Chọn mẫu và xác định kích thước mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 Nghiên cứu chính thức định lượng

3.4.4 Chọn mẫu và xác định kích thước mẫu

Chọn mẫu: Có hai phương pháp chọn mẫu đó là phương pháp xác suất (cịn

gọi là ngẫu nhiên) và phương pháp phi xác suất. Chọn mẫu theo phương pháp xác suất đại diện cho đám đông nên kết quả nghiên cứu có tính tổng qt hóa hơn. Nếu mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất thì khơng đại diện cho đám đông nhưng vẫn thường xuyên sử dụng trong nghiên cứu định lượng, kết quả vẫn có giá trị trong nghiên cứu, đặc biệt là trong nghiên cứu kiểm định lý thuyết khoa học (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Mặc khác, việc có được khung mẫu là vấn đề rất khó khăn vì trong điều kiện hiện nay dữ liệu thứ cấp còn chưa đầy đủ và thiếu độ tin cậy. Để xác định khung mẫu thì nhà nghiên cứu phải phỏng vấn tồn bộ đám đông, việc này tốn kém thời gian và chi phí. Vì vậy, các nhà nghiên cứu hàn lâm thường sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất và hy sinh tính đại diện của mẫu trong kiểm định lý thuyết khoa học (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Vì các lý do nêu trên, tác giả quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Phương pháp này bao gồm: (1) Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, (2) phán đoán, (3) phát triển mầm và (4) theo định mức. Tác giả sử dụng chọn mẫu thuận tiện. Tức là, tác giả sẽ chọn phần tử mẫu nào mà có thể tiếp cận được.

Xác định kích thước mẫu: Theo kinh nghiệm của khoa học nghiên cứu thì

mẫu quan sát là đại diện một tổng thể, nên khối lượng mẫu càng lớn thì mức độ đại diện càng cao. Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy, ...) độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu cần thiết thơng qua cơng thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong nghiên cứu của tác giả có dùng hai phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Hai phương pháp này phải đảm bảo điều kiện như sau:

+ Phân tích hồi quy: cỡ mẫu tối thiểu (n: số lượng mẫu quan sát) được tính theo cơng thức: n >= 50+8 *m1 (m1 là số biến độc lập) (Tabachnick and Fidell, 1996; Green, 1991). Với mơ hình của tác giả gồm 5 biến độc lập, cỡ mẫu tối thiểu thấp nhất là 50+8*5=90

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: thì kích thước mẫu tối thiểu phải bằng: n=5* m2 (m2 là số lượng câu hỏi khảo sát). Theo nghiên cứu của Hair (1998) kích thước mẫu gấp 5 lần tổng biến quan sát (Hair et al., 1998). Tác giả có 22 biến quan sát, cỡ mẫu yêu cầu để phân tích EFA là 22*5=110.

Để đạt được cỡ mẫu như vậy, tác giả dự kiến phát đi 250 bảng câu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 57)