phỏng vấn gồm có 05 chuyên gia. Sau khi tổng hợp các ý kiến từ chuyên gia tác giả sẽ tiến hành đối chiếu các kết

quả nghiên cứu có liên quan trên thế giới và đi đến thống nhất những nhân tố được cho là phù hợp nhất ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DNSX trên địa bàn TP.HCM.

3.2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mơ tả thang đo

Từ mơ hình nghiên cứu trên, kết hợp với phần thảo luận và thống nhất lấy ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất 08 giả thuyết cần phải kiểm định, Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu của tác giả dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu đã có trong nước và trên thế giới. Các thang đo này được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của DNSX trên địa bàn TP.HCM dựa vào kết quả thảo luân chuyên gia. Về cấp bậc, tác giả sử dụng thang đo Lirket 5 cấp độ để đánh giá từng khoản mục. Với 5 mức độ phổ biến [1] Rất không đồng ý; [2] Khơng đồng ý; [3] Bình thường; [4] Đồng ý; [5] Rất đồng ý.

Giả thuyết H1 - Quy mơ DN có tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT

trong DN.

Trong bài nghiên cứu này, dựa vào nghiên cứu của Khaked Abed Hutaibat(2005), quy mô DN sẽ được đo lường dựa trên 3 tiêu chí:

 Số lượng nhân viên của DN càng lớn sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT

 Số lượng nhân viên của DN càng nhiều sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQ

Số lượng các phòng ban, chi nhánh của DN càng lớn sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT

Giả thuyết H2 – Nhận thức của người chủ/người điều hành DN về KTQT có tác

động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT trong DN

Dựa vào nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), tác giả đề xuất thang đo Nhận thức của người chủ/người điều hành DN về KTQT gồm 4 tiêu chí:

 Người chủ/người điều hành doanh nghiệp có nhu cầu cao về việc vận dụng KTQT

 Người chủ/người điều hành doanh nghiệp đánh giá cao về tính hữu ích của các cơng cụ KTQT

 Người chủ/người điều hành doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ về ngân sách để thực hiện KTQT

Giả thuyết H3- Chi phí cho việc tổ chức hệ thống KTQT có tác động cùng chiều

đến việc vận dụng KTQT trong DN.

Trong nghiên cứu này, dựa vào nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), chi phí tổ chức KTQT sẽ được đo lường dựa trên bốn tiêu chí:

 Vận dụng KTQT phụ thuộc vào chi phí về đầu tư trang thiết bị ban đầu  Vận dụng KTQT phụ thuộc vào chi phí tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về

tổ chức KTQT

 Vận dụng KTQT phụ thuộc vào chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho bộ phận KTQT

 Vận dụng KTQT phụ thuộc vào chi phí tiền lương và các khoản phúc lợi dành cho nhân viên KTQT

Giả thuyết H4 - Văn hóa doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến việc vận dụng

KTQT trong DN.

Dựa vào nghiên cứu của Alper Erserim (2012), tác giả đề xuất thang văn hóa doanh nghiệp bao gồm các tiêu chí đo lường sau:

 Trong DN có sự hỗ trợ từ các nhà quản trị đối với nhân viên

 Ln đề cao chính sách tuyển dụng, đào tạo, cũng như lòng trung thành của nhân viên.

 Trong doanh nghiệp có sự hỗ trợ giữa các nhân viên trong các phòng ban  Nhân viên kế tốn có bằng cấp kế tốn chun nghiệp

Giả thuyết H5 - Trình độ của nhân viên kế tốn có tác động cùng chiều đến việc

Dựa vào nghiên cứu của Ismail, N.A and King ( 2007) và Trần Ngọc Hùng (2016), tác giả đề xuất thang đo trình độ của nhân viên kế tốn bao gồm các biến đo lường:

 Nhân viên kế tốn có chứng chỉ nghề như: CMA, CPA, ACCA…

 Thường xuyên được cập nhật về sự thay đổi chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp lý liên quan đến nghề nghiệp kế toán.

 Nhân viên kế tốn có kỹ năng mềm, am hiểu về các phần mềm kế toán, excel…

 Nhân viên kế tốn có bằng cấp kế tốn chun nghiệp.

Giả thuyết H6 - Mức độ cạnh tranh của thị trường có tác động cùng chiều đến việc

vận dụng KTQT trong DN.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo của Tuan Zainun Tuan Mat ( 2010) để đo lường mức độ cạnh tranh của thị trường, Trong đó, tác giả đề xuất thang đo mức độ cạnh tranh của thị trường gồm các tiêu chí:

 Mức độ cạnh tranh về giá cả của công ty so với đối thủ cùng ngành  Số lượng đối thủ cạnh tranh với công ty anh/chị trong cùng phân khúc thị

trường

 Mức độ cạnh tranh về thị phần của công ty anh/chị so với các đối thủ trong ngành

 Mức độ các hành động cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Giả thuyết H7 - Áp dụng CNSXTT có tác động cùng chiều đến việc vận dụng

KTQT trong DN.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo của Tuan Zainun Tuan Mat ( 2010) để đo lường áp dụng CNSXTT, các tiêu chí đo lường bao gồm:

 Cơng nghệ sản xuất tiên tiến ( áp dụng máy móc hiện đại, cơng nghệ sản xuất tiên tiến,…) có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DN?

 Áp dụng phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngồi thì có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT?

 Công nghệ sản xuất được đổi mới liên tục có tác động mạnh đến việc vận dụng KTQT hay không?

Giả thuyết H8 - Phân cấp quản lý có tác động cùng chiều đến việc vận dụng KTQT

trong DN.

Dựa vào nghiên cứu của Gordon và Narayana (1984) tác giả đề xuất thang đo phân cấp quản lý độ bao gồm các biến đo lường:

 Phân quyền quản lý về phát triển sản phẩm mới  Phân quyền về quyết định việc lựa chọn đầu tư  Phân quyền về việc lập dự toán ngân sách  Phân quyền quyết định về giá bán sản phẩm  Phân quyền về tuyển dụng và sa thải nhân viên

 Thang đo vận dụng KTQT trong doanh nghiệp

Tác giả kế thừa thang đo trên nghiên cứu của McLellan & Moustafa (2008) với thang đo Likert 5 điểm [1] = không bao giờ áp dụng; [2] = hiếm khi áp dụng; [3] = thỉnh thoảng áp dụng; [4] = thường xuyên áp dụng ; [5] = rất thường xuyên áp dụng. Sau đó, thang đo này đã trao đổi xin ý kiến với chuyên gia để rút gọn lại thành 5 nhóm cho phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Biến phụ thuộc vận dụng KTQT trong DN gồm 5 biến quan sát như sau:

 DN vận dụng KTQT chi phí ( chi phí tồn bộ, chi phí khả biến, chi phí trên cơ sở hoạt động, chi phí mục tiêu,…)

 DN vận dụng các kỹ thuật KTQT dự toán sản xuất kinh doanh (dự toán doanh thu, dự tốn kiểm sốt chi phí, dự tốn tiền mặt, dự tốn kế hoạch tài chính..)  DN vận dụng các kỹ thuật KTQT đánh giá thành quả trong DN (phân tích

chênh lệch ngân sách, chi phí định mức và phân tích chênh lệch, phân chia lợi nhuận, giá trị gia tăng hoặc lợi nhuận cịn lại, thước đo phi tài chính,..)

 DN vận dụng các kỹ thuật KTQT hỗ trợ cho việc ra quyết định (Phân tích lợi nhuận, chi phí theo định phí-biến phí, phân tích điểm hịa vốn..)

 DN vận dụng các kỹ thuật KTQT chiến lược (kế hoạch dài hạn, dự tốn hồn vốn (hồn vốn, ROI), dự tốn vốn (NPV, IRR), tính tốn và sử dụng chi phí phân tích vốn, phân tích dịng đời sản phẩm, phân tích chuỗi giá trị, bảng điểm cân bằng,..)

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Khảo sát thu thập dữ liệu chính thức từ các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, KTQT và những người có kiến thức về kế tốn và quản trị hiện đang cơng tác tại các DNSX tại Tp.HCM, bằng việc trả lời bảng câu hỏi đã được thiết kế và hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP HCM (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)