Các bước triển khai BSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC balanced scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Nguồn: Paul R. Niven (2006) Bước 1: Phát triển các mục tiêu chiến lược: Trên cơ sở tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty, bước này sẽ tiến hành phát triển thành các mục tiêu chiến lược theo 4 khía cạnh của BSC.

Bước 2: Xây dựng bản đồ chiến lược: Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược đã được xây dựng ở bước 1, chúng ta tiến hành kết nối lại theo mơ hình BSC. Bản đồ chiến lược sau khi hồn thành sẽ cho thấy rõ những gì mà tổ chức phải làm tốt trong cả bốn khía cạnh nhằm thực thi chiến lược một cách thành công. Giúp chúng ta xác định những con đường nhân quả đan xen qua bốn khía cạnh có thể dẫn tới việc thực thi chiến lược của mình.

Bước 3: Tạo ra các thước đo hiệu suất: Thước đo là hết sức quan trọng, nếu xác định sai hoặc không xác định được sẽ làm cho ý đồ chiến lược bị hiểu sai và không thể định hướng cho những mục tiêu và chương trình hành động về sau. Bước này sẽ giúp xác định cụ thể thước đo cho từng loại mục tiêu chiến lược. Tài liệu hướng dẫn sử dụng mơ hình BSC của Paul R. Niven (2006) đã liệt kê một cách đầy

Bước 6: Phân tầng BSC xuống các cấp bên dưới Bước 5: Xác định các hành động mục tiêu

Bước 4: Đặt ra các mục tiêu KPI Bước 3: Tạo ra các thước đo hiệu suất Bước 2: Xây dựng các bản đồ chiến lược Bước 1: Xây dựng các mục tiêu chiến lược

đủ hệ thống các thước đo cho các loại mục tiêu chiến lược cụ thể được phân theo 4 khía cạnh theo mơ hình BSC.

Bước 4: Xác lập các mục tiêu, chỉ số đánh giá thành tích then chốt KPI (Key Performace Indicators): đến bước này chúng ta cần đưa ra được các con số cụ thể cho từng mục tiêu và thước đo đã xác định ở các bước trước. Ví dụ: để thực hiện mục tiêu chiến lược là tiết giảm giá thành thì thước đo có thể được lựa chọn sẽ là giảm tỷ lệ % giá thành trên doanh thu so với năm trước và mục tiêu được xác định là 1,5%.

Bước 5: Xác định các hành động ưu tiên: để đạt được các mục tiêu cụ thể đưa ra, chúng ta cần phải thực hiện các hành động, chương trình gì? Bước này giúp chỉ ra những cơng việc cụ thể cần được ưu tiên trong hoạt động chung của công ty để đảm bảo rằng các mục tiêu chiến lược được đưa ra là khả thi. Ngoài ra, trong bước này cũng chỉ rõ việc phân bổ nguồn lực của cơng ty nhằm thể hiện tính ưu tiên trong từng hành động nhằm hướng đến các mục tiêu chiến lược của công ty.

Bước 6: Phân tầng BSC xuống các cấp bên dưới: Sau khi có được bảng BSC cho công ty, chúng ta cần tiến hành phân cấp xuống cho các cấp độ quản lý thấp hơn. Mục đích của bước này là nhằm cụ thể hóa hơn nữa theo từng cấp độ quản trị trong công ty và cuối cùng sẽ trở thành BSC và KPI cho từng cán bộ, nhân viên trong công ty. Việc phân tầng này sẽ thực hiện theo từng khía cạnh. Ví dụ khía cạnh tài chính ở cấp độ công ty có mục tiêu về tăng trưởng doanh thu, khi phân cấp xuống có thể cụ thể hóa ra thành doanh thu nội địa (thuộc bộ phận kinh doanh nội địa), doanh thu xuất khẩu (thuộc bộ phận xuất khẩu). Doanh thu nội địa có thể phân tiếp xuống cho từng khu vực thị trường và cho từng cá nhân hoặc nhóm phụ trách.

2.3. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM)

Mơ hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989) bắt nguồn từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA) cung cấp một lời giải thích mạnh mẽ về hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ của con người.

Davis (1989) chỉ ra rằng, trong mơ hình TAM tính hữu ích và tính dễ sử dụng là niềm tin về sự chắc chắn cơng nghệ có ảnh hưởng đến thái độ của cá nhân đối với thực tế sử dụng công nghệ. Hai yếu tố cơ bản của mơ hình là nhận thức về sự hữu ích và nhận thức về sự dễ sử dụng. Nhận thức về sự hữu ích là "mức độ để

một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện cơng việc của chính họ". Nhận thức về sự dễ sử dụng là "mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà khơng cần sự nỗ lực".

Mơ hình gồm 5 thành phần chính

(1) Thành phần bên ngồi (yếu tố ngoại sinh) có ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích (perceive usefulness-PU) và nhận thức tính dễ sử dụng (perceive ease of use-PEOU).

(2) Nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness- PU): Người sử dụng chắc chắn nhận thấy rằng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ làm tăng hiệu quả/năng suất làm việc của họ đối với một công việc cụ thể. Yếu tố này gồm: Giao tiếp (communication), Chất lượng hệ thống (system quality), Chất lượng thông tin (information quality), Chất lượng dịch vụ (service quality), Sự phù hợp giữa công nghệ và công việc (task-technology fit).

(3) Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Easy of Use- PEOU) là mức độ dễ dàng mà người dùng mong đợi khi sử dụng hệ thống. Việc một người vận dụng BSC để xây dựng điểm cân bằng hoặc hoạch định chiến lược hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động một cách dễ dàng tùy thuộc rất nhiều vào cách thiết lập các chỉ số của BSC, cách hình tượng hóa các chỉ số dễ hiểu, khoa học và logic...

(4) Thái độ hướng đến việc sử dụng là thái độ hướng đến việc sử dụng một hệ thống được tạo lập bởi sự tin tưởng về sự hữu ích và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, nó cịn là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu”, Davis (1989) thừa nhận rằng yếu tố nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng là nền tảng quyết định sự chấp nhận của người dùng đối với hệ thống.

(5) Dự định sử dụng là dự định của người dùng khi sử dụng hệ thống. Dự định sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng thực sự. Davis (1989) cho rằng, nhận thức sự hữu ích là yếu tố quyết định việc con người sử dụng công nghệ và nhận thức tính dễ sử dụng là yếu tố quyết định đặc thù thứ hai dẫn đến việc con người sử dụng công nghệ (Davis, 1989).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC balanced scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)