Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự cam kết với cơ quan của công chức và người hoạt động không chuyên trách khối phường trên địa bàn quận 3 (Trang 81 - 84)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7.3 Đánh giá chung

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ cam kết của CC, người HĐKCT ở các phường đang ở mức trung bình là 3.01. Nếu xét riêng từng yếu tố có thể thấy CC, người lao động không chuyên trách tương đối hài lòng với yếu tố Chính sách phúc lợi, Mối quan hệ với đồng nghiệp. Trong khi đó nhóm yếu tố mà CC cảm thấy ít hài lịng nhất cũng có thể là ngun nhân của mức cam kết thấp với cơ quan đơn vị là yếu tố thu nhập, yếu tố sự hỗ trợ và giám sát của cấp trên, yếu tố đào tạo phát triển và yếu tố khen thưởng và ghi nhận.

Bảng 4.29: Tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến SCK của CC, ngƣời HĐKCT STT Khía cạnh Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình 1 Thu nhập 1 5 2.515 2 Chính sách phúc lợi 1 5 3.8

3 Mối quan hệ với đồng nghiệp 1 5 3.57 4 Sự hỗ trợ và giám sát

của cấp trên 1 5 3.16 5 Bản chất công việc 1 5 3.484

6 Đào tạo và phát triển

nghề nghiệp 1 5 3.265 7 Khen thưởng và ghi

nhận 1 5 3.085

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đối với yếu tố Thu nhập, CC và người HĐKCT cảm thấy mức thu nhập chưa đánh giá đúng công sức và thành quả cơng việc, chính sách tiền lương chưa cơng bằng với tất cả các vị trí việc làm. Đây là yếu tố có mức điểm thấp nhất trong kết quả khảo sát.

Đối với yếu tố Chính sách phúc lợi, CC và người HĐKCT cảm thấy những khoản phúc lợi mà họ nhận được từ cơ quan là đa dạng, quan tâm đến nhân viên. Đây là yếu tố có mức điểm trung bình cao nhất trong kết quả khảo sát.

Đối với yếu tố Mối quan hệ với đồng nghiệp có mức điểm trung bình cao thứ hai. Với mơi trường thoải mái, gần gũi, người lao động cảm thấy được sự thân thiện, hỗ trợ từ các đồng nghiệp giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Đối với yếu tố tố Sự hỗ trợ và giám sát từ cấp trên có mức điểm trên trung bình. Nhân viên cho rằng lãnh đạo có năng lực. Cấp trên ln có những hỗ trợ cần thiết trong công việc đối với nhân viên. Tuy nhiên, lãnh đạo cần có

những đánh giá chính xác, công bằng với nhân viên và khuyến khích nhân viên suy nghĩ, tìm tịi các giải pháp mới trong công việc.

Đối với yếu tố Bản chất công việc, CC cho rằng công việc chư phù hợp với năng lực chuyên môn của họ, sự tự chủ trong cơng việc cịn hạn chế.

Đối với yếu tố Đào tạo và phát triển nghề nghiệp, CC đánh giá tốt việc được cơ quan tạo điều kiện cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhưng đánh giá kém việc đề bạt, bổ nhiệm vì cho rằng chưa có sự cơng bằng.

Đối với yếu tố Khen thưởng và ghi nhận, hệ thống khen thưởng và ghi nhận để cơng nhận những đóng góp của cá nhân với công việc, với tổ chức chưa được thực hiện tốt và việc khen thưởng chưa sát với kết quả công việc.

TĨM TẮT CHƢƠNG 4

Chương 4 tập trung trình bày kết quả nghiên cứu. Thơng qua khảo sát đối với 218 CC, người HĐKCT đang công tác tại các UBND phường trên địa bàn Quận 3. Qua phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố tác động đến SCK với lần lượt theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần như sau: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp” (PT), yếu tố “Chính sách phúc lợi” (PL), yếu tố “Mối quan hệ với đồng nghiệp” (DN), yếu tố “Bản chất công việc” (CV), yếu tố “Sự hỗ trợ và giám sát của cấp trên” (HT), yếu tố “Thu nhập” (TN) . Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện những yếu tố có mức hài lịng thấp để từ đó nâng cao SCK của CC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự cam kết với cơ quan của công chức và người hoạt động không chuyên trách khối phường trên địa bàn quận 3 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)