Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Sau khi tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả xác định được vấn đề nghiên cứu, khe hổng nghiên cứu và từ cơ sở lý thuyết, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng công cụ thảo luận, tiến hành trao đổi với những người triển khai ERP, người làm kế toán để điều chỉnh thang đo cho phù hợp về câu chữ, cách diễn đạt cho rõ nghĩa. Sau đó, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức định lượng thơng qua việc gửi bảng câu hỏi chi tiết và dữ liệu được xử lý bởi phần mềm SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của thang đo

Vấn đề nghiên cứu/Cơ sở lý thuyết

Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức định lượng (150 mẫu)

Kết quả nghiên cứu

Bàn luận kết quả và đưa ra hàm ý nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Thống kê mô tả, Cronbach’s Alpha, EFA, Tương quan,

Pearson, phân tích hồi quy. Sau đó, tác giả sẽ bàn luận về kết quả và đưa ra hàm ý nghiên cứu.

3.2 Thang đo

3.2.1 Thang đo cho các biến nghiên cứu

Đo lường đóng vai trị then chốt trong nghiên cứu khoa học thực tiễn. Để đo lường một khái niệm nghiên cứu phải sử dụng thang đo, đó là tập hợp các biến quan sát có những thuộc tính quy định để cùng đo lường một khái niệm nào đó.

Trong khoa học hành vi nói chung và kinh doanh nói riêng, có 03 cách để có thang đo. Thứ nhất là sử dụng các thang đo đã có do các nhà nghiên cứu xây dựng. Thứ hai là sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Thứ ba là xây dựng thang đo mới (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Trong bài nghiên cứu của tác giả, tác giả chọn cách thứ nhất. Đó là sử dụng các thang đo đã có do các nhà nghiên cứu xây dựng. Tác giả sử dụng thang đo quãng 7 mức độ, trong đó: (1) Hồn tồn khơng đồng ý; (2) Rất không đồng ý; (3) Không đồng ý; (4) Trung lập; (5) Đồng ý; (6) Rất đồng ý; (7) Hoàn toàn đồng ý.

3.2.2 Thang đo “Chất lượng hệ thống”

Như đã trình bày ở chương 2, chất lượng hệ thống là nhận thức của cá nhân về tính dễ sử dụng, khả năng đáp ứng và tính ổn định của ERP (McKinney et al., 2002; Bailey and Pearson, 1983; DeLone and McLean, 1992).

Chất lượng hệ thống trong một ERP đo lường chức năng của hệ thống về độ tin cậy của hệ thống, thời gian đáp ứng, tính linh hoạt, tích hợp và khả năng truy cập là những giá trị chất lượng được người sử dụng đánh giá cao (Lin, 2010; Nelson et al., 2005; Delone and McLean, 2003).

Chất lượng hệ thống được đo lường bằng việc dễ điều hướng, dễ dàng tìm kiếm thơng tin, cấu trúc tốt, dễ sử dụng, chức năng phù hợp, khả năng truy cập (Costa et al., 2016; Urbach et al., 2010).

Đề tài tập trung đo lường ở thị trường Việt Nam, ERP mới được hình thành nên chỉ dừng lại ở các đặc tính cơ bản dễ thấy nhất dưới góc độ quan sát của người sử dụng cuối. Vì vậy, tác giả kế thừa thang đo của Costa (2016). Costa (2016) đã điều chỉnh thang đo này từ thang đo của Urbach (2010) cho phù hợp với môi trường ERP, tác giả sẽ đo lường biến “Chất lượng hệ thống” gồm 06 biến quan sát với 7 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Rất không đồng ý; (3) Không đồng ý; (4) Trung lập; (5) Đồng ý; (6) Rất đồng ý; (7) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo dùng để đo lường được chi tiết như sau:

Bảng 3.1: Thang đo “Chất lượng hệ thống” Biến độc

lập Ký hiệu Biến quan sát

Nguồn tham khảo CHẤT LƯƠNG HỆ THỐNG

SYSQ1 ERP thì dễ điều hướng.

(Costa et al., 2016; Urbach

et al., 2010)

SYSQ2 ERP cho phép tơi dễ dàng tìm kiếm thơng tin.

SYSQ3 ERP có cấu trúc tốt.

SYSQ4 ERP thì rất dễ sử dụng.

SYSQ5 ERP cung cấp chức năng phù hợp.

SYSQ6 ERP giúp tôi truy cập thông tin một cách dễ dàng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 46)