.Tiêu chuẩn xác định tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC balanced scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 33)

Hiện nay có rất nhiều tiêu chí để phân loại DNNVV. Mỗi một nước, mỗi một nền kinh tế lại có các tiêu chí phân loại khác nhau. Trong đó, hai tiêu chí được sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nước là quy mô vốn và lao động. Các nước có trình độ phát triển càng cao thì quy định về chỉ tiêu quy mô vốn và lao động càng cao so với các nước có trình độ phát triển thấp hơn (John Rand và cộng sự, 2016).

Việc xác định quy mơ doanh nghiệp nhằm mục đích lựa chọn các hình thức, chế độ kế tốn phù hợp. DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu xếp loại DNVVV Quy mô Quy mô

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và

xây dựng

III. Thương mại và dịch vụ 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Mục đích phân loại DNNVV giúp vừa triển khai các chủ trương, chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp. Mặt khác để tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.

Dựa trên các phân tích trên, tác giả nhận thấy việc xác định DNNVV chủ yếu căn cứ vào tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.

Nhóm các tiêu chí định tính dựa vào các đặc trưng cơ bản của các DNNVV như: mức độ ít phức tạp của cơng tác quản lý doanh nghiệp, trình độ chun mơn hóa thấp... Nhóm tiêu chí này thường khó xác định, ít được áp dụng trong thực tế phân định quy mơ doanh nghiệp.

Nhóm các tiêu chí định lượng dựa vào các chỉ số như: số lao động bình quân, tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi quốc gia lại có cách đánh giá khác nhau về các chỉ số này.

Theo Điều 4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Luật hỗ trợ DNNVV Luật số 04/2017/QH14:

“(1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: a) Tổng

nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng

(2) Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ”.

2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), các DNNVV có các đặc điểm cơ bản sau:

Đa dạng về loại hình sở hữu: DNNVV tồn tại và phát triển ở nhiều loại hình khác nhau như: cơng ty TNHH, công ty CP doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã.

Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính: DNNVV chủ yếu dựa vào lao động thủ cơng, có sản lượng sản phẩm, dịch vụ hạn chế, phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đa số các DNNVV có nguồn tài chính hạn chế: Vốn kinh doanh của các DNNVV chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp (John Rand và cộng sự, 2016).

Tuy nhiên, DNNVV có tính năng động và linh hoạt cao: Với mức đầu tư ban đầu thấp, tận dụng các nguồn lực tại chỗ, sử dụng ít lao động, các DNNVV có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, loại hình doanh nghiệp, mặt bằng kinh doanh, và thậm chí dễ dàng giải thể doanh nghiệp.

Trình độ quản lý chưa cao: Bộ máy quản lý thường gọn nhẹ, trình độ tổ chức quản lý chưa cao, chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân chủ doanh nghiệp, các quyết định trong quản lý cũng được thực hiện nhanh chóng.

Lao động có trình độ thấp và sử dụng cơng nghệ cũ dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao. Cũng như các DNNVV trên thế giới, với quy mô nhỏ, DNNVV Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự như ở các quốc gia khác.

Tính chuyên biệt của các DNNVV:

- Sự hạn chế trong khả năng quản lý: Việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Phần lớn chủ doanh nghiệp

vừa là quản lý vừa là người trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất.

- Quy mơ nhỏ cả về vốn lẫn lao động: Bên cạnh đặc điểm bộ máy quản lý gọn nhẹ, dễ phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường, DNNVV gặp nhiều khó khăn khi muốn gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trình độ tay nghề của người lao động thấp: Do hạn chế về nguồn tài chính, chế độ chính sách tiền lương và tiền thưởng khơng cao, đặc biệt là do tính khơng ổn định của DNNVV, nhiều doanh nghiệp manh mún, hoạt động phân tán, thường sản xuất theo thời vụ nên không thu hút người lao động có kỹ năng và tay nghề.

- Công nghệ lạc hậu: Đây là đặc trưng điển hình ở các DNNVV. Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm cao, hạn chế cạnh tranh trong và ngồi nước. Trình độ cơng nghệ thể hiện sức mạnh của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài: với nhiều lý do như các doanh nghiệp này mới hình thành, chưa có nhiều khách hàng truyền thống, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing khơng có hoặc chưa có. Ngồi ra, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường gói gọn trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra thị trường mới là rất khó khăn.

- DNNVV khó tiếp cận tín dụng ngân hàng vì thiếu tài sản đảm bảo, chưa có uy tín trên thị trường, sổ sách chứng từ kế tốn khơng rõ ràng, minh bạch, do đó phần lớn họ sử dụng nguồn vốn vay từ bạn bè, người thân.

2.2. Cơ sở lý luận về Bảng điểm cân bằng: 2.2.1. Khái niệm về Bảng điểm cân bằng: 2.2.1. Khái niệm về Bảng điểm cân bằng:

Kaplan & Norton, (1996) cho rằng, BSC là một hệ thống nhằm chuyển hóa tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức thông qua bốn phương diện: tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển giúp kết nối giao tiếp giữa các nhân viên, bộ phận trong công ty, nâng cao năng lực của tổ chức. Bốn phương diện trên giúp BSC tạo thành một khuôn khổ và được sắp xếp theo nguyên lý quan hệ nhân quả (Kaplan & Norton,

1996). Kế thừa trên quan điểm trên, (Kaplan và các cộng sự, 1999) cũng cho rằng, BSC là một tập hợp các thước đo tài chính và phi tài chính được chọn lọc theo những mục tiêu xuất phát từ chiến lược của một tổ chức, nhằm đo lường, đánh giá thành quả hoạt động và quản lý chiến lược của tổ chức một cách toàn diện trên bốn phương diện: phương diện Tài chính, phương diện Khách hàng, phương diện Quy trình nội bộ, phương diện Học hỏi và phát triển (Hình 2.1). Bên cạnh đó, hai tác giả cũng chỉ ra rằng BSC có vai trị quan trọng trong việc quản lý, triển khai chiến lược và đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức. BSC không chỉ là một hệ thống đo lường, là hệ thống quản lý, triển khai chiến lược mà cịn là cơng cụ trao đổi thông tin trong đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC balanced scorecard) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)