Từ các nghiên cứu ở nước ngoài, tác giả nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC vào các doanh nghiệp gồm: (1) Các hệ thống kiểm soát khác được sử dụng trong tổ chức (OCS), (2) Các nhà quản lý đánh giá cấp dưới (ESM), (3) Cách nhà quản lý tiếp nhận thông tin từ nguồn mới (MRI), (4) Tác động của công nghệ (cụ thể như nhận thức (PU) và tính hữu dụng và tính dễ sử dụng của BSC (PEOU) (Eric Tanyi 2011). Bên cạnh đó, Koske and Muturi (2015) chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC vào các doanh nghiệp gồm: (1) Quy mô của tổ chức, (2) Chi phí áp dụng, (3) Nhận thức lợi ích của hệ thống và (4) tính dễ dàng khi sử dụng hệ thống BSC.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước có nêu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC như: (1) Quy mô áp dụng BSC trong DN, (2) BSC được thiết kế bới Ban điều hành DN, (3) BSC được sử dụng bởi chủ sở hữu, (4) Tính dễ sử dụng và thuận lợi, (5) Mức độ tập trung hóa, (6) Quyền lực của Bộ phận Tài chính, (7) Sự chuẩn hóa, (8) Truyền thơng nội bộ, (9) Sự năng động của sản phẩm- thị trường, (10) Trình độ nhân viên kế tốn, (11) Nhận thức của nhà quản lý, (12) Văn hóa cơng ty, (13) Chiến lược kinh doanh, (14) Chi phí sử dụng BSC.
Ngoài ra, phần lớn các nghiên cứu về việc vận dụng BSC vào các doanh nghiệp chủ yếu theo phương pháp nghiên cứu định tính. Một số ít nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát các doanh nghiệp bằng bảng câu hỏi với kỹ thuật phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC với kỹ thuật OLS. Nghiên cứu này tác giả kế thừa phương pháp nghiên cứu từ các nghiên cứu trước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên khảo sát với số lượng doanh nghiệp tương đối ít nên chưa mang tính đại diện cho mẫu nghiên cứu.
Qua lược khảo các nghiên cứu trong và ngồi nước, tác giả nhận thấy chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM. Vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM là cần thiết và đây là khoảng trống của nghiên cứu về phạm vi. Đồng thời tác giả tiến hành khảo sát trên nhiều khảo sát hơn cùng nhiều
chuyên gia hơn để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này, tác giả trình bày lược khảo các nghiên cứu trước về BSC, DNNVV trên thế giới và Việt Nam, qua đó tổng hợp, phân tích, rút ra các nhận xét về tình hình nghiên cứu và nêu lên những định hướng tiếp theo trong đề tài. Bên cạnh đó, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục nghiên cứu của luận văn.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế Giới (World Bank): “DNNVV là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ bé về phương diện vốn, lao động, doanh thu”.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 để xác định DNNVV, cụ thể: DNNVV là “các doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật”.
Căn cứ Điều 6, Chương II của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa số 39/2018/NĐ-CP quy định: “DNNVV được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa”. Căn cứ để phân loại theo tiêu chí quy mơ: số lao động, tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn.
Từ đó, theo tác giả, DNNVV là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ về mặt vốn, lao động hoặc doanh thu.
2.1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.2.1. Tiêu chuẩn xác định của một số quốc gia trên thế giới
Ở nhiều quốc gia, tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các ngành khác nhau cũng có những khác biệt nhất định. Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn được quyết định bởi mục đích thiết lập tiêu chuẩn. Phương thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa thường căn cứ các tiêu chuẩn như: tổng số tài sản, tổng số vốn, …, hoặc kết hợp một số tiêu chuẩn trên.
Mục đích phân loại thường gặp là nắm được tình hình hoạt động kinh doanh, kết cấu tỷ lệ của các doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau trong nền kinh tế quốc dân đồng thời tiến hành quản lý các doanh nghiệp đó về phương diện hành chính, kinh tế và pháp luật ….
Theo khối EU, DNNVV là những doanh nghiệp có dưới 250 nhân cơng và được chia thành ba loại sau:
50 triệu Euro, tổng tài sản 43 triệu Euro
Doanh nghiệp nhỏ: Có từ 10 nhân cơng đến dưới 50 nhân công, doanh thu 10
triệu Euro, tổng tài sản 10 triệu Euro.
Doanh nghiệp siêu nhỏ: Có dưới 10 nhân cơng, doanh thu 2 triệu Euro, tổng
tài sản 2 triệu Euro.
Theo Cơng ty tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng thế giới (WB): doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mơ vốn, lao động và doanh thu nhỏ bé và được chia làm ba loại như sau:
Doanh nghiệp vừa: có khơng q 300 lao động, tổng giá trị tài sản hoặc
nguồn vốn không quá 15.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không q 15.000.000 USD.
Doanh nghiệp nhỏ: có khơng q 50 lao động, tổng giá trị tài sản hoặc nguồn
vốn không quá 3.000.000 USD và tổng doanh thu hàng năm khơng q 3.000.000 USD
Doanh nghiệp siêu nhỏ: có khơng q 10 lao động, tổng giá trị tài sản hoặc
nguồn vốn không quá 100.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD. (Võ Đức Toàn, 2012).
2.1.2.2. Tiêu chuẩn xác định tại Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều tiêu chí để phân loại DNNVV. Mỗi một nước, mỗi một nền kinh tế lại có các tiêu chí phân loại khác nhau. Trong đó, hai tiêu chí được sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nước là quy mô vốn và lao động. Các nước có trình độ phát triển càng cao thì quy định về chỉ tiêu quy mơ vốn và lao động càng cao so với các nước có trình độ phát triển thấp hơn (John Rand và cộng sự, 2016).
Việc xác định quy mô doanh nghiệp nhằm mục đích lựa chọn các hình thức, chế độ kế toán phù hợp. DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu xếp loại DNVVV Quy mô Quy mô
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và
xây dựng
III. Thương mại và dịch vụ 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Mục đích phân loại DNNVV giúp vừa triển khai các chủ trương, chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp. Mặt khác để tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.
Dựa trên các phân tích trên, tác giả nhận thấy việc xác định DNNVV chủ yếu căn cứ vào tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm các tiêu chí định tính dựa vào các đặc trưng cơ bản của các DNNVV như: mức độ ít phức tạp của cơng tác quản lý doanh nghiệp, trình độ chun mơn hóa thấp... Nhóm tiêu chí này thường khó xác định, ít được áp dụng trong thực tế phân định quy mô doanh nghiệp.
Nhóm các tiêu chí định lượng dựa vào các chỉ số như: số lao động bình quân, tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi quốc gia lại có cách đánh giá khác nhau về các chỉ số này.
Theo Điều 4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Luật hỗ trợ DNNVV Luật số 04/2017/QH14:
“(1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: a) Tổng
nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng
(2) Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ”.
2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), các DNNVV có các đặc điểm cơ bản sau:
Đa dạng về loại hình sở hữu: DNNVV tồn tại và phát triển ở nhiều loại hình khác nhau như: công ty TNHH, công ty CP doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã.
Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính: DNNVV chủ yếu dựa vào lao động thủ cơng, có sản lượng sản phẩm, dịch vụ hạn chế, phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đa số các DNNVV có nguồn tài chính hạn chế: Vốn kinh doanh của các DNNVV chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp (John Rand và cộng sự, 2016).
Tuy nhiên, DNNVV có tính năng động và linh hoạt cao: Với mức đầu tư ban đầu thấp, tận dụng các nguồn lực tại chỗ, sử dụng ít lao động, các DNNVV có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, loại hình doanh nghiệp, mặt bằng kinh doanh, và thậm chí dễ dàng giải thể doanh nghiệp.
Trình độ quản lý chưa cao: Bộ máy quản lý thường gọn nhẹ, trình độ tổ chức quản lý chưa cao, chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân chủ doanh nghiệp, các quyết định trong quản lý cũng được thực hiện nhanh chóng.
Lao động có trình độ thấp và sử dụng công nghệ cũ dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao. Cũng như các DNNVV trên thế giới, với quy mô nhỏ, DNNVV Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự như ở các quốc gia khác.
Tính chuyên biệt của các DNNVV:
- Sự hạn chế trong khả năng quản lý: Việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Phần lớn chủ doanh nghiệp
vừa là quản lý vừa là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
- Quy mô nhỏ cả về vốn lẫn lao động: Bên cạnh đặc điểm bộ máy quản lý gọn nhẹ, dễ phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường, DNNVV gặp nhiều khó khăn khi muốn gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trình độ tay nghề của người lao động thấp: Do hạn chế về nguồn tài chính, chế độ chính sách tiền lương và tiền thưởng không cao, đặc biệt là do tính khơng ổn định của DNNVV, nhiều doanh nghiệp manh mún, hoạt động phân tán, thường sản xuất theo thời vụ nên khơng thu hút người lao động có kỹ năng và tay nghề.
- Công nghệ lạc hậu: Đây là đặc trưng điển hình ở các DNNVV. Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm cao, hạn chế cạnh tranh trong và ngồi nước. Trình độ công nghệ thể hiện sức mạnh của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài: với nhiều lý do như các doanh nghiệp này mới hình thành, chưa có nhiều khách hàng truyền thống, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing khơng có hoặc chưa có. Ngồi ra, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường gói gọn trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra thị trường mới là rất khó khăn.
- DNNVV khó tiếp cận tín dụng ngân hàng vì thiếu tài sản đảm bảo, chưa có uy tín trên thị trường, sổ sách chứng từ kế tốn khơng rõ ràng, minh bạch, do đó phần lớn họ sử dụng nguồn vốn vay từ bạn bè, người thân.
2.2. Cơ sở lý luận về Bảng điểm cân bằng: 2.2.1. Khái niệm về Bảng điểm cân bằng: 2.2.1. Khái niệm về Bảng điểm cân bằng:
Kaplan & Norton, (1996) cho rằng, BSC là một hệ thống nhằm chuyển hóa tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức thông qua bốn phương diện: tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển giúp kết nối giao tiếp giữa các nhân viên, bộ phận trong công ty, nâng cao năng lực của tổ chức. Bốn phương diện trên giúp BSC tạo thành một khuôn khổ và được sắp xếp theo nguyên lý quan hệ nhân quả (Kaplan & Norton,
1996). Kế thừa trên quan điểm trên, (Kaplan và các cộng sự, 1999) cũng cho rằng, BSC là một tập hợp các thước đo tài chính và phi tài chính được chọn lọc theo những mục tiêu xuất phát từ chiến lược của một tổ chức, nhằm đo lường, đánh giá thành quả hoạt động và quản lý chiến lược của tổ chức một cách toàn diện trên bốn phương diện: phương diện Tài chính, phương diện Khách hàng, phương diện Quy trình nội bộ, phương diện Học hỏi và phát triển (Hình 2.1). Bên cạnh đó, hai tác giả cũng chỉ ra rằng BSC có vai trị quan trọng trong việc quản lý, triển khai chiến lược và đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức. BSC không chỉ là một hệ thống đo lường, là hệ thống quản lý, triển khai chiến lược mà cịn là cơng cụ trao đổi thông tin trong đơn vị.
Hình 2.1. Bốn khía cạnh của mơ hình BSC
Nguồn: Kaplan & Norton, (1999) 2.2.1.1. Khía cạnh Tài chính
Theo (Kim and Mauborgne, 1997) thước đo và mục tiêu thể hiện cho sự thành cơng của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lợi nhuận ở phương diện tài chính, chẳng hạn như thu nhập hoạt động và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cho biết, xem
chiến lược của doanh nghiệp và việc thực hiện của nó có gia tăng giá trị cho cổ đông. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp được cải thiện thơng qua hai cách tiếp cận cơ bản: Cải thiện năng suất và tăng trưởng doanh thu.
- Nâng cao năng suất: bằng việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp mà sản lượng khơng thay đổi, hoặc giảm chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp như giảm chi phí đơn vị. Hay việc cơng ty tăng việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả.
- Tăng trưởng doanh thu: bằng cách tạo thêm thu nhập như bán các sản phẩm và dịch vụ bổ sung ngoài sản phẩm đầu tiên mà khách hàng đã mua, hoặc mở rộng thị trường, bán cho khách hàng mới, giới thiệu sản phẩm mới (Kaplan, 2012).
Mặc dù biện pháp nâng cao năng suất thường mang lại kết quả sớm hơn biện pháp tăng trưởng doanh thu. Nhưng một trong những đóng góp chính của bảng đồ chiến lược là làm nổi bật các cơ hội tăng cường hiệu quả tài chính thơng qua việc tăng trưởng doanh thu, chứ khơng chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng tài sản. Ngoài ra, cân bằng hai biện pháp giúp đảm bảo việc giảm chi phí và tài sản không ảnh hưởng đến cơ hội tăng trưởng của công ty (Kaplan và Norton, 2000).
2.2.1.2. Khía cạnh Khách hàng
Trong khía cạnh khách hàng, nhà quản lý xác định phân khúc thị trường và