Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 120)

Giả thuyết Kết quả

Giả thuyết 1

“Chất lượng hệ thống” có mối tương quan cùng chiều đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP.

Giả thuyết 2

“Chất lượng thơng tin” có mối tương quan cùng chiều đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng ERP.

Chấp nhận

Giả thuyết 3

“Chất lượng dịch vụ” có mối tương quan cùng chiều đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP.

Chấp nhận

Giả thuyết 4

“Cảm nhận tính hữu ích” có mối tương quan cùng chiều đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP.

Chấp nhận

Giả thuyết 5

“Đào tạo” có mối tương quan cùng chiều đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP.

Chấp nhận

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.2 Bàn luận

Từ kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng: “Chất lượng hệ thống”, “Chất lượng thơng tin”, “Chất lượng dịch vụ”, “Cảm nhận tính hữu ích”, “Đào tạo” thực sự tác động đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. Tất cả các giả thuyết được trình bày đều được ủng hộ.

- Giả thuyết “Cảm nhận tính hữu ích” có mối tương quan cùng chiều đến “Sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP” được ủng hộ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước: (Fong and Ho, 2014; Park et al., 2012, Lin, 2010; Calisir and Calisir, 2004). Trong nghiên cứu này, cảm nhận tính hữu ích có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. Nghiên cứu đã chứng minh cảm nhận tính hữu ích là yếu tố quan trọng để đánh giá sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. Một khi DN đã triển khai sử dụng một hệ thống nào đó nếu người sử dụng cảm nhận được tính hữu ích của nó thì sẽ làm tăng sự hài lòng của người sử dụng. Điều này chứng tỏ

việc ra quyết định trong việc sử dụng đã thành cơng đáp ứng được sự hài lịng của người sử dụng.

- Giả thuyết “Chất lượng thơng tin” có mối tương quan cùng chiều đến “Sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP” được xác nhận là đúng. Các nghiên cứu trước cũng đã đưa ra kết luận đúng như vậy: (Isaac et al., 2018; Cho et al., 2015; Makokha and Ochieng, 2014; Tandi Lwoga, 2013; Chien and Tsaur, 2007; Wu and Wang, 2006; Fan and Fang, 2006; Delone and McLean, 2003). Kết quả của nghiên cứu này không phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Cheng (2008). Kết quả nghiên cứu này cho thấy chất lượng thông tin ảnh hưởng mạnh thứ hai đến sự đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng ERP. Điều này cũng cho thấy rằng chất lượng thơng tin cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Đối với nhà quản trị DN thì chất lượng thơng tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ, kịp thời để làm cơ sở đưa ra những quyết định hoạt động kinh doanh cho DN. Do đó, để nâng cao sự hài lịng của người sử dụng thì chất lượng thơng tin đầu ra phải được đảm bảo toàn diện.

- Giả thuyết “Chất lượng hệ thống” có mối tương quan cùng chiều đến “Sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP” được ủng hộ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước: (Isaac et al., 2018; Costa et al., 2016; Cho, 2015; Wang and Lai, 2014; Tsai et al., 2012; Lin, 2010; Chien and Tsaur, 2007; Delone and McLean, 2003). Kết quả của nghiên cứu này lại không phù hợp với các nghiên cứu: (Chi, 2013; Khayun and Ractham, 2011; Sun et al., 2008). Kết quả nghiên cứu này cho thấy chất lượng hệ thống ảnh hưởng mạnh thứ ba đến sự đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. Kết quả này khẳng định một lần nữa mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống trong mơ hình HTTT thành công của DeLone và McLean (2003). Điều này cũng cho thấy rằng khi các DN có ý định triển khai và sử dụng ERP thì cần phải quan tâm việc nâng cao chất lượng hệ thống. Một khi chất lượng hệ thống tốt thì mới có thể tạo ra chất lượng thơng tin tồn diện để đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của người sử dụng.

- Giả thuyết “Chất lượng dịch vụ” có mối tương quan cùng chiều đến “Sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP” được ủng hộ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước: (Cho et al., 2015; Wang and Lai, 2014; Makokha and Ochieng, 2014; Nikhashemi et al., 2013; Tsai et al., 2012; Khayun and Ractham, 2011; Cheng et al., 2008; Chien and Tsaur, 2007; Delone and McLean, 2003). Kết quả của nghiên cứu này không phù hợp với các kết quả của các nghiên cứu: (Tandi Lwoga, 2013; Wang and Liao, 2008). Kết quả nghiên cứu này cho thấy chất lượng dịch vụ ảnh hưởng mạnh thứ tư đến sự đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. Ngày nay, bên cạnh sự phát triển của HTTT thì dịch vụ để phát triển hệ thống cũng rất là quan trọng. Các nhà cung ứng phần mềm, các nhà tư vấn thiết kế hệ thống cần chú trọng vào việc thiết kế các tính năng, giao diện, lợi ích cho người sử dụng và đồng thời cũng cần đảm bảo việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tốt nhằm giải đáp mọi thắc mắc đáp ứng nhu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng.

- Giả thuyết “Đào tạo” có mối tương quan cùng chiều đến “Sự hài lịng của người kế toán trong việc sử dụng ERP” được ủng hộ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước: (Almajali et al., 2016; Dezdar and Ainin, 2011; Bradford and Florin, 2003). Kết quả của nghiên cứu này không phù hợp với các kết quả của các nghiên cứu: (Al-Jabri, 2015; Larsen, 2009). Từ kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng điều này hồn tồn đúng vì ERP là một hệ thống phức tạp với nhiều chức năng khác nhau. Do đó, người sử dụng ERP phải được đào tạo trước khi hệ thống bắt đầu vào hoạt động để nhân viên có thể làm quen với các quy trình hoạt động, cách thức vận hành để từ đó sử dụng một cách hiệu quả hơn. Nghiên cứu này cho thấy các nhân tố đều có mối tương quan cùng chiều đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. Các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa về mặt thống kê và đều có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, độ tin cậy của thang đo được đảm bảo sau khi loại biến SYSQ4 và các biến đạt độ tin cậy được đưa vào để đánh giá giá trị của thang đo (EFA). Sau đó, kiểm định tương quan Pearson và phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy 5 giả thuyết đều được chấp nhận.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 5.1 Kết luận

Nghiên cứu này đã giải thích ảnh hưởng của các nhân tố như: “Chất lượng hệ thống”, “Chất lượng thông tin”, “Chất lượng dịch vụ”, “Cảm nhận tính hữu ích” và “Đào tạo” đến “Sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP”. Đề tài đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được câu hỏi nghiên cứu đã được đề ra, đó là:

- Chất lượng hệ thống, chất lượng thơng tin, chất lượng dịch vụ, cảm nhận tính hữu ích, đào tạo có tác động trực tiếp, thuận chiều đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng ERP trong các DN tại TP.HCM. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lần lượt theo thứ tự sau: cảm nhận tính hữu ích, chất lượng thơng tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ, đào tạo.

Với kết quả nghiên cứu này cũng góp phần củng cố thêm kết luận cho những nghiên cứu trước và cũng cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa “Chất lượng hệ thống”, “Chất lượng thông tin”, “Chất lượng dịch vụ”, “Cảm nhận tính hữu ích” và “Đào tạo” đối với sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP.

5.2 Hàm ý nghiên cứu 5.2.1 Hàm ý lý thuyết

Nghiên cứu này đã cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ của các nhân tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, cảm nhận tính hữu ích, đào tạo tác động đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP trong các DN tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp tục bổ sung vào nghiên cứu mới của họ.

5.2.2 Hàm ý thực tiễn

Từ kết quả được rút ra từ nghiên cứu này, một số hàm ý về mặt thực tiễn cho DN, nhà cung cấp ERP, DN triển khai ERP như sau:

Hàm ý liên quan đến giải pháp nâng cao cảm nhận tính hữu ích: Từ kết quả

nghiên cứu, cảm nhận tính hữu ích là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng ERP. Để cải thiện cảm nhận về nhân tố cảm nhận tính hữu ích thì DN cần thực hiện việc tuyên truyền đến người sử dụng về lợi ích của ERP nhấn mạnh vào các thuộc tính nâng cao hiệu quả ra quyết định, nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao năng suất làm việc, ....

Hàm ý liên quan đến giải pháp nâng cao chất lượng thông tin: Từ kết quả

nghiên cứu chất lượng thông tin ảnh hưởng mạnh thứ hai đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. Chất lượng thơng tin được đo lường qua các tính chất như cập nhật liên tục, chính xác, tồn diện, được định dạng tốt. Do đó, để nâng cao cảm nhận về chất lượng thơng tin cần thực hiện một số giải pháp nhằm vào các tính chất trên như sau:

+ Đối với nhà quản trị DN: thơng tin có chất lượng phải hướng đến việc đáp ứng tốt yêu cầu thông tin của người sử dụng. Các DN cần phân tích các quy trình hoạt động của DN, các yêu cầu quản lý nhằm đưa ra những yêu cầu thiết kế ERP phù hợp với thực tế tại DN. Theo đó, mỗi bộ phận đều phải nhận diện rõ chức năng của bộ phận mình, những thơng tin nào cần thiết cho bộ phận mình , định dạng của thơng tin đầu ra, đối tượng cung cấp thông tin đầu ra, xác định rõ các nội dung thông tin,.... Tổ chức bộ máy kế toán trong DN một cách khoa học sẽ giúp ERP đáp ứng được yêu cầu quản lý trong việc ghi nhận, xử lý, cung cấp thơng tin và đảm bảo an tồn. DN cần lựa chọn hình thức tổ chức HTTT kế tốn hợp lý, .... Điều này sẽ giúp cho các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận một cách chính xác và đầy đủ, kịp thời làm cở sở lập báo cáo từ đó DN làm có thể đưa ra những quyết định kinh doanh.

+ Đối với nhà cung cấp và triển khai ERP cần hiểu rõ từng phần hành, từng bộ phận, ... của DN để tư vấn cho DN lựa chọn phần mềm nào tối ưu nhất, để đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng giúp tăng năng suất công việc hơn, dễ sử dụng hơn, ... cũng như có những hỗ trợ phù hợp. Phần mềm ERP phải đảm bảo

được tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp với DN hoạt động và yêu cầu quản lý của DN.

Hàm ý liên quan đến giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống: Từ kết quả

nghiên cứu, chất lượng hệ thống là nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ ba đến sử hài lịng của người kế tốn trọng việc sử dụng ERP. Chất lượng hệ thống ERP thể hiện qua việc dễ dàng định hướng xử lý cơng việc, tìm kiếm thơng tin, cấu trúc tốt, cung cấp chức năng phù hợp, truy cập thông tin một cách dễ dàng. Chính vì vậy, để cải thiện cảm nhận về nhân tố này cần thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường các tính chất này của ERP. DN cần đảm bảo xây dựng ERP theo tiêu chí và các khía cạnh đánh giá một cách hợp lý, phản ánh đúng tình hình của HTTT kế tốn hiện tại. Ngồi ra, DN cần tổ chức tốt cơng tác bảo trì, sửa chữa hệ thống định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả.

Hàm ý liên quan đến giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ: Từ kết quả

nghiên cứu, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng mạnh thứ tư đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. Chất lượng dịch vụ trong nghiên cứu này liên quan đến sự hỗ trợ của người sử dụng từ các bộ phận công nghệ thông tin và các DN cung ứng ERP, các DN triển khai ERP. Do đó, một số gợi ý cải thiện nhân tố này như sau:

+ Đối với nhà quản trị DN: tuyển dụng những nhân viên cơng nghệ thơng tin có trình độ chun mơn cao và thường xun tổ chức các chương trình tập huấn về chun mơn cho họ. DN có nhân viên cơng nghệ thông tin giỏi sẽ tạo được sự tin tưởng của người sử dụng vào chất lượng hỗ trợ cho sự hoạt động ổn định của ERP. Vì vậy, DN cần có chính sách thu hút nhân viên và thực hiện nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên.

+ Đối với DN cung ứng phần mềm, triển khai ERP: cần thiết lập một đội ngũ tư vấn có chun mơn giỏi, có kiến thức, kỹ năng để giải đáp mọi thắc mắc và trả lời chính xác các vấn đề đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Điều này làm cho người sử dụng tin tưởng vào năng lực thực sự của nhà cung cấp phần mềm.

Hàm ý liên quan đến giải pháp nâng cao đào tạo: Từ kết quả nghiên cứu,

đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP. ERP là hệ thống phức tạp, DN cần quan tâm đến công tác đào tạo vì chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay. Đào tạo cũng là yếu tố để động viên, khích lệ tinh thần ham học hỏi và làm việc hiệu quả của nhân viên. Đào tạo nhân viên tốt để họ có thể sử dụng thành cơng ERP.

5.2.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong suốt quá trình làm luận văn này, tác giả đã nỗ lực, cố gắng hết sức trong khoảng thời gian ngắn cùng với khả năng có giới hạn, tác giả nhận thấy rằng luận văn của mình cịn có những hạn chế và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo như sau: - Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất và thu được một cỡ mẫu

tương đối nhỏ nên tính đại diện chưa cao. Nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện với cỡ mẫu lớn hơn.

- Mẫu khảo sát của nghiên cứu này có tỷ lệ kế tốn trưởng q thấp, nghiên cứu tiếp theo sẽ có ý nghĩa hơn nếu tăng tỷ lệ người kế toán trưởng tham gia vào việc sử dụng ERP để phản ánh được một cách khái quát hơn mức độ hài lòng trong việc sử dụng ERP trong việc lập báo cáo hoặc phân tích để đưa ra các quyết định tốt hơn.

- Nghiên cứu này chỉ mới thực hiện tại TP.HCM, nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu ra các tỉnh thành lân cận phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, ...

- Nghiên cứu này cũng chỉ mới kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố cảm nhận tính hữu ích, chất lượng thơng tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ, đào tạo đến sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng ERP trong các DN. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể kiểm định lại mơ hình này trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Nghiên cứu này chỉ mới tập trung vào năm nhân tố trong khi đó cịn nhiều nhân tố chưa được xét đến. Vì vậy, nghiên cứu trong tương lai có thể tìm và bổ sung thêm những nhân tố mới như: hỗ trợ quản lý, văn hóa tổ chức, ảnh hưởng xã hội … sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự hài lịng của người kế tốn trong việc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người kế toán trong việc sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 120)